Vận chuyển trực tiếp là gì? 3 thông tin quan trọng nhất định phải biết

Vận chuyển trực tiếp hay còn được gọi là vận tải trực tiếp. Đây là một trong những hình thức vận chuyển được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy cụ thể vận tải trực tiếp là gì? Trường hợp nào phải nộp chứng minh vận tải trực tiếp? Thông Tiến Logistics sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.

Vận chuyển trực tiếp là gì?

Vận chuyển trực tiếp là cụm từ được nhiều người nhắc đến khi tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, để thực sự hiểu rõ về cụm từ này thì không phải ai cũng biết.

Do đó, thời gian gần đây, có rất nhiều người băn khoăn không biết vận tải trực tiếp là gì? Và những trường hợp nào được coi là vận tải trực tiếp?

Trên thực tế, để giúp cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vận tải trực tiếp, tại Khoản 1, Điều 18 của Thông tư số 03/VBHN-BTC ngày 10/01/2020 đã quy định chi tiết về các trường hợp được coi là vận tải trực tiếp. Căn cứ vào Thông tư có thể nêu chi tiết như sau:

Các trường hợp sau đây được coi là vận tải trực tiếp, trừ trường hợp có quy định khác tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

1. Vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu tới lãnh thổ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu;

* Ví dụ: Hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam được vận chuyển thẳng từ Trung Quốc về Việt Nam và không ghé qua các nước khác thì được coi là vận tải trực tiếp.

2. Hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, ngoài nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu hoặc nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; (*Ví dụ: Do một số yếu tố tác động khiến hoạt động vận chuyển bị gián đoạn để quá cảnh tránh bão, sửa chữa phương tiện,…)
  • Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh đó;
  • Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ hàng hóa trong điều kiện tốt.”
vận chuyển trực tiếp

Khái niệm cơ bản về hình thức vận chuyển trực tiếp

Trường hợp nào phải nộp giấy tờ chứng minh vận tải trực tiếp?

Khi tiến hành đăng ký tờ khai, đối với một số trường hợp nhất định, người khai hải quan phải nộp cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp. Vậy đó là những trường hợp nào?

Đối với các trường hợp phải nộp chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp, Bộ Tài Chính đã quy định chi tiết tại Khoản 2, Điều 18, Thông tư số 03/VBHN-BTC. Theo đó, các trường hợp phải nộp chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan gồm:

  • Hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 4 Thông tư này được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không phải là thành viên, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ để chứng minh đáp ứng điều kiện về vận tải trực tiếp;
  • Hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 Thông tư này được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ trung gian, không phải là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu và nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nhập khẩu, người khai hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan chứng từ để chứng minh đáp ứng điều kiện về vận tải trực tiếp.

Đối với các loại hàng hóa được nhập khẩu theo quy định tại Điểm a, b, c, d của Khoản 1 và Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 03/VBHN-BTC, bạn có thể xem chi tiết tại Thông tư để nắm rõ được các trường hợp cụ thể.

vận chuyển trực tiếp

Tìm hiểu văn bản luật để nắm được các trường hợp phải nộp giấy tờ chứng minh vận tải trực tiếp

Chứng từ nào chứng minh doanh nghiệp vận chuyển trực tiếp?

Đối với những trường hợp phải nộp chứng từ chứng minh đáp ứng về điều kiện vận chuyển trực tiếp, doanh nghiệp hay người khai hải quan cần phải nắm được các loại chứng từ cụ thể cần nộp theo quy định. Tuy nhiên, phần lớn mọi người đều chưa biết những loại chứng từ cần nộp gồm những gì?

Hiện nay, để giúp doanh nghiệp, cá nhân nắm được các loại chứng từ cần nộp để chứng minh đáp ứng điều kiện về vận tải trực tiếp, Bộ Tài Chính đã quy định chi tiết tại Khoản 3, Điều 4, Thông tư số 03/VBHN-BTC như sau:

“Trường hợp phải nộp chứng từ chứng minh đáp ứng điều kiện về vận tải trực tiếp, người khai hải quan nộp một trong các chứng từ sau, trừ trường hợp quy định khác tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:

  • Chứng từ do cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó và chưa làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ: 01 bản chụp; hoặc
  • Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh đó; hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt. Đối với giấy xác nhận phát hành bởi Công ty con, Chi nhánh hay đại lý của Công ty vận tải, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng tại Việt Nam thì cần thêm Giấy ủy quyền của chính hãng vận tải: 01 bản chụp; hoặc
  • Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, số container, số chì không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam thì xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và thông tin tra cứu trên e-manifest trong đó thể hiện số container, số chì không thay đổi: 01 bản chụp.”

Khi người khai hải quan nộp chứng từ, cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu chứng từ với thông tin trong hồ sơ hải quan. Việc kiểm tra nhằm mục đích xác định tính nguyên trạng của hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Trong trường hợp, hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa đáp ứng hoặc bị lỗi thì người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.

Như vậy, với chia sẻ trên đây, Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vận chuyển trực tiếp. Hy vọng, với chia sẻ này, cá nhân, doanh nghiệp có thể thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục khi làm thủ tục thông quan cho hàng hóa.

* Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo. Để tìm hiểu rõ hơn về hình thức vận chuyển trực tiếp, bạn nên liên hệ với các đơn vị Logistics để được hỗ trợ chi tiết.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.