Các mẫu C/O được sử dụng trong xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là tài liệu cực kỳ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của mỗi quốc gia. Tùy vào loại hàng hóa và quốc gia xuất khẩu khác nhau, mà các cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn một mẫu C/O phù hợp. Vậy có những mẫu C/O nào? Hãy cùng Thông Tiến Logistics giải đáp chi tiết ở nội dung dưới đây.

Khái niệm C/O

Các mẫu C/O

C/O – Certificate of original hay còn được gọi là giấy xác nhận xuất xứ do lô hàng nhập khẩu nhằm thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan từ các quốc gia, tổ chức theo quy định

C/O là tên viết tắt của cụm từ Certificate of original, đây là một loại chứng từ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền cấp phát, xác nhận xuất xứ do lô hàng nhập khẩu nhằm thực hiện chế độ ưu đãi thuế quan từ các quốc gia, tổ chức theo quy định.

Về cơ bản, C/O sẽ có 2 loại chính là C/O ưu đãi và C/O không ưu đãi. Cụ thể:

  • C/O không ưu đãi: Chỉ xác nhận xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào đó từ một nước nào đó.
  • C/O ưu đãi: Là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm thuế hay miễn thuế sang những nước được mở rộng đặc quyền này. Ví dụ: Ưu đãi thuế phổ cập (GSP), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT)…

Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam

Trên thực tế, cơ quan trực tiếp đứng ra Tổ chức cấp C/O ở Việt Nam đó chính là Bộ Công thương. Hoặc sẽ ủy quyền cho phòng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các phòng ban, tổ chức khác cấp C/O.

  • Hiện các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O như: C/O form A (áp dụng cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU), C/O form D;C/O form E; C/O form S và C/O form AK.
  • Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ cấp các loại C/O còn lại (bao gồm cả C/O form B áp dụng cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU).

Tổng hợp các form C/O được sử dụng trong xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay

các form C/O

Giấy chứng nhận xuất xứ form A

C/O form A: C/O form A là mẫu giấy chứng nhận xuất xứ áp dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu sang những nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi phổ cập GSP. C/O này chỉ được cấp khi hàng hóa xuất khẩu sang các quốc gia được ghi ở mặt sau của mẫu A và nước này đã cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP. Bên cạnh đó, các loại hàng hóa xuất khẩu cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.

C/O form D: C/O form D là mẫu chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập sang các quốc gia trong ASEAN và theo ưu đãi thuế quan trong hiệp định CEPT. Đồng nghĩa với việc các nước thành viên trong ASEAN xuất khẩu hàng hóa sang một nước trong ASEAN sẽ sử dụng C/O form D và đều được hưởng ưu đãi này.

C/O form E: Sử dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các quốc gia trong ASEAN. Theo đó, hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (ACFTA)

C/O form S: Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào. Các loại hàng hóa này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt Nam – Lào. 

C/O form AK: Sử dụng trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc và vào các nước trong ASEAN và thuộc diện ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN-Hàn Quốc. Hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc sẽ dùng C/O form AK và cũng sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này.

C/O form GSTP: Áp dụng cho những loại hàng hóa nhập khẩu sang các quốc gia tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) và cho Việt Nam hưởng ưu đãi này.

C/O form B: Áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu sang tất cả các quốc gia và cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi. Với Việt Nam, loại C/O này sẽ cấp cho loại hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

  • Hàng hóa nhập sang nước không có chế độ ưu đãi GSP
  • Hàng hóa nhập sang nước có chế độ GSP, tuy nhiên không cho Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan.
  • Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan. Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam không thể đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn do nước này đặt ra.

C/O form ICO: Mẫu chứng nhận xuất xứ này sử dụng cho những sản phẩm nhập khẩu từ cà phê được trồng và thu hoạch ở Việt Nam. Sau đó, các sản phẩm này sẽ được xuất sang các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).

C/O form Textile (gọi tắt là form T): Mẫu C/O này được cấp cho mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU.

C/O form Mexico (thường gọi là anexo III): Mẫu C/O này được cấp cho các mặt hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang thị trường Mexico theo quy định của Mexico.

C/O form Venezuela: Được cấp cho các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Venezuela theo quy định của Venezuela.

C/O form Peru: Được cấp cho các mặt hàng giày dép xuất khẩu sang thị trường Peru. Mọi thông tin trong C/O sẽ phải tuân thủ theo đúng quy định của Peru.

Lưu ý: Với những hàng hóa không cấp được C/ O theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan chức năng nước nhập khẩu hay đề nghị của doanh nghiệp. Thay vào đó, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sẽ cấp một số giấy tờ thay thế như:chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam…

Lưu ý khi sử dụng C/O

Các mẫu C/O

Khi làm C/O nên kiểm tra kỹ các thông tin, đối chiếu số lượng, nguồn gốc, quy cách hàng hóa…tránh việc gặp rắc rối khi làm việc với hải quan.

Khi làm thủ tục đề xuất cấp C/O người làm đề xuất nên kiểm tra kỹ các thông tin, đối chiếu số lượng, nguồn gốc, quy cách hàng hóa…tránh việc gặp rắc rối khi làm việc với hải quan.

Những ai cần làm C/O xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ có các danh mục trong hợp đồng mà 2 bên mua bán đã được thống nhất với nhau trước đó.

C/O là bắt buộc trong mọi trường hợp vì Nhà nước sẽ kiểm tra các vấn đề liên quan đến chính sách chống phá giá hàng hóa, trợ giá…

Hi vọng, với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi C/O là gì? Các mẫu C/O được sử dụng trong xuất nhập khẩu phổ biến hiện nay. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thuế quan và thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, bạn hãy liên hệ đến Thông Tiến Logistics để được giải đáp tốt nhất.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.