Đừng lựa chọn vận tải đường biển nếu bạn chưa biết hết những điều này

Vận tải đường biển từ lâu đã trở thành dịch vụ vận chuyển hàng hóa được nhiều người biết đến. Thế nhưng, do chưa thực sự hiểu hết về loại hình vận tải này nên mọi người thường xuyên gặp phải vô số tình huống “cười ra nước mắt”. Đơn hàng chẳng những về chậm, vướng mắc thủ tục hải quan mà đôi khi còn bị thiếu hàng, thất lạc hàng,… Vì vậy, nếu bạn đang có ý định lựa chọn vận chuyển đường biển thì nhất định nên “nằm lòng” những thông tin dưới đây để hạn chế tối đa rủi ro có thể gặp phải.

Vận tải đường biển là gì?

Vận tải đường biển được biết đến là một trong những loại hình vận tải phổ biến tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Khác với các loại hình vận chuyển khác, vận tải đường biển là hoạt động vận chuyển có sử dụng đến cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông đường biển và các loại phương tiện phục vụ cho mục đích vận tải.

Cụ thể, loại hình này sẽ sử dụng các khu đất, khu nước nằm trên tuyến đường biển nối liền các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các khu vực trong phạm vi một nước. Đồng thời, vận chuyển đường biển còn sử dụng các loại phương tiện như tàu biển, thiết bị xếp dỡ,… để phục vụ cho hoạt động di chuyển hàng hóa từ nơi này qua nơi khác.

Vận tải đường biển

Khái niệm về phương thức vận tải hàng hóa qua đường biển

Kể từ khi ra đời và đi vào hoạt động cho đến nay, vận tải đường biển đã hỗ trợ rất nhiều trong việc vận chuyển hàng hóa cho các ngành nghề khác. Không những vậy, loại hình này còn giải quyết nhu cầu vận chuyển cho một số loại hàng hóa đặc thù và góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại của các quốc gia phát triển.

Đặc điểm của vận tải đường biển

Về cơ bản, ngành vận tải đường biển có đặc điểm chính là phương thức vận chuyển, khối lượng vận chuyển và các loại hàng được vận chuyển.

Theo đó, 3 đặc điểm đó được thể hiện chi tiết như sau:

Phương thức vận chuyển hàng hóa

Thông thường, vận tải hàng hóa qua đường biển được chia làm 3 phương thức vận tải chính gồm: Vận chuyển bằng container; Vận chuyển bằng sà lan; Vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng giữ đông lạnh.

Mỗi phương thức vận chuyển lại phù hợp với một số mặt hàng nhất định và có khối lượng, kích thước cũng như trọng lượng hàng chuyên chở khác biệt. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động vận chuyển diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng với chi phí tối ưu nhất thì phần lớn các đơn vị vận chuyển sẽ kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận tải với nhau.

Vận tải hàng hóa qua đường biển thường được kết hợp với các loại hình vận chuyển khác như: Vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường hàng không hoặc kết hợp tất cả các loại hình với nhau.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển qua đường biển

Khối lượng hàng hóa chuyên chở có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đóng gói, phương thức vận chuyển lựa chọn và giá cước vận chuyển. Bởi vậy, khi gửi hàng qua đường biển, bạn cần chú ý xác định được trọng lượng hoặc thể tích của hàng hóa vận chuyển. Nếu giá trị nào cao hơn thì cước vận chuyển sẽ được tính theo giá trị đó.

Loại hàng vận chuyển qua đường biển

So với nhiều loại hình vận tải khác, vận chuyển hàng hóa qua đường biển “không kén hàng”. Do đó, bạn có thể gửi giao nhận tất cả các mặt hàng với nhiều đặc tính và chủng loại khác nhau.

Cụ thể, bạn có thể gửi hàng thông thường, hàng dễ vỡ, hàng hóa có mùi hay hàng hóa có đặc tính lý hóa đặc biệt. Bạn có thể vận chuyển hàng theo container hoặc chuyển hàng bằng sà lan,… dễ dàng. Vậy nên, nếu có nhu cầu gửi hàng số lượng lớn qua đường biển, bạn có thể giao nhận hàng hóa thông qua các đơn vị vận tải uy tín.

