Thủ tục xuất khẩu thực phẩm dành cho cá nhân, doanh nghiệp

Xuất khẩu thực phẩm hiện là hoạt động được nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm. Bởi đây là mặt hàng được nhiều người lựa chọn xuất khẩu. Vậy cụ thể thủ tục xuất khẩu thực phẩm được thực hiện như thế nào? Giấy tờ cần chuẩn bị ra sao? Bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Quy định về điều kiện xuất khẩu thực phẩm

Theo quy định hiện hành, thực phẩm không phải là mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục xuất khẩu thực phẩm như bình thường.

Tuy nhiên, khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần chú ý xem loại thực phẩm xuất đi có đáp ứng đủ các điều kiện xuất khẩu mặt hàng đó hay không. Theo đó, tại Điều 4 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP đã quy định chi tiết về thủ tục xuất khẩu hàng hóa nói chung.

Căn cứ vào Nghị định có thể tổng hợp một số quy định xuất khẩu như sau:

Đối với thủ tục xuất khẩu thực phẩm, thương nhân cần chú ý xem thực phẩm xuất khẩu đó có đáp ứng điều kiện xuất khẩu của mặt hàng đó hay không.

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
  • Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp trên thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Như vậy có thể thấy, thủ tục xuất khẩu thực phẩm được thực hiện như thế nào sẽ phụ thuộc trực tiếp vào mặt hàng mà doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, để biết được chính xác các thủ tục cần thực hiện, doanh nghiệp nên tìm hiểu các văn bản liên quan hoặc liên hệ với cơ quan chuyên trách.

thủ tục xuất khẩu thực phẩm

Một số quy định về điều kiện xuất khẩu thực phẩm

Giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục xuất khẩu thực phẩm

Thực phẩm là mặt hàng có khá nhiều yêu cầu đặc biệt khi xuất khẩu. Bởi đây là loại hàng hóa được kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng khi xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate – HC)

Đây là chứng thư xuất khẩu mà đơn vị nhập khẩu hoặc cơ quan thông quan sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp khi xuất khẩu thực phẩm. Thông thường, chứng nhận sẽ được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cấp cho tất cả các loại hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam.

Để xin chứng nhận y tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

  •  Đơn đề nghị
  •  Giấy phép kinh doanh
  •  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
  •  Nhãn sản phẩm
  •  Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate Sale – CFS)

CFS là loại giấy được cấp cho doanh nghiệp nhằm chứng minh sản phẩm của họ được phép lưu thông trên thị trường. Đây là giấy do Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cấp cho doanh nghiệp khi yêu cầu tùy vào từng loại sản phẩm.

Hồ sơ xin cấp CFS, doanh nghiệp cần chuẩn bị gồm:

  •  Đơn đề nghị
  •  Giấy phép kinh doanh
  •  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh An toàn thực phẩm tại nơi sản xuất sản phẩm
  •  Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm
  •  Nhãn sản phẩm

Giấy phép Đăng ký kinh doanh 

Đây là loại giấy chứng tỏ doanh nghiệp đủ điều kiện để hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh nhất định. Do đó, doanh nghiệp cần phải có khi xuất khẩu thực phẩm.

Về hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân cần chuẩn bị:

1. Đối với đối tượng đăng ký hộ kinh doanh 

  •  Đơn đề nghị được đăng ký kinh doanh theo hộ kinh doanh (C.A.O cung cấp mẫu)
  •  Bản sao CMND hợp lệ của chủ sở hữu
  •  Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn,hoặc cơ quan công chứng nhà nước)

2. Đối với thành lập công ty/doanh nghiệp

  •  Đơn đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp (C.A.O cung cấp mẫu)
  •  Dự thảo điều lệ công ty của doanh nghiệp có chứng nhận của các thành viên góp vốn trong công ty doanh nghiệp
  •  Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập có chữ ký của tất cả cổ đông, thành viên và đại diện pháp luật (theo mẫu quy định)
  •  Bản sao CMND hoặc hộ chiếu phô tô công chứng của các thành viên hoặc cổ đông kèm theo

Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Đối với mặt hàng thực phẩm, khi xuất khẩu cần có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đây là loại giấy được cấp cho thực phẩm cần đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và có sự cấp phép của Ban quản lý An toàn thực phẩm.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bao gồm:

  •  Đơn đề nghị
  •  Giấy phép Đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm
  •  Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
  •  Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  •  Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành

Kiểm nghiệm và Công bố chất lượng sản phẩm 

Đây là thủ tục mà doanh nghiệp cần thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Hồ sơ kiểm nghiệm và công bố chất lượng sản phẩm, bao gồm:

  •  C.A.O lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp quy định và tiết kiệm tối đa chi phí
  •  Bản tự công bố sản phẩm Mẫu số 1 nghị định 15/2018/NĐ-CP
  •  Mẫu sản phẩm. Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm
  •  Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh
  •  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
thủ tục xuất khẩu thực phẩm

Các giấy tờ cần có khi xuất khẩu thực phẩm

Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục xuất khẩu thực phẩm

Ngoài những loại giấy tờ cần chuẩn bị như mục 2, doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị bộ hồ sơ xuất khẩu theo mẫu được quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC). Theo đó, bộ hồ sơ xuất khẩu cần chuẩn bị:

  • Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
  • Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
  • Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép;
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính
  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
  • Hợp đồng ủy thác (nếu ủy thác)

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thủ tục xuất khẩu thực phẩm. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp thì có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1800 6963.

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể không còn phù hợp do những thay đổi trong quy định, chính sách hiện hành. Để cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục xuất khẩu, bạn vui lòng liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hỗ trợ.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.