Phí OF là gì? Tổng hợp 5+ loại phụ phí cước biển phổ biến nhất hiện nay

Phí OF là phụ phí cước biển thường được thu khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển.Theo đó, tùy thuộc vào từng nguyên nhân, khoản phí này sẽ được quy định với từng loại cụ thể. Vậy phí OF là gì? Gồm những loại nào? Đáp án sẽ được chia sẻ trong bài viết này.

Phí OF là gì?

Phí OF có tên gọi đầy đủ là Ocean Freight surcharges hay phụ phí cước biển. Đây là khoản phí được tính thêm vào cước biển. Cụ thể, phí Ocean Freight surcharges sẽ tính thêm vào biểu giá của hãng tàu hay công hội.

Sở dĩ, phải tính thêm phí Ocean Freight surcharges khi vận chuyển vì đây là khoản phí giúp bù đắp chi phí phát sinh hoặc giảm doanh thu cho hãng tàu. Theo đó, tùy vào từng nguyên nhân cụ thể như biến động giá nhiên liệu, bùng phát chiến tranh, thiếu container,… mà khoản phí này sẽ được thu với từng loại cụ thể.

Thông thường, phụ phí cước biển không cố định và thường có sự thay đổi. Việc thay đổi phụ phí sẽ được hãng tàu thông báo đến người gửi trong thời gian ngắn trước khi áp dụng. Do đó, khi gửi hàng, người gửi cần chú ý cập nhật bảng giá mới nhất để tránh “mất tiền oan” khi vận chuyển.

Ngoài ra, để tránh sự “mập mờ” về cước biển, chủ hàng cần lưu ý khi tính toán tổng chi phí không nên bỏ sót các khoản phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải. Bởi thực tế đây cũng là chi phí mà chủ hàng phải thanh toán. Vì vậy, để đảm bảo lô hàng được chuyển đi an toàn, bạn nên nắm chắc về phí OF trong hoạt động vận tải.

Phí OF

Khái niệm về phụ phí cước biển

Các loại phụ phí cước biển phổ biến hiện nay

Phí OF là phụ phí cước biển bảo gồm nhiều loại phí khác nhau. Theo đó, một số loại phụ phí thường gặp khi vận tải container bằng đường biển có thể kể đến như

Phụ phí biến động giá nhiên liệu – BAF

Phụ phí biến động giá nhiên liệu có tên gọi đầy đủ là Bunker Adjustment Factor. Đây là khoản phụ phí ngoài cước biển mà hãng tàu thu chủ hàng nhằm mục đích bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu.

Theo đó, trên tuyến vận tải có sự thay đổi về giá nhiên liệu thì sẽ phát sinh phụ phí BAF.

Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ – CAF

Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ có tên gọi đầy đủ là Currency Adjustment Factor. Tương tự như BAF, CAF cũng là khoản phụ phí ngoài cước biển được hãng tàu thu từ chủ hàng.

Mục đích thu phụ phí BAF là để bù đắp cho chi phí phát sinh do tỷ giá ngoại tệ biến động. Vậy nên, nếu giá ngoại tệ có sự biến động trên tuyến vận tải thì hãng tàu sẽ thu phụ phí CAF.

Phụ phí mất cân đối vỏ container – CIC

Phụ phí mất cân đối vỏ container có tên gọi đầy đủ là Container Imbalance Charge. Phụ phí CIC nằm ngoài cước biển và được thu khi diễn ra tình trạng thiếu vỏ container.

Tức là, khoản phí này được hãng tàu thu nhằm bù đắp cho chi phí phát sinh khi tiến hành vận chuyển container từ nơi thừa container đến nơi thiếu container.

Phụ phí thay đổi nơi đến – COD

Phụ phí thay đổi nơi đến có tên gọi đầy đủ là Change of Destination. Đây là khoản phụ phí được hãng tàu thu để bù đắp cho chi phí phát sinh khi chủ hàng cần thay đổi điểm đến của lô hàng.

Việc thay đổi cảng đích có thể phát sinh phí xếp dỡ, phí đảo chuyến, phí lưu container,… Do đó, hãng tàu phải thu phụ phí COD để bù đắp lại cho những phát sinh này.

Phụ phí giao hàng tại cảng đến – DDC

Phụ phí giao hàng tại cảng đến có tên gọi đầy đủ là Destination Delivery Charge. Không giống với tên gọi, loại phụ phí này không liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa.

