Tổng quan về ngành Logistics ở Việt Nam
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thị trường, Việt Nam trở thành môi trường phát triển đầy tiềm năng cho ngành Logistics. Vậy ngành Logistics tại Việt Nam hiện đang phát triển như thế nào? Tổng quan về lĩnh vực này ra sao? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết nhất.
Nội dung bài viết
Thực trạng phát triển ngành logistics ở Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể của nền kinh tế. Hoạt động của chuỗi logistics xuyên suốt mọi khâu trong quá trình sản xuất. Từ giai đoạn sản xuất hàng hóa đến khi hàng được giao đến người nhận đều có sự xuất hiện của ngành Logistics.
Logistics không chỉ là một ngành riêng biệt, mà nó liên quan trực tiếp đến nhiều ngành khác nhau như: Giao thông vận tải, cho thuê kho bãi, dịch vụ xuất – nhập khẩu, dịch vụ hải quan, thuế, bảo hiểm, bán lẻ…
Hiện tại, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics. Trong những năm gần đây, Việt Nam tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, cùng hệ thống kho bãi, trung tâm thương mại…liên tục được mở rộng. Kèm theo đó là sự phát triển của dịch vụ đi kèm, thủ tục xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hóa để cải thiện chất lượng của dịch vụ.
Về phía nhà nước đang tích cực triển khai các chính sách mở cửa để khuyến khích đầu tư từ nước ngoài. Đây vừa là cơ hội để mở rộng hợp tác để phát triển ngành logistics, nhưng cũng là thách thức không hề nhỏ với doanh nghiệp trong nước. Theo thống kê của Vietnam Report, trong hơn 3.000 doanh nghiệp logistics và vận tải trên cả nước thì 10% là của nước ngoài và có đến 88% là doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, doanh thu của doanh nghiệp nước ngoài chiếm 70 – 80%, điều này cho thấy hoạt động của các công ty logistics còn thấp.
Dân số Việt Nam khoảng 96 triệu người, trong đó số người sử dụng mạng internet chiếm khoảng 70%. Song song với đó là bán hàng online và các trang thương mại điện tử ra đời đã thúc đẩy nhu cầu mua hàng và sử dụng dịch vụ vận chuyển. Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số trẻ tạo ra nguồn nhân lực dồi dào cho ngành Logistics, tuy nhiên trình độ và năng lực lại không thể đáp ứng được yêu cầu ở những vị trí quản lý.
Khoa học công nghệ phát triển nên các công nghệ như: Big Data, AI…được áp dụng trực tiếp vào ngành Logistics. Đồng thời, sự tích hợp trí tuệ nhân tạo, mạng lưới internet đã tạo nên sự thay đổi trong việc quản lý dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa. Nhờ đó, các doanh nghiệp tối ưu được khá nhiều chi phí và nguồn lực của doanh nghiệp.
Logistics (hậu cần) là gì? Đặc điểm của ngành Logistics
Logistics (hậu cần) là gì?
Logistics là thuật ngữ chuyên ngành có nguồn gốc từ Hy Lạp, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “hậu cần”. Đây là cụm từ được nhắc đến khá nhiều trong hoạt động vận tải hàng hóa, song không phải ai cũng biết Logistics là gì?
Để giải thích cho cụm từ này đã có nhiều định nghĩa được đưa ra, cụ thể:
- Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.
- Một số nguồn tin khác thì cho rằng: Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng di chuyển của hàng hóa hoặc thông tin liên quan đến nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ.
- Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa đơn giản thì Logistics là một phần quan trọng của dịch vụ cung ứng hàng hóa bao gồm nhiều công việc liên quan trực tiếp đến hàng hóa. Các công việc cơ bản trong lĩnh vực này bao gồm: đóng gói, lưu kho, bảo quản, vận chuyển và giao hàng đến người tiêu dùng.
Tóm lại, Logistics là quá trình bao gồm nhiều hoạt động được kết nối chặt chẽ nhằm đưa sản phẩm, hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng.
