Xuất khẩu là gì? Thông tin chi tiết từ A – Z bạn cần nắm chắc

Xuất khẩu là thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, để thực sự hiểu đúng, hiểu rõ về cụm từ này thì không phải ai cũng biết. Vậy cụ thể, xuất khẩu là gì? Gồm những hình thức nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được cho mình câu trả lời chi tiết nhất.

Xuất khẩu là gì?

Theo cách hiểu đơn giản, xuất khẩu được hiểu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Theo đó, tiền tệ được sử dụng làm cơ sở thanh toán ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia (người mua, người bán) hoặc đồng tiền của quốc gia thứ ba.

* Ví dụ: Việt Nam xuất khẩu hàng sang Mỹ và sử dụng đồng USD để thanh toán. Với trường hợp này, đồng USD là đồng nội tệ của Mỹ và là đồng ngoại tệ của Việt Nam. Nhưng, nếu Việt Nam xuất khẩu hàng sang Hàn Quốc vẫn sử dụng đồng USD để thanh toán thì đồng USD ở đây đều là ngoại tệ của cả hai nước.

Tuy nhiên, để hiểu chính xác và cụ thể xuất khẩu là gì? Bạn có thể hiểu theo hai nguồn thông tin sau:

  • Tại Khoản 1, Điều 28 của Luật thương mại 2005 đã định nghĩa rõ ràng về khái niệm xuất khẩu. Theo đó: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
  • Theo wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) xuất khẩu được định nghĩa như sau: Xuất khẩu hay còn gọi là xuất cảng. Đây là hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài thông qua một hệ thống bán hàng có tổ chức, có sự giám sát, quản lý chặt chẽ bởi nhà nước cả bên trong lẫn bên ngoài. Việc bán hàng ra nước ngoài nhằm mục đích thu về lợi nhuận, tăng thu ngoại tệ, thúc đẩy nền kinh tế phát triển,…
Xuất khẩu

Định nghĩa chi tiết về xuất khẩu hàng hóa hiện nay

Xuất khẩu gồm những hình thức nào?

Hiện nay, xuất khẩu gồm một số hình thức cơ bản như:

Xuất khẩu trực tiếp

Đây là hình thức xuất khẩu mà bên mua và bên bán sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Theo đó, hợp đồng ký kết sẽ có các điều khoản phù hợp với pháp luật của từng quốc gia và đúng với tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.

Ở hình thức này, bên bán có thể là đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc là công ty thương mại thu gom hàng hóa. Đơn vị hoặc công ty đó sẽ tiến hành ký hợp đồng ngoại thương với bên bán hoặc đơn vị nước ngoài để xuất hàng sang quốc gia của bên bán. Vì vậy, phương thức này có thể áp dụng với mọi loại hình công ty, doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ khác nhau.

Xuất hàng trực tiếp không những giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động mua bán mà hơn nữa còn tạo điều kiện để khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế hiệu quả.

Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác)

Xuất khẩu gián tiếp hay còn được gọi với tên khác là xuất khẩu ủy thác. Đây là hình thức mà bên bán (chủ hàng) ủy thác cho một đơn vị trong nước thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa dựa trên danh nghĩa của họ (bên nhận ủy thác).

Theo đó, để thực hiện được hoạt động này, bên bán sẽ ký kết hợp đồng ủy thác với bên nhận ủy thác. Sau đó, bên nhận ủy thác sẽ tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán với bên mua hàng ở nước ngoài thay cho bên bán (chủ hàng). Cuối cùng, khi hoàn tất quá trình này, họ sẽ nhận về một mức phí dịch vụ tương ứng gọi là phí dịch vụ xuất khẩu ủy thác.

So với xuất hàng trực tiếp, hình thức gián tiếp giúp cho các doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận được với thị trường nước ngoài dễ dàng. Bởi, nó giúp giải các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề về nhân lực, rào cản thủ tục, quy định nhà nước,… khi thực hiện hoạt động xuất khẩu.

Gia công hàng xuất khẩu

Đây là hình thức đang có xu hướng phát triển mạnh trong một vài năm trở lại đây. Theo đó, ở hình thức này, các công ty trong nước đóng vai trò như đơn vị gia công. Cụ thể, họ sẽ nhận tư liệu sản xuất như máy móc, nguyên liệu từ nước ngoài và tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Do đó, tùy thuộc vào yêu cầu của người đặt hàng mà lượng hàng xuất khẩu ra nước ngoài sẽ có sự khác nhau giữa mỗi đơn gia công.