Thực chất, chủ tàu thu phí này với mục đích bù đắp lại chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và phí ra vào cổng cảng. Do đó, khoản phụ phí này thường phát sinh tại cảng đích khi hàng đến.

Phụ phí kênh đào Panama – PCS

Phụ phí qua kênh đào Panama có tên gọi đầy đủ là Panama Canal Surcharge. Đây là khoản phụ phí được áp dụng với lô hàng được vận chuyển qua kênh đào Panama.

Do đó, nếu hàng hóa không vận chuyển qua con kênh này thì sẽ không phải nộp phụ phí PCS.

Phụ phí tắc nghẽn cảng – PCS

Phụ phí tắc nghẽn cảng có tên gọi tiếng Anh là Port Congestion Surcharge. Đây là khoản phụ phí được thu khi cảng xếp hay dỡ hàng gặp phải tình trạng ùn tắc.

Khi hàng hóa ùn tắc tại cảng có thể khiến tàu bị chậm trễ và dẫn tới phát sinh các khoản phí khác. Vì vậy, để bù đắp chi phí này các hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí PCS.

Phụ phí mùa cao điểm – PSS

Phụ phí mùa cao điểm có tên tiếng Anh là Peak Season Surcharge. Đây là phụ phí được thu vào thời điểm nhu cầu vận chuyển tăng mạnh.

Theo đó, vào mùa cao điểm từ tháng 8 – tháng 12, khi nhu cầu vận chuyển tăng cao để chuẩn bị cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và Châu Âu, hãng tàu sẽ thu thêm phụ phí PSS với từng lô hàng.

Phụ phí chiến tranh – WRS

Phụ phí chiến tranh có tên tiếng Anh là War Risk Surcharge. Đây là khoản phí mà hãng tàu thu chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh rủi ro do chiến tranh gây ra.

Phụ phí xếp dỡ tại cảng – THC

Phụ phí xếp dỡ tại cảng có tên đầy đủ là Terminal Handling Charge. Đây là phụ phí được thu trên mỗi container hàng hóa. Mục đích thu phụ phí THC là để bù đắp cho chi phí khi thực hiện hoạt động làm hàng tại cảng như xếp dỡ, tập kết container từ bãi ra cầu tàu,…

Khi thu phụ phí THC, cảng sẽ thu từ hãng tàu và sau đó hãng tàu sẽ thu từ chủ hàng (có thể là người gửi và người nhận).

Phí OF

Một số loại phụ phí cước biển bạn cần nắm được

Các loại phụ phí OF không phổ biến và ít gặp

Bên cạnh các loại phụ phí OF thường gặp thì khi vận chuyển container qua đường biển, bạn còn có thể gặp phải nhiều loại phụ phí khác. Tuy nhiên, đây là loại phụ phí không phổ biến và ít gặp.

Cụ thể có thể kể đến một số loại như:

  • Additional Premium – A.P
  • Ad Valorem Rate – A.V.R
  • Alameda Corridor Charge – ACC
  • Advance Commercial Information Charge – ACI
  • Administration Charge – ADM.C
  • Administration Fee – ADMSED
  • Aden Gulf Surcharge – AGS
  • Outport Arbitrary At Port Of Discharging – ARBI/D
  • Outport Arbitrary At Port Of Loading – ARBI/L
  • Arbitrary, outport arbitrary – ARBIT
  • Bunker Charge – BAC
  • Bc Carbon Tax Surcharge – BC CTS
  • B/L Surrender Fee – BLSF
  • Bosphorus Strait Container Surcharge – BSCS
  • Baltic Sea Fuel Surcharge – BSFS
  • Bulk Agriculture Commodity Surcharge – BUACS
  • CA surcharge (carrier supply artificial atmosphere) – C.A.S.
  • Container Cleaning Charge – C.C.C.
  • Container (or equipment) Reposition Charge – C.R.C.
  • Congestion Surcharge at Port Of Discharging – C.S./D

… và nhiều loại phụ phí khác

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã chia sẻ cho bạn thông tin chi tiết về phụ phí OF và các loại phụ phí liên quan. Hy vọng, bạn sẽ vận dụng kiến thức này vào thực tế để tránh được việc chênh lệch cước phí khi vận chuyển container qua đường biển.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.