Cước vận tải hàng không là gì? Cách tính và các loại cước phổ biến

Khi vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không, người gửi hoặc người nhận sẽ phải chi trả một khoản phí cho đơn vị vận chuyển. Và khoản phí đó được gọi là cước vận tải hàng không. Vậy cụ thể đây là loại phí gì? Cách tính cước phí như thế nào? Bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Cước vận tải hàng không là gì?

Cước vận tải hàng không là khoản phí thực tế mà khách hàng phải trả cho công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không. Theo đó, khi bạn cần vận chuyển hàng hóa, bưu phẩm bằng máy bay, bạn có thể sử dụng dịch vụ giao nhận do các đơn vị cung cấp và chi trả khoản phí liên quan khi sử dụng dịch vụ này.

Thông thường, cước phí mà khách hàng chi trả cho bên vận chuyển đã bao gồm tất cả các chi phí, trong đó có các loại thuế liên quan khi vận chuyển. Mức cước vận chuyển thường không cố định mà liên tục thay đổi, do phụ thuộc vào loại hàng gửi đi, tuyến bay, thời gian vận chuyển, khoảng cách vận chuyển cũng như chính sách của từng đơn vị.

Vậy nên, trên biểu cước vận tải hàng hóa qua đường hàng không thường ghi rõ thời gian hiệu lực và ngày phát hành. Dựa vào thông tin đó bạn sẽ biết được mức cước cụ thể và số tiền thực tế phải trả khi vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không.

cước vận tải hàng không

Khái niệm về cước vận tải đường hàng không

Cách tính cước vận tải hàng không

Cước vận tải hàng không là khoản phí được tính toán dựa trên nhiều yếu tố. Theo đó, để biết được khoản phí thực tế mà khách hàng phải trả là bao nhiêu, khi tính cước bên vận chuyển sẽ căn cứ vào các yếu tố như trọng lượng, thể tích, giá trị hàng hóa,…

Cụ thể, đơn hàng chuyên chở có thể được tính cước theo trọng lượng nhẹ và nặng, theo thể tích chiếm chỗ trên máy bay hoặc theo giá trị đối với hàng hóa giá trị. Tuy nhiên, cước hàng hóa không được nhỏ hơn cước tối thiểu. Đồng thời, cước phí phải được quy định trong biểu cước thống nhất của Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association).

Công thức tính cước vận tải đường hàng không như sau:

Cước hàng không = Đơn giá x Khối lượng tính cước

cước vận tải hàng không

Công thức chung tính cước vận chuyển đường hàng không

* Trong đó:

Đơn giá tính cước

Là số tiền mà bạn phải chi trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (Ví dụ: 10usd/kg). Cụ thể:

  • Đơn vị vận chuyển sẽ công khai chi tiết về bảng giá cước theo khối lượng của đơn hàng. Trong bảng giá sẽ phân định rõ giữa giá cước vận tải nội địa và giá cước vận tải quốc tế.
  • Tùy thuộc vào khối lượng của đơn hàng vận chuyển mà giá cước sẽ có sự khác nhau. Thông thường, các bên sẽ chia khoảng tính giá cước như: Dưới 45kg, từ 45 – 100kg, từ 100 – dưới 250kg, từ 250 – dưới 500kg,…

Khối lượng tính cước

Là khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích của hàng hóa vận chuyển. Cụ thể:

  • Khối lượng thực tế: Là cân nặng thực tế của đơn hàng (ví dụ: 300kg)
  • Khối lượng thể tích: Là khối lượng được quy đổi từ thể tích của lô hàng theo công thức chung do IATA quy định. Công thức tính: Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000

Sở dĩ, khi vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không phải lựa chọn một trong hai khối lượng này để tính giá cước vì:

  • Khả năng chuyên chở của máy bay có hạn.
  • Đối với hàng hóa nặng, cồng kềnh chiếm nhiều diện tích khi vận chuyển, họ áp dụng quy đổi từ thể tích sang khối lượng để xác định yếu tố tính cước dễ hơn.
  • Đối với hàng hóa nhỏ, nhẹ, chiếm ít diện tích sẽ được tính cước theo khối lượng thực tế.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khối lượng thực tế và khối lượng thể tích khi tính cước tải hàng không, bạn có thể theo dõi 2 ví dụ sau:

Ví dụ 1: Khối lượng thực tế lớn hơn khối lượng thể tích

Công ty A cần nhập khẩu 2 kiện hàng, mỗi kiện có cân nặng là 100kg và có kích thước (dài x rộng x cao) là 100 x 40 x 40 (cm). Ta có, cách tính khối lượng như sau:

  • Khối lượng thực tế = 100 x 2 = 200kg
  • Khối lượng thể tích = [(100 x 40 x 40) x 2] : 6000 = 53,33kg

Như vậy, có thể thấy, khối lượng thực tế lớn hơn khối lượng thể tích nên khi tính cước sẽ tính giá theo khối lượng thực tế là 200kg.