Hiện nay, hình thức gia công hàng xuất khẩu đang phát triển tại nhiều nước, trong đó có Việt nam. Bởi nước ta có nguồn lao động giá rẻ, dồi dào lại có nhiều điều kiện phù hợp để tiến hành sản xuất. Việc gia công hàng hóa vừa tạo công ăn việc làm cho nguồn lao động trong nước, đồng thời giúp nâng cao tay nghề và tiếp cận công nghệ sản xuất mới cho nguồn nhân lực tại Việt Nam.

Xuất khẩu tại chỗ

So với nhiều hình thức khác thì xuất khẩu tại chỗ mang đến khá nhiều ưu điểm nổi bật. Cụ thể, hàng hóa không cần vượt ra khỏi biên giới quốc gia của bên bán mà người mua là công ty nước ngoài vẫn có thể mua được hàng. Bởi, hoạt động xuất khẩu được thực hiện trực tiếp trên lãnh thổ của bên bán.

* Ví dụ: Công ty A tại Việt Nam bán hàng cho công ty B tại Hàn Quốc, nhưng công ty B lại có chi nhánh hoặc kho hàng tại Hà Nội. Khi giao dịch mua bán, công ty B yêu cầu công ty A chuyển hàng đến chi nhánh hoặc kho tại Hà Nội. Theo đó, công ty A chỉ cần chuyển hàng đến đúng địa chỉ kho cho công ty B mà không cần xuất khẩu hàng ra nước ngoài. Và đây chính là hình thức xuất khẩu tại chỗ.

Tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất

Hình thức tạm xuất tái nhập được hiểu là hàng hóa được xuất ra nước ngoài tạm thời trong một thời gian rồi sau đó lại được nhập về nước ban đầu.

Hình thức tạm nhập tái xuất là hàng hóa được nhập tạm thời vào một quốc gia trong một thời gian rồi sau đó được xuất sang nước thứ ba.

Buôn bán đối lưu

Đây là hình thức trao đổi hàng hóa mà người bán cũng sẽ là người mua và người mua cũng có thể trở thành người bán. Tuy nhiên, để giao dịch này có thể thực hiện thì bắt buộc hàng hóa phải có giá trị tương đương.

Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đây chính là hình thức đổi hàng giữa bên bán và bên mua hoặc xuất nhập khẩu liên kết.

Xuất khẩu theo nghị định thư được ký kết giữa các chính phủ

Đây là hình thức thường diễn ra giữa các nước có mối quan hệ mật thiết với nhau. Theo đó, chính phủ hai nước sẽ tiến hành ký kết các nghị định. Dựa trên nghị định ký kết có các chỉ định và hướng dẫn cụ thể mà doanh nghiệp trong nước sẽ tiến hành xuất khẩu hàng hóa.

Xuất khẩu

Các hình thức cơ bản của xuất khẩu hàng hóa

Vai trò của xuất hàng hóa ra nước ngoài đối với nền kinh tế

Xuất khẩu là hoạt động có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Cụ thể, một số vai trò chính có thể nhắc đến như:

Mở rộng thị trường kinh doanh, đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp

Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài chính là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Theo đó, thay vì bó hẹp trong thị trường nội địa thì giờ đây hàng hóa sẽ được phân phối đến thị trường của nhiều quốc gia.

Thị trường kinh doanh được mở rộng cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu của doanh nghiệp tăng lên. Họ không những thu về nhiều ngoại tệ mà hơn nữa còn tích lũy được kinh nghiệm để cải thiện và nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ giúp quy mô doanh nghiệp ngày một lớn mạnh.

Giúp quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế

Việc doanh nghiệp xuất khẩu nhiều mặt hàng giá trị ra thị trường nước ngoài là cách đơn giản nhất giúp họ chiếm lĩnh thị trường, khẳng định tên tuổi và thương hiệu của mình. Đồng thời, đây cũng là cơ sở giúp khẳng định thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Cụ thể, có càng nhiều doanh nghiệp tạo được tên tuổi thì vị thế của quốc gia đó lại càng được nâng cao.