Đặc điểm của hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường biển

Ưu điểm và nhược điểm của phưng vận chuyển qua đường biển

Vận chuyển đường biển cũng giống như các loại hình vận chuyển khác đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cụ thể có thể kể đến như:

Ưu điểm

  1. Chở được tất cả các loại hàng hóa: Không giống với các loại hình vận chuyển khác, vận tải đường biển có thể chuyên chở tất cả các loại hàng hóa mà không “kén hàng”.
  2. Tiết kiệm chi phí đầu tư: Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí đầu tư. Bởi vì, quãng đường vận chuyển của đường biển đều hoàn toàn tự nhiên nên không tốn kém các loại chi phí như phí xây dựng, bảo dưỡng, tu sửa,…
  3. Vận chuyển khối lượng lớn: Xét về năng lực vận chuyển thì vận tải biển luôn nằm trong top đầu. Với những con tàu lớn, vận tải qua đường biển có thể thực hiện hoạt động chuyên chở lên hàng nghìn tấn hàng đáp ứng được nhu cầu vận chuyển lớn cho khách hàng.
  4. Chở được đa dạng chủng loại: Với những đơn vị muốn vận chuyển hàng hóa lớn, đa dạng chủng loại thì đường biển chính là một trong những lựa chọn khá phù hợp.
  5. Cho phép vận chuyển các container chuyên dụng cao.
  6. Cước phí vận chuyển rẻ hơn so với các loại hình vận chuyển khác.

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm kể trên thì vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng có những nhược điểm nhất định. Một số nhược điểm có thể kể đến như:

  1. Tốn thời gian: So với các hình thức vận chuyển khác thì vận tải đường biển có thời gian toàn trình khá lâu. Với những lô hàng vận chuyển sang các quốc gia khác có thể kéo dài cả tháng hoặc lâu hơn thế.
  2. Dễ mất, hỏng sản phẩm: Trong quá trình vận chuyển nếu gặp sự cố sẽ chịu tổn thất rất nhiều vì bốn bề đều là nước. Dễ gặp phải nhiều yếu tố khách quan tác động đến hoạt động vận chuyển như mưa gió, bão biển, sóng thần,…
  3. Không phù hợp với những sản phẩm cần giao nhanh: Vì thời gian vận chuyển khá chậm nên loại hình này không phù hợp vận chuyển hàng hóa cần giao nhanh.
Vận tải đường biển

Ưu điểm và nhược điểm của phương thức vận chuyển hàng hóa qua đường biển

Những mặt hàng nào được phép vận chuyển qua đường biển?

Vận tải đường biển tuy là loại hình vận chuyển chấp nhận chuyên chở tất cả các loại hàng hóa. Thế nhưng, không phải loại hàng nào cũng được loại hình vận tải này chấp nhận vận chuyển. Với những loại hàng nghiêm cấm vận chuyển dưới mọi hình thức thì chắc chắn vận tải bằng đường biển không chấp nhận.

Thông thường, khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, các loại hàng sẽ được chia thành các chủng loại khác nhau để lựa chọn phương án vận tải phù hợp nhất. Cụ thể như:

  • Các loại hàng hóa có tính chất lý hóa như dễ hút ẩm, có tính nguy hiểm như dung dịch, các loại hàng dễ bay hụi như bột,…
  • Các loại hàng dễ chịu tác động bởi yếu tố môi trường như thuốc lá, chè, gia vị,…
  • Các loại hàng hóa cồng kềnh như vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp, máy móc thiết bị,…
Vận tải đường biển

Một số loại hàng hóa bạn có thể gửi giao nhận qua đường biển

Không những vậy, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như từng loại hàng hóa mà vận tải đường biển còn cung cấp kèm các hình thức vận chuyển như: vận chuyển bằng container, vận chuyển bằng sà lan, vận chuyển đông lạnh,…

Vì vậy, để quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và an toàn thì bạn nên lựa chọn cho mình hình thức vận chuyển phù hợp. Đặc biệt, nếu cần vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn mà không yêu cầu quá gấp về thời gian vận chuyển thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn đường biển để chuyên chở lô hàng.

Cách tính giá cước vận chuyển đường biển chi tiết

Cước vận chuyển đường biển là khoản phí được sử dụng để chi trả cho hoạt động vận chuyển hàng hóa từ địa chỉ gửi đến địa chỉ nhận. Loại cước này có thể được tính trên một Container hoặc CBM tùy vào từng tình huống cụ thể.

Thông thường, cước vận chuyển sẽ có sự khác nhau giữa từng lộ trình vận chuyển. Bởi mỗi đơn hàng chuyển đi lại có yêu cầu, khoảng cách, lộ trình cũng như trọng lượng, số lượng khác biệt. Do đó, tùy vào từng tình huống cụ thể mà cước vận chuyển đường biển sẽ được áp dụng công thức tính khác nhau.

Cụ thể, có hai cách tính giá cước là theo trọng lượng (KGS) hoặc theo đơn vị CBM. Theo đó, việc áp dụng cách tính cước nào sẽ được thực hiện sau khi so sánh trọng lượng và thể tích thực của hàng hóa đó.