Đặc điểm của dịch vụ Logistics
Dịch vụ logistics là tổng hợp của doanh nghiệp dựa trên 3 đặc điểm chính đó là:
- Logistics sinh tồn liên quan trực tiếp đến nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con người. Có nghĩa là các hoạt động này sẽ liên quan trực tiếp đến nhu cầu cơ bản như: Cần gì, cầu bao nhiêu, khi nào cần, cần bao nhiêu…Cũng chính bởi những điều này mà logistics sinh tồn trở thành bản chất và nền tảng của hoạt động logistics nói chung.
- Logistics hoạt động là bước phát triển mới hơn hoạt động logistics sinh tồn. Đồng thời, gắn liền quá trình lưu kho, của nguyên liệu đầu vào, phân phối hàng đến người tiêu dùng, nên logistic hoạt động luôn gắn bó mật thiết với các doanh nghiệp.
- Logistic hệ thống có vai trò duy trì hệ thống máy móc, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng và nhà xưởng.
Theo quá trình, Logistics được phân thành mấy loại?
Về cơ bản, phân loại theo quá trình thì Logistics gồm có 3 loại cơ bản là:
Logistics đầu vào (Inbound Logistics)
Inbound Logistics được biết đến với tên gọi Logistics đầu vào hoặc nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Theo đó, đây là hoạt động kiểm soát, quản lý nguồn nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp trước khi đưa vào quá trình sản xuất.
Cụ thể, Inbound Logistics phụ trách nhiều khâu như xử lý, vận chuyển nguyên vật liệu, phân phối, kiểm soát tồn kho và lưu trữ,… Bởi vậy, Logistics đầu vào được biết đến là “khởi đầu” vô cùng quan trọng của chuỗi cung ứng.
Logistics đầu ra (Outbound Logistics)
Logistics đầu ra là quá trình lưu trữ, phân phối và vận chuyển hàng hóa (thành phẩm) đến nơi tiêu thụ như cửa hàng, đại lý hay người tiêu dùng cuối cùng. Quá trình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chuỗi cung ứng để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Để đảm bảo hoạt động đầu ra của hàng hóa diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp cần chú ý chọn được kênh phân phối phù hợp. Đây là điều kiện tiên quyết để giảm lượng hàng tồn và tối ưu các tùy chọn giao hàng hiệu quả.
Logistics ngược (Reverse Logistics)
Logistics ngược được biết đến là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm từ các điểm tiêu thụ đến nhà cung cấp nhằm mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.
Có thể hiểu đơn giản, đây là hoạt động thu hồi lại sản phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu từ điểm tiêu thụ về lại đơn vị sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí, gia tăng doanh thu và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp.
Các hình thức Logistics phổ biến hiện nay
Hiện tại, ngành hậu cần được chia thành 5 hình thức phổ biến như: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL. Mỗi hình thức sẽ mang một tiêu chí hoàn toàn khác nhau.
1PL (Công ty tự thực hiện hoạt động hậu cần)
1PL là hình thức dịch vụ mà các công ty, doanh nghiệp sẽ tự mình thực hiện các hoạt động logistics mà không phải thuê dịch vụ từ bên ngoài. Chẳng hạn, một công ty sản xuất thực rau sạch khi tự thực hiện hoạt động logistics sẽ có đội ngũ xe giao hàng, kho chứa hàng hóa, đội ngũ nhân sự để tìm kiếm nguyên liệu, gom hàng và hệ thống cửa hàng phân phối đến người tiêu dùng.
2PL (Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển)
2PL là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đơn lẻ trong phạm vi nhỏ, hẹp. Chẳng hạn, công ty cho thuê xe tải, xe container, doanh nghiệp cho thuê kho bãi. Các công ty cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh, các hãng tàu biển, tổng công ty đường sắt, bảo hiểm, công ty…được xem là 2PL. Bên cạnh đó, các đơn vị này khi cung cấp dịch vụ hậu cần cũng phải gắn liền với cơ sở hạ tầng và các loại tài sản cố định.
3PL (Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần tổng thể)
3PL là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics tổng thể. Các đơn vị này sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần cho các đối tác muốn thực hiện một phần hay toàn bộ chuỗi cung ứng cho công ty của họ. Hiểu một cách đơn giản, 3PL là đơn vị cung cấp dịch vụ logistics tổng thể cho các doanh nghiệp và họ sẽ là người thay mặt các doanh nghiệp thực hiện các khâu trong hoạt động logistics theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận trước đó.
