ETA là gì? 4 thông tin quan trọng bạn nhất định phải biết

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bên cạnh ETD thì ETA là thuật ngữ tiếp theo được mọi người nhắc đến và sử dụng khá nhiều. Tuy nhiên, với những người ít tham gia vào hoạt động này, họ thường không biết và không nắm chắc về khái niệm ETA. Vậy thuật ngữ này là gì? Có những thông tin nào bạn cần nắm được? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được cho mình câu trả lời chính xác nhất.

ETA là gì?

ETA là từ viết tắt của cụm từ Estimated Time of Arrival có nghĩa là thời gian dự kiến hàng đến điểm đích. Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ khoảng thời gian dự kiến hàng đến cảng đích đối với lô hàng xuất nhập khẩu. Theo đó, tùy thuộc vào tính chất giao dịch mà hàng hóa sẽ được vận chuyển theo nhiều hình thức khác nhau. Đó có thể là đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không. Việc lựa chọn hình thức vận chuyển nào cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian hàng đến địa chỉ nhận.

Ngoài yếu tố về hình thức vận chuyển thì ETA còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác như điều kiện thời tiết, tốc độ vận chuyển, thời gian xuất cảng,… Do đó, để đảm bảo thời gian hàng đến đúng như dự kiến, các bên liên quan cần có những biện pháp nhằm hạn chế các yếu tố gây gián đoạn đến quá trình vận chuyển khi thực hiện.

ETA

Khái niệm về thuật ngữ ETA

ETA được phân loại như thế nào trong hoạt động xuất nhập khẩu?

Hiện nay, trong hoạt động xuất nhập khẩu, ETA được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Cụ thể, thời gian dự kiến hàng đến cảng đích được thành 2 loại chính dựa trên hình thức vận tải như:

ETA trong hàng hải (đường biển)

Đây là hình thức vận tải phổ biến được nhiều người lựa chọn. Bởi, nó phù hợp để đáp ứng cho mọi hoạt động vận chuyển hàng hóa qua đường biển.

Theo đó, để vận chuyển hàng hóa, hình thức này sẽ sử dụng đến phương tiện chuyên chở là các loại tàu chở hàng với nhiều trọng tải khác nhau. Việc sử dụng nhiều loại tàu giúp đáp ứng được tất cả nhu cầu vận chuyển hàng hóa cho mọi người.

Đặc biệt, với hình thức này, các chuyến hàng không bị áp lực về thời gian cũng như số lượng hàng hóa khi vận chuyển. Thêm vào đó, nó có thể giúp chủ hàng giảm tải chi phí bỏ ra xuống mức thấp nhất hiệu quả.

ETA trong vận tải

Trong hoạt động vận tải, thời gian dự kiến hàng đến cảng đích được chia ra làm 2 loại đó là:

* Trong vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không

So với nhiều hình thức khác thì vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không có khá nhiều ưu điểm. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến lợi thế về mặt tốc độ và thời gian vận chuyển. Không những đảm bảo hàng hóa được giao nhận nhanh, hình thức này còn đảm bảo hạn chế được nhiều vấn đề phát sinh gây ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển.

Tuy nhiên, hình thức này lại có cước phí vận tải cao, khối lượng vận chuyển bị hạn chế và danh mục vận chuyển không đa dạng.

* Trong vận chuyển hàng hóa qua đường bộ

Vận chuyển hàng hóa qua đường bộ là hình thức sử dụng đến nhiều loại phương tiện để thực hiện hoạt động vận tải như xe ô tô, xe tải, xe container,… Do đó, hình thức này đảm bảo được tính linh hoạt, cơ động và có khả năng thích nghi với nhiều địa hình vận chuyển khác nhau. Tuy nhiên, vận chuyển qua đường bộ lại có nhược điểm là bị giới hạn khối lượng hàng hóa vận chuyển.

Các yếu tố tác động đến thời gian dự kiến hàng đến điểm đích?

Thời gian hàng đến cảng đích nhanh hay chậm, đúng với dự kiến hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, khách quan có mà chủ quan cũng có. Theo đó, có thể nhắc đến một số yếu tố như:

  • Phương tiện vận tải: Mỗi hình thức vận chuyển lại chuyên sử dụng các loại phương tiện khác nhau. Trong khi đó, tốc độ vận chuyển của mỗi phương tiện lại không đồng nhất, có phương tiện di chuyển nhanh, nhưng có phương tiện lại di chuyển chậm. Do đó, tốc độ vận chuyển của phương tiện vận chuyển ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian dự kiến hàng đến điểm đích.
  • Khối lượng hàng hóa vận chuyển: Khối lượng hàng hóa chuyên chở có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ vận chuyển của phương tiện. Theo đó, vận chuyển càng nhiều hàng hóa thì tốc độ di chuyển sẽ càng chậm và ngược lại.
  • Ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên: Một số điều kiện thời tiết xuất như mưa bão, sóng thần, động đất,… đều có thể ảnh hưởng khiến hoạt động vận chuyển bị gián đoạn. Thậm chí, tàu thuyền, ô tô hay máy bay có thể gặp tai nạn do điều kiện thời tiết xấu trong quá trình vận chuyển.
  • Loại hàng gửi đi: Thông thường, nếu vận chuyển loại hàng dễ hư hỏng hoặc có hạn sử dụng ngắn như rau củ quả, thực phẩm,… mọi người thường ưu tiên lựa chọn hình thức vận chuyển giúp rút ngắn thời gian giao hàng. Ngược lại, với các loại hàng khó hư hỏng, không có hạn sử dụng,… họ lại lựa chọn nhiều hình thức vận chuyển khác nhau miễn sao đảm bảo hàng đến nơi an toàn và tiết kiệm chi phí.
  • Yếu tố con người: Bốc xếp hàng chậm, xử lý hàng hóa khiến lô hàng xuất phát chậm cũng chính là lý do khiến thời gian hàng đến nơi sai lệch so với dự kiến.
ETA

Một số yếu tố tác động đến ETA trong hoạt động vận chuyển

Sự nhầm lẫn giữa ETA và ETD như thế nào?

Hiện nay, khi vận chuyển hàng hóa, nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa khái niệm ETA và ETD. Theo đó, một số người đánh đồng hai thuật ngữ này là một. Tuy nhiên, đây là hai thuật ngữ khác nhau, được sử dụng để biểu thị những khoảng thời gian khác nhau.

Cụ thể, có thể phân biệt điểm giống và khác nhau như sau:

Điểm giống nhau

Cả hai thuật ngữ đều sử dụng để biểu thị một khoảng thời gian. Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian dự kiến, không chính xác tuyệt đối. Bởi thực tế, thời gian này có thể thay đổi so với dự kiến do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết, phương thức vận tải,…

Điểm khác nhau

  • ETD là thuật ngữ dùng để chỉ thời gian khởi hành dự kiến của lô hàng, tức là thời điểm mà phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa rời cảng, bến đi để chuyển hàng đến cảng đến, cảng đích. Thời gian này có thể thay đổi phụ thuộc vào hành trình của phương tiện vận chuyển.
  • ETA là thuật ngữ được dùng để chỉ thời gian dự kiến sẽ cập cảng đích để người nhận lấy hàng. Thời gian hàng đến nơi phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, loại phương tiện vận chuyển,…

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp cho bạn thông tin chi tiết về ETA. Hy vọng, với chia sẻ này bạn có thể phân biệt được thuật ngữ này với ETD để tránh hiểu nhầm trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.