Tổng hợp 4 loại hợp đồng thuê container phổ biến nhất hiện nay

Tương tự như thuê xe tải, thuê tàu biển thì thuê container để vận chuyển hàng hóa cũng cần có hợp đồng cụ thể. Bởi hợp đồng thuê giúp xác định cụ thể quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên khi tham gia vào hợp đồng. Tùy thuộc vào nhu cầu thuê container mà hai bên sẽ tiến hành soạn thảo và ký kết loại hợp động tương ứng. Vậy cụ thể, hợp đồng thuê container gồm có mấy loại? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Hợp đồng thuê container gồm những loại nào?

Hiện nay, có 4 loại hợp đồng cụ thể như sau:

Hợp đồng thuê chuyến (Trip Leasing)

Trip Leasing là loại hợp đồng thuê tàu chuyến được người thuê lựa chọn khi có nhu cầu sử dụng ngay container. So với các loại hợp đồng khác thì Trip Leasing có giá thuê tính theo đơn vị container/ngày hoặc container/tháng. Giá cước có thể biến động theo thị trường và thường cao hơn khá nhiều với giá thuê ở các loại hợp đồng khác.

Do đó, người thuê thường khá băn khoăn khi sử dụng loại hợp đồng này, thậm chí nhiều người còn không thích lựa chọn. Bởi vì, hợp đồng thuê container theo chuyến mang tính tạm thời, không ổn định. Vì vậy, nếu không có các biện pháp ứng phó kịp thời thì có thể làm kế hoạch vận chuyển bị đảo lộn, khiến container bị tồn đọng tại một địa điểm nào đó.

Hợp đồng thuê container

Khái niệm về hợp đồng thuê chuyến

Hợp đồng thuê không quy định số lượng container bắt buộc (Rate Agreement)

Nếu như hợp đồng Trip Leasing có sự biến động theo thị trường thì hợp đồng Rate Agreement lại chứng tỏ được điểm lợi thế khi có tính ổn định khá tốt. Theo đó, giá tiền thuê container trong hợp đồng này thường không thay đổi trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Thậm chí, khi container nằm ở bất kỳ một địa điểm nào đó miễn là thuộc phạm vi quản lý của bên cho thuê thì giá thuê tuyệt đối không thay đổi.

Hợp đồng Rate Agreement không quy định số lượng container bắt buộc với hai bên khi thực hiện. Tùy theo nhu cầu của mình mà người thuê có thể đề nghị số lượng với bên cho thuê. Đồng thời, bên cho thuê tùy vào khả năng đáp ứng của họ mà đồng ý thực hiện yêu cầu của người thuê.

Trong hợp đồng sẽ quy định rõ ràng về địa điểm hoàn trả container, số lượng container phải hoàn trả và phí hoàn trả container (nếu có).

Hợp đồng thuê quy định số lượng container tối thiểu bắt buộc (Master Lease)

Khác với hợp đồng Rate Agreement, hợp đồng Master Lease lại là loại hợp đồng quy định số lượng thuê container tối thiểu bắt buộc. Theo đó, hợp đồng này quy định người thuê phải thuê số lượng container tối thiểu trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực. Đồng thời, họ cũng phải trả đủ số tiền thuê theo quy định.

Hợp đồng này chỉ quy định về số lượng container mà mọi người phải thuê tối thiểu. Tức là, nếu bạn có nhu cầu thuê nhiều hơn thì vẫn có thể ký kết hợp đồng này. Trong hợp đồng sẽ quy định rõ các điều kiện hoán đổi, có nghĩa là người thuê có thể hoàn trả một lượng container ở địa điểm này và nhận một lượng container tương ứng ở địa điểm khác tùy vào thỏa thuận của hai bên.

Thuê container theo hợp đồng này mang đến khá nhiều lợi ích cho người thuê. Họ có thể điều chỉnh số lượng container phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, hợp đồng thuê container Master Lease sẽ đòi hỏi đơn vị cho thuê phải có mạng lưới container rộng khắp. Vì vậy mà chi phí quản lý sẽ cao hơn.

Hợp đồng thuê dài hạn (Long Term Lease)

Ngoài 3 loại hợp đồng trên thì khi thuê container còn một mẫu hợp đồng nữa đó chính là Long Term Lease. Đây là loại hợp đồng thuê dài hạn được nhiều người lựa chọn. Hợp đồng Long Term Lease quy định người thuê phải thuê số lượng container cụ thể trong thời gian dài. Việc sử dụng container trong thời gian dài sẽ không có quyền hoán đổi và chỉ trả container khi hợp đồng hết hạn. Do đó, nếu họ vi phạm thì sẽ phải nộp phạt theo quy định.

Hợp đồng thuê container dài hạn đôi khi có thể biến thành hợp đồng thuê mua. Tức là người thuê sau khi sử dụng container dài hạn, trả tiền thuê cho đến hạn cuối trong hợp đồng thì quyền sở hữu sẽ chuyển sang cho người thuê. Theo đó, người thuê sẽ sử dụng cách này để có được quyền sở hữu container mà không cần chi trả trong một lần tiền mua container.

Khái niệm về hợp đồng thuê dài hạn

Tại sao mọi người nên thuê container khi vận chuyển?

Sở dĩ, mọi người nên thuê container khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa vì:

  • Tiết kiệm chi phí: Trong trường hợp bạn chỉ cần sử dụng container vận chuyển hàng hóa một vài lần thì việc đi thuê sẽ kinh tế hơn rất nhiều thay vì tự mua container. Bởi thực tế không phải lúc nào bạn cũng cần sử dụng container để vận chuyển hàng hóa. Do đó, việc đi thuê sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí.
  • Tối ưu thời gian vận chuyển: Thuê container để vận chuyển hàng hóa sẽ giúp bạn tối ưu khá nhiều về mặt thời gian khi vận chuyển. Bởi bạn có thể căn cứ vào tình hình thực tế để dự trù hoạt động vận chuyển cần bao nhiêu container để chủ động cho việc giao nhận của mình.
  • Chủ động, linh hoạt khi vận chuyển: Căn cứ vào nhu cầu thực tế, bạn có thể tính toán được hoạt động vận chuyển cần sử dụng container như thế nào để tiến hành hoạt động thuê cho phù hợp.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp 4 loại hợp đồng thuê container phổ biến đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng với chia sẻ này bạn đã có thêm kiến thức để lựa chọn cho mình loại hợp đồng phù hợp nhất với nhu cầu thuê container của mình.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.