Sự phát triển của 3PL cho phép các doanh nghiệp đẩy mạnh thuê dịch vụ Logistics ngoài. Nhờ đó, các doanh nghiệp sẽ có thời gian tập trung nguồn lực, con người để thực hiện các khâu quản lý, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp tốt nhất.
4PL (Nhà cung cấp chuỗi dịch vụ hậu cần)
4PL là khái niệm dùng để chỉ các nhà cung cấp dịch vụ logistics, nhà cung cấp chuỗi dịch vụ sẽ có hoặc không có tàu biển, xe tải, kho hàng. Bù lại họ có khả năng kết nối tất cả các yếu tố trên để hoàn thành một quy trình logistics phức tạp nhất.
Có thể dễ dàng nhận thấy, khi 3PL cung cấp dịch vụ chi tiết, thì hình thức 4PL sẽ cung cấp dịch vụ tổng thể từ khâu thực hiện các quy trình đến phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Và các nhà cung cấp dịch vụ 4PL có chức năng không thể tách biệt được với các doanh nghiệp sản xuất.
5PL (Nhà cung cấp giải pháp cho chuỗi logistics)
Mặc dù, là một hình thức logistics nhưng 5PL không cung cấp cơ sở vật chất cho hoạt động hậu cần như: Tàu biển, container, kho bãi… Nhưng thay vào đó là 5PL sẽ liên kết những nhà cung cấp dịch vụ, mạng lưới khách hàng, lựa chọn báo giá, giám sát đường đi của hàng hóa, tư vấn, đào tạo…để tối ưu hóa chuỗi cung ứng cho các đơn vị cung cấp dịch vụ hậu cần.
Hoạt động Logistics thuận lợi mang đến lợi ích gì?
Hậu cần là hoạt động nếu diễn ra suôn sẻ, thuận lợi sẽ mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Theo đó, một số lợi ích phải kể đến như:
- Giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả: Trong một doanh nghiệp, bên cạnh chi phí vận hành hoạt động sản xuất – kinh doanh thì chi phí sử dụng cho hoạt động hậu cần chiếm tỷ trọng khá lớn. Do đó, nếu tối ưu được hoạt động này và đảm bảo quá trình Logistics diễn ra thuận lợi thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí bỏ ra để vận hành chuỗi cung ứng.
- Giúp tiết kiệm thời gian hiệu quả: Hậu cần là lĩnh vực bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm, vận chuyển, phân loại và nghiên cứu. Do đó, để rút ngắn được thời gian thực hiện các hoạt động này thì trước hết quá trình vận hành chuỗi cung ứng phải hoạt động hiệu quả. Và thực hiện suôn sẻ hoạt động Logistics chính là yếu tố tiên quyết giúp tiết kiệm thời gian xuất – nhập hàng hóa hiệu quả.
- Giúp doanh nghiệp tăng độ cạnh tranh trên thị trường: Với chi phí tiết kiệm cùng thời gian rút ngắn, doanh nghiệp có được nhiều lợi thế hơn để cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường. Việc tăng sức cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển lớn mạnh hơn.
Các dịch vụ liên quan đến ngành Logistics
Như đã nói ở trên, ngành logistics không chỉ là một ngành riêng biệt, mà có mối liên hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực khác nhau như vận tải logistics, bưu chính, thương mại buôn bán…
Ngành logistics đang phát triển một số dịch vụ như sau:
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa;
- Dịch vụ kho bãi;
- Vận chuyển hàng hóa nội địa;
- Hoạt động khai thuê hải quan;
- Book cước, thuê tàu vận chuyển hàng hóa;
- Hoạt động thông quan nhập khẩu;
- Hoạt động giao, nhận hàng tại cảng và giao hàng tận nơi cho người nhận.
Dịch vụ logistics liên quan đến vận tải đi kèm
- Dịch vụ vận tải hàng hải;
- Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải đường bộ;
- Dịch vụ vận tải đường ống.
Các dịch vụ logistics liên quan khác
- Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Dịch vụ bưu chính;
- Dịch vụ thương mại bán buôn;
- Dịch vụ thương mại bán lẻ;
- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Logistics và chuỗi cung ứng khác nhau như thế nào?