Ví dụ 2: Khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng thể tích

Công ty B cần nhập khẩu 2 kiện hàng, mỗi kiện hàng có cân nặng 50kg và có kích thước (dài x rộng x cao) là 100 x 50 x 70. Ta có, cách tính khối lượng như sau:

  • Khối lượng thực tế = 2 x 50 = 100kg
  • Khối lượng thể tích = [(100 x 50 x 70) x 2] : 6000 = 116, 67kg

Như vậy, khối lượng thực tế nhỏ hơn khối lượng thể tích nên giá tính cước sẽ tính theo khối lượng thể tích là 116, 67kg.

Trường hợp, lô hàng có nhiều kiện hàng có kích thước khác nhau thì bạn tính dung tích từng kiện rồi cộng tổng và chia cho 6000 để tìm khối lượng thể tích.

Công thức tính khối lượng thể tích của hãng chuyển phát nhanh

Công thức tính khối lượng thể tích của hãng chuyển phát nhanh cũng tương tự như công thức tính chung được đưa ra bởi IATA. Tuy nhiên, thay vì chia cho 6000 thì con số này sẽ được thay thế vào chính sách của từng hãng chuyển phát.

Theo đó, tại Việt Nam, hãng DHL áp dụng công thức tính khối lượng thể tích là:

Khối lượng thể tích = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao/ 5000

Áp dụng công thức này vào ví dụ số 2 ta có cách tính:

  • Khối lượng thể tích = [(100 x 50 x 70) x 2]/ 5000 = 140kg

Như vậy, khối lượng thể tích đã tăng hơn khá nhiều so với ví dụ 2. Việc tăng như vậy sẽ đem lại mặt lợi thế cho đơn vị vận chuyển.

cước vận tải hàng không

Công thức tính khối lượng thế tích của các hãng chuyển phát nhanh

Các loại cước vận chuyển hàng không phổ biến hiện nay

Hiện nay, cước vận tải hàng không được chia ra làm nhiều loại. Trong đó, có 5 loại cước chính là:

GCR (General cargo rate) – Cước hàng bách hóa

Đây là cước phí áp dụng cho hàng bách hóa được vận chuyển giữa hai sân bay mà không áp dụng loại cước đặc biệt khi tính phí. Thông thường, cước GCR được thu cao hay thấp phải phụ thuộc vào trọng lượng của hàng hóa và cước có thể giảm nếu khối lượng hàng gửi tăng lên.

Về cơ bản, loại cước GCR được làm hai loại là:

  • Đối với hàng bách hóa có khối lượng từ 45kg trở xuống: Được tính cước bách hóa thông thường.
  • Đối với hàng bách hóa có khối lượng từ 45kg trở lên: Được áp dụng cước bách hóa theo số lượng.

Hàng bách hóa khi vận chuyển qua đường hàng không sẽ được chia thành các mức là dưới 45kg, từ 45 – 100kg, từ 100 – dưới 250kg, từ 250 – dưới 500kg,… Và cước hàng bách hóa là mức cước cơ bản được sử dụng làm cơ sở tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.

M ( Minimum rate) – Cước tối thiểu

Đây là cước vận tải hàng không thấp nhất mà một hãng vận chuyển có thể áp dụng để thực hiện hoạt động giao nhận một lô hàng. Loại cước này đã tính đến các chi phí cố định mà hãng hàng không phải chi ra để thực hiện hoạt động vận chuyển. Do đó, cước vận tải được tính cho một lô hàng sẽ thường bằng hoặc lớn hơn mức cước tối thiểu.

Khác với cước hàng bách hóa, loại cước tối thiểu được áp dụng cho hàng hóa đặc biệt trên những chặng bay nhất định. Mục đích thu loại cước này là giúp người gửi tiết kiệm được chi phí vận chuyển khi gửi hàng qua đường hàng không và cho phép sử dụng tối ưu khả năng chuyên chở của hãng hàng không.

Class rate – Cước phân loại hàng

Đây là loại cước được áp dụng khi hàng hóa vận chuyển không có cước riêng. Thông thường, cước phân loại hàng sẽ được tính theo phần trăm tăng hoặc giảm của cước hàng bách hóa, áp dụng đối với một số hàng hóa nhất định trong những khu vực nhất định.

Các loại hàng được áp dụng loại cước này có thể kể đến như: hàng giá trị cao (vàng, bạc, đá quý), động vật sống, tạp chí, sách báo,…

Priority rate – Cước hàng gửi nhanh

Đây là khoản cước ưu tiên được áp dụng với những lô hàng có yêu gấp về thời gian vận chuyển. Cụ thể, trong vòng 3 tiếng, hàng hóa phải được chuyển đến tay người nhận. Do đó, cước phí thường bằng 130 – 140% so với cước hàng bách hóa thông thường.

Container rate – Cước container

Đây là giá cước được áp dụng cho hàng hóa đóng trong container khi vận chuyển. Theo đó, nếu hàng hóa được đóng trong container và vận chuyển bằng máy bay thì hãng hàng không sẽ áp dụng giá cước thấp hơn.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cước vận tải hàng không. Hy vọng, với chia sẻ này bạn đã nắm được cách tính giá cước khi gửi hàng qua đường hàng không để “tránh mất tiền oan” hiệu quả.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.