Về cơ bản, cước vận tải đường biển sẽ được tính như sau:

* Đối với hàng nguyên Container (hàng FCL)

Với hàng hóa FCL, thông thường giá cước sẽ tính trên đơn vị Container, Bill hoặc Shipment. Theo đó, khi tính phí vận chuyển đường biển cho hàng FCL thường tính theo 2 cách sau:

  • Tính theo số container: Giá cước x Số lượng Container
  • Tính theo chi phí trên Bill hoặc trên Shipment: Giá cước x Số lượng Bill hoặc số lượng Shipment)

* Đối với hàng lẻ (hàng LCL)

Đơn vị tính cước vận chuyển hàng lẻ sẽ dựa trên 2 đơn vị là trọng lượng thực của lô hàng (được cân và tính bằng đơn vị KGS); thể tích thực của lô hàng (tính theo công thức: [(Dài x Rộng x Cao) x Số lượng] – Đơn vị tính: CBM).

Sau khi xác định được đơn vị tính, bạn tiến hành quy đổi theo công thức sau:

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giá KGS
  • 1 tấn >= 3 CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Cách tính giá cước vận tải đường biển

Sự khác biệt của vận tải đường biển với các loại hình vận tải khác

Trong lĩnh vực vận chuyển, từ lâu đã tồn tại mối quan hệ cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hình vận tải là đường bộ, đường biển, đường sắtđường hàng không. Mỗi loại hình vận chuyển đều có những thế mạnh và hạn chế riêng.

Thế nhưng, nếu xét về sự khác biệt thì vận tải hàng hóa bằng đường biển có những điểm khác biệt như sau:

  • Vận tải đường biển cho phép chuyên chở khối lượng hàng hóa nhiều gấp nhiều lần so với đường bộ, đường hàng không.
  • Nếu như các loại hình vận chuyển khác không thể chuyên chở tất cả các loại hàng hóa thuộc diện được phép vận chuyển thì giao nhận hàng hóa qua đường biển có thể thực hiện được điều đó.
  • Xét về chi phí thì vận chuyển bằng đường biển có chi phí thấp hơn.
  • Chuyên chở hàng hóa qua đường biển sẽ hạn chế được những sự cố ngoài ý muốn vì ít khi tàu hàng bị va chạm với nhau.
  • Thời gian vận chuyển đường biển sẽ chậm hơn so với các loại hình khác.
  • Các loại thủ tục để vận chuyển đường biển thường phức tạp hơn.
  • Chịu nhiều ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết hơn các dịch vụ vận chuyển khác.
Vận tải đường biển

Sự khác biệt giữa vận chuyển hàng hóa đường biển với các phương thức khác

Chi tiết quy trình vận tải đường biển

Thông thường, để vận chuyển một lô hàng hóa qua đường biển, quy trình thực hiện sẽ gồm các bước sau:

  • Bước 1: Công ty vận chuyển đến địa chỉ của người gửi nhận hàng hoặc bên gửi chuyển hàng đến địa chỉ của bên vận chuyển.
  • Bước 2: Sau khi đã có hàng hóa và thông tin của đơn hàng, đơn vị vận chuyển sẽ tiến hành khai báo hải quan, thông quan hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa, lập bộ chứng từ nhận xuất xứ và xin giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu hàng hóa.
  • Bước 3: Bên vận chuyển đặt lịch tàu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và thông báo đến khách hàng.
  • Bước 4: Tiến hàng xuất vận đơn để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng hóa, làm lệnh giao hàng.
  • Bước 5: Hàng về đến cảng phải thực hiện khai báo hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan.
  • Bước 6: Sau khi thông quan, đơn vị vận chuyển sẽ chuyển hàng về kho hàng tại Việt Nam để người nhận đến lấy hàng hoặc vận chuyển theo yêu cầu của bên gửi đến nơi nhận (nếu đã thỏa thuận).
  • Bước 7: Giao hàng và nhận hàng
Vận tải đường biển

Các bước chi tiết trong quy trình vận chuyển hàng hóa qua đường biển bạn cần nắm được

Nếu bạn đang có nhu cầu cần vận chuyển hàng hóa Trung – Việt bằng đường biển thì có thể lựa chọn dịch vụ vận chuyển của Thông Tiến Logistics. Thông Tiến cam kết mang đến dịch vụ vận chuyển giá rẻ với chất lượng đảm bảo cho khách hàng. Không những đảm bảo về thời gian vận chuyển, an toàn hàng hóa mà hơn cả còn đảm bảo về mức phí khi vận chuyển cho khách hàng.

Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ vận tải đường biển của Thông Tiến, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1800 6963 . Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất!

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.