Khi tìm hiểu về thuật ngữ Logistics, nhiều người cho rằng Logistics và chuỗi cung ứng là hai khái niệm giống nhau. Tuy nhiên thực tế, đây lại là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.
Theo đó, chuỗi cung ứng được hiểu là việc hoạch định, quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung, sản xuất, mua bán hàng hóa và các hoạt động quản trị Logistics. Ở mức độ chi tiết thì chuỗi cung ứng bao hàm rộng hơn, gồm nhiều hoạt động khác nhau để có thể vận hành chuỗi cung ứng một cách suôn sẻ.
Cụ thể, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics, hoạt động sản xuất, hoạt động Marketing – bán hàng, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, công nghệ thông tin và tài chính.
Trong khi đó, Logistics được hiểu là một phần quan trọng của dịch vụ cung ứng hàng hóa bao gồm nhiều công việc liên quan trực tiếp đến hàng hóa. Các công việc cơ bản trong lĩnh vực này bao gồm: đóng gói, lưu kho, bảo quản, vận chuyển và giao hàng đến người tiêu dùng.
Như vậy có thể thấy, khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả Logistics ở trong đó. Logistics chỉ là một phần trong chuỗi cung ứng để giúp hoạt động sản xuất – tiêu thụ hàng hóa diễn ra thuận lợi.
Quy trình hoạt động của ngành Logistics ở Việt Nam
Hậu cần không chỉ là hoạt động độc lập của một công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên biệt, mà nó còn là hoạt động của từng doanh nghiệp. Do đó cần đảm bảo theo một trình tự nhất định đó là:
- Dịch vụ khách hàng;
- Dự báo nhu cầu;
- Thông tin phân phối hàng hóa;
- Kiểm soát lưu kho;
- Vận chuyển nguyên vật liệu;
- Quản lý quá trình đặt hàng;
- Lựa chọn địa điểm nhà máy, kho, gom hàng hóa, đóng gói, xếp dỡ hàng và hoạt động phân loại hàng hóa.
Đây được xem là các hoạt động cơ bản trong quy trình logistics của bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có. Ngoài những yếu tố trên đây, thì quy trình hoạt động logistics còn bao gồm cả hoạt động vận chuyển và giao hàng đến người nhận. Và không phải doanh nghiệp nào cũng đảm bảo được thời gian, kinh tế và nhân lực cho công việc này. Chính vì những lý do này, mà dịch vụ logistics ra đời giúp giải quyết không ít vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Nghiệp vụ cần có của người làm trong ngành Logistics
Với những người đang có ý định làm trong ngành logistics, cần phải có và nắm chắc một số nghiệp vụ nhất định. Tuy nhiên, trong bất cứ một vị trí nào, bạn vẫn phải hiểu một số khái niệm cơ bản sau đây:
- Incoterms;
- Bộ chứng từ xuất nhập khẩu
- Bảo hiểm hàng hóa
- Khai báo Hải quan Vnaccs
- Các thủ tục giao nhận hàng hóa
- HS code, cách tính thuế, làm kiểm tra chuyên ngành
Ngoài các kiến thức trên, để làm tốt công việc trong ngành, bạn vẫn cần một số kỹ năng như:
- Khả năng nhìn thấu bức tranh toàn cảnh trong ngành hậu cần. Đồng thời, dự đoán trước những rủi ro có thể phát sinh trong quá trình hoạt động và đưa ra được kế hoạch dự phòng hợp lý.
- Khả năng thích ứng với những thay đổi trong chuỗi cung ứng, nhất là khi ngành logistics ngày càng phát triển thì sự biến động trong dịch vụ càng lớn.
- Bình tĩnh trước những áp lực sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập và tránh được những rủi ro khi làm việc.
- Trung thực với khách hàng, nhất là khi có vấn đề phát sinh. Thay vì giấu giếm, bạn nên trao đổi thẳng thắn với khách hàng để đưa ra được phương án giải quyết phù hợp nhất.
Trên đây, là thông tin chi tiết về ngành logistics ở Việt Nam. Từ đó, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành logistics và ứng dụng vào sự thực tế của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi