Phí Storage là gì? Phí Storage và phí DEM khác nhau như thế nào?

Storage là loại phí Local Charge mà khách hàng phải nộp cho cảng khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Tùy thuộc vào thời gian lưu container tại cảng mà mức phí mà chủ hàng phải nộp sẽ có sự khác nhau. Vậy cụ thể phí Storage là gì?

Phí Storage là gì?

Storage là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong ngành Logistics. Tuy nhiên, với một số người ít khi tham gia vào lĩnh vực này thì cụm từ này khá xa lạ, thậm chí họ còn chưa thực sự hiểu về nó. Vậy thực tế, phí Storage là gì?

Thực chất, Storage Charge là phí lưu container tại cảng. Loại phí này được cảng trực tiếp thu của khách hàng, tức là chủ hàng không cần thông qua hãng tàu để nộp phí mà đóng luôn cho cảng đang lưu container. Storage Charge là phí được tách ra từ DEM nên dễ gây ra nhầm lẫn và tranh cãi nếu người nộp phí không thực sự hiểu rõ về nó.

Hiểu đơn giản thì khi hàng hóa của bạn đang được lưu giữ tại cảng và thời gian miễn phí DEM đã hết, bạn sẽ phải đóng phí lưu container cho cảng. Phí được chi trả cho thời gian bạn lưu container (đã trừ khoảng thời gian miễn phí theo quy định).

Thông thường, Phí Storage được mặc định tính sau 3 – 5 ngày vì đa phần thời gian miễn phí DEM chỉ trong 3 – 5 ngày. Thêm vào đó, Storage Charge không có khung giá cụ thể mà được theo ngày và một đơn giá.

* Ví dụ: Bạn lưu container tại cảng trong 10 ngày, trong đó được miễn phí 3 ngày theo quy định và mức phí Storage Charge là 2 USD/ngày thì tổng phí phải nộp sẽ là 7 ngày x 2 USD = 14 USD.

Phí Storage

Khái niệm về Storage Charge bạn cần biết

Khi nộp Storage Charge bạn cần lưu ý những gì?

Khi nộp Storage Charge có rất nhiều điều bạn cần chú ý để đảm bảo phí được thu đúng và đã đóng đầy đủ cho cảng. Theo đó, nhiều hãng tàu khi thu 2 loại hóa đơn có thể đều ghi là phí lưu bãi. Tuy nhiên, hai loại hóa đơn này lại có mức giá khác nhau nên rất dễ xảy ra nhầm lẫn. Vì vậy mà nhiều người lầm tưởng là mình đã đóng phí DEM, nhưng thực tế họ mới nộp Storage Charge cho cảng.

Do đó, để hạn chế việc đóng thiếu phí lưu Container tại cảng (Storage) thì khi lấy lệnh giao hàng (D/O) bạn cần kiểm tra kỹ xem DEM được bao nhiêu người để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Ngoài ra, với trường hợp hàng xuất khẩu, nếu hạ bãi quá sớm so với khi booking thì có thể bị thu khoản phí này. Một số trường hợp là hãng tàu thu phí hoặc cảng thu phí tùy vào thỏa thuận giữa hai bên đối với từng tình huống cụ thể.

Vì sao doanh nghiệp phải chịu Storage Charge?

Storage Charge là loại phí mà khách hàng chỉ phải nộp khi container lưu tại cảng đã quá hạn miễn phí. Đối với những lô hàng được lưu tại cảng trong thời gian quy định thì thường không phải nộp khoản phí này. Vậy tại sao các doanh nghiệp lại phải chịu phí Storage?

Trên thực tế, doanh nghiệp phải nộp phí do thời gian lưu kho kéo dài vì những nguyên nhân sau:

  • Chậm trễ trong khâu khai báo thủ tục Hải Quan: Một số đơn vị do chủ quan hoặc chưa có kinh nghiệm xử lý thủ tục Hải Quan thường xảy ra lỗi khi khai báo. Việc thủ tục Hải Quan không được giải quyết nhanh gọn sẽ khiến thời gian vận chuyển bị ảnh hưởng, làm phát sinh nhiều khoản phí khi xuất nhập khẩu lô hàng.
  • Khâu làm hàng chậm trễ: Hoạt động làm hàng tại cảng của một số đơn vị thường khá chậm và xảy ra nhiều lỗi ngoài ý muốn. Do đó, ít nhiều ảnh hưởng đến thời gian lưu container tại cảng và gây phát sinh phí.
  • Trễ chứng từ: Để hoàn tất các thủ tục khai báo Hải Quan nhanh chóng thì việc chuẩn bị đầy đủ chứng từ cần thiết là điều rất quan trọng. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó mà khách hàng không chuẩn bị trễ các loại chứng từ nên phát sinh thêm thời gian và chi phí ngoài ý muốn.
  • Lỗi chứng từ: Một trong những chứng từ nộp cho Hải Quan bị sai sót về thông tin nên bên Hải Quan yêu cầu chỉnh sửa lại. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian lưu kho hàng hóa tại cảng.
  • Mất chứng từ: Một trong những vấn đề thường xảy ra gây phát sinh Storage Charge đó chính là mất chứng từ. Việc chứng từ bị mất có thể phát sinh khi vận chuyển hoặc do khách hàng quản lý hồ sơ không chặt. Do đó, để hoàn tất thủ tục Hải Quan và chuyển hàng đi thì họ phải có đủ chứng từ để khai báo theo quy định.
Phí Storage

Một số lý do doanh nghiệp phải chịu phí Storage khi xuất nhập khẩu hàng hóa

Phí Storage khác gì so với phí DEM trong xuất nhập khẩu?

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa hai loại phí là Storage và DEM. Một số người cho rằng đây là cùng một loại phí. Thế nhưng, thực tế đây là hai loại phí khác nhau. Vậy cụ thể phí Storage và DEM khác nhau như thế nào?

Phí Storage

Đây thực chất là loại phí được tách ra từ phí DEM nên thường bị mọi người đánh đồng là một và dễ xảy ra nhầm lẫn. Tuy Storage Charge cũng là phí lưu container tại bãi nhưng cách thức nộp phí lại khác DEM. Cụ thể, khách hàng sẽ trực tiếp nộp phí cho cảng chứ không phải hãng tàu thu phí của khách rồi nộp cho cảng.

* Để giúp bạn hiểu rõ hơn, bạn có thể theo dõi ví dụ sau:

Lô hàng của bạn được nhập khẩu vào cảng Hải Phòng và được hãng tàu miễn phí DEM 5 ngày cho bạn. Tuy nhiên, đã quá 5 ngày miễn phí, nhưng bạn không đến nhận hàng nên lô hàng được lưu tại bãi của hãng tàu. Khi hàng lưu tại bãi bạn sẽ phải trả phí DEM.

Tiếp đó, khi đến nhận hàng, bạn chở hàng về kho để làm hàng. Trong khi đó, quá trình làm hàng mất nhiều thời gian hơn quy định phải trả container cho hãng tàu. Với trường hợp này bạn phải trả phí Storage và phí DET.

Phí DEM

Khác với Storage Charge, Phí DEM (Demurrage Charge) là phí lưu container tại bãi mà hãng tàu thu khách hàng. Thực chất, phí DEM là phí mà cảng sẽ thu của hãng tàu và sau đó hãng tàu sẽ thu của khách hàng và nộp lại cho cảng theo thỏa thuận. Thông thường, phí DEM được tính trên mỗi đơn vị Container.

Theo đó, mỗi hãng tàu sẽ đưa ra thời gian miễn phí cụ thể cho khách khi lưu container tại bãi. Tùy thuộc vào quy định của từng hãng mà thời gian có thể kéo dài từ 3 – 5 ngày. Vì vậy, khi quá thời gian miễn phí, khách hàng phải nộp thêm phí DEM.

Cụ thể, với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu sẽ phải nộp phí DEM như sau:

  • Đối với hàng nhập khẩu: Hàng hóa sau khi hoàn tất thủ tục Hải Quan và được thông quan sẽ được hãng tàu dỡ hàng rồi lưu tại bãi container của họ. Tiếp đó, hãng tàu sẽ gửi lệnh giao hàng (D/O), giấy báo hàng đến cho người nhận hoặc chủ hàng. Nếu quá thời gian 1 – 7 ngày (với container khô) và 1 – 3 ngày (với container lạnh) nhưng họ không đến lấy hàng thì chủ hàng phải thanh toán thêm phí DEM cho hãng tàu.
  • Đối với hàng xuất khẩu: Sau khi nhận được xác nhận thủ tục đặt hàng trước của khách hàng với hãng tàu (Booking Confirmation) từ hãng tàu thì khách hàng căn cứ vào thời gian xuất hàng để chở hàng lên cảng. Thông thường, thời gian kéo hàng lên cảng trước 1 – 7 ngày (với container khô), 1 – 3 ngày (container lạnh). Nếu bạn chở hàng đến cảng trước thời gian này thì phải trả phí DEM cho hãng tàu.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ và chi tiết về phí Storage. Hy vọng với chia sẻ này bạn đã “bỏ túi” cho mình những kiến thức quan trọng liên quan đến hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.