* Ví dụ như: Các thương hiệu như Samsung, Huyndai (Hàn Quốc),  Apple (Mỹ), Toyota (Nhật Bản),… khi phát triển mạnh tại các quốc gia khác đều góp phần nâng cao vị trí thương hiệu quốc gia tại nhiều đất nước khác.

Giúp mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước

Đây là lợi ích mang tính vĩ mô và cũng là yếu tố “then chốt” để quốc gia khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh và tăng cường hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài. Việc đưa hàng hóa đến thị trường của nhiều quốc gia khác nhau chính là cơ sở để tăng tích lũy nguồn ngoại tệ, giúp cân bằng cán cân thanh toán và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của đất nước phát triển.

Thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phát triển

Hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra suôn sẻ, thuận lợi chính là cơ sở để thúc đẩy hoạt động sản xuất tại từng quốc gia phát triển theo. Trong khi đó, càng nhiều quốc gia đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất hàng ra nước ngoài thì nền kinh tế toàn cầu càng phát triển và tăng trưởng nhanh chóng.

Vai trò của hoạt động xuất hàng ra nước ngoài với nền kinh tế

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất hàng ra nước ngoài

Xuất khẩu hàng hóa là hoạt động phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, việc hoạt động xuất hàng ra nước ngoài lên xuống thất thường giữa từng giai đoạn là điều không quá xa lạ với nhiều người. Bởi vì, nó bị tác động bởi nhiều yếu tố như:

Chiến lược và chính sách phát triển kinh tế của quốc gia

Đây là yếu tố không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu trong từng giai đoạn mà thậm chí có thể tác động trong tương lai. Bởi đây đều là những chiến lược, chính sách cụ thể đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin về chính sách của Nhà Nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu để chủ động đưa ra kế hoạch xuất nhập khẩu ở hiện tại và trong tương lai.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng ngoại tệ tính theo đồng nội tệ hay đơn giản là quan hệ so sánh giá trị giữa hai đồng tiền. Khi xuất hàng ra nước ngoài, doanh nghiệp cần quan tâm đến yếu tố này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp.

Nếu tỷ giá hối đoái lớn lớn hơn tỷ suất ngoại tệ thì doanh nghiệp nên xuất hàng ra nước ngoài và ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ thì nên hạn chế xuất khẩu.

Khả năng sản xuất của từng quốc gia

Đây là yếu tố giúp doanh nghiệp đảm bảo được nguồn hàng. Theo đó, khả năng sản xuất được biểu hiện ở chất lượng, mẫu mã, quy cách,… của sản phẩm.

Nếu hàng hóa của một quốc gia được sản xuất với công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều loại hàng, đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo tính thẩm mỹ lại có giá bán phải chăng thì doanh nghiệp có nhiều lợi thế để xuất khẩu. Ngược lại, nếu hàng hóa sản xuất ra kém chất lượng, thô sơ,… thì khả năng cạnh tranh bị hạn chế và rất khó xuất khẩu ra nước ngoài.

Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là “con dao hai lưỡi” ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa hàng ra nước ngoài. Một mặt nó giúp các doanh nghiệp nỗ lực cải thiện chất lượng theo chiều hướng đi lên. Mặc khác, nó lại “dìm chết” những doanh nghiệp yếu thế không “đủ sức” đáp ứng tiêu chuẩn xuất hàng đi nước ngoài. Mức độ cạnh tranh được biểu hiện ở số lượng các doanh nghiệp cùng ngành, cùng mặt hàng tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Đây là yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể, yếu tố này gồm có sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc,… Bởi nó có thể giúp doanh nghiệp tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch để mở rộng thị trường xuất hàng ra nước ngoài.

Xuất khẩu

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Ngoài những yếu tố trên thì còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất hàng đi nước ngoài như khả năng tài chính của doanh nghiệp, trình độ và năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp, vị trí địa lý, nguồn tài nguyên,…

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp cho bạn thông tin chi tiết về xuất khẩu hàng hóa. Hy vọng, với chia sẻ này bạn đã có thêm kiến thức để nắm được những thông tin cơ bản về hoạt động xuất hàng đi nước ngoài.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.