Phí DET là gì? So sánh phí DET với phí DEM và Storage chi tiết nhất

Bên cạnh phí Storage, phí DEM thì DET là loại phí tiếp theo được nhắc đến khá nhiều trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, khi hàng hóa được lưu tại kho vượt quá thời gian miễn phí thì khách hàng phải nộp phí DET cho hãng tàu. Vậy cụ thể, phí DET là gì? Phí DET, DEM và Storage có điểm gì giống và khác nhau? Bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Phí DET là gì?

DET là thuật ngữ thường được sử dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu. DET thực chất là từ viết tắt của cụm từ Detention Charge có nghĩa là phí lưu container tại kho. Loại phí này sẽ được khách hàng đóng cho hãng tàu chứ không phải trực tiếp đóng cho cảng.

DET Charge cũng tương tự như phí DEM, loại phí này cũng có quy định và chính sách cụ thể về thời gian miễn phí lưu container tại kho. Theo đó, từng hãng tàu sẽ đưa ra mốc thời gian cụ thể là bao nhiêu ngày cho việc miễn phí cước.

Thông thường, cước DET Charge sẽ được tính theo ngày và tùy thuộc vào chủng loại, kích thước của container lưu tại kho khi vận chuyển. Cụ thể, đối với hàng xuất khẩu và nhập khẩu, phí sẽ được tính như sau:

  • Đối với hàng xuất khẩu: Khoản phí này sẽ được thu nếu như bạn lấy container ra sớm hơn thời gian quy định của hãng tàu. Theo đó, hãng tàu sẽ đưa ra thời gian cụ thể cho phép bạn lấy container ra. Nếu như bạn lấy container ra sớm hơn tức là trước ngày quy định thì bạn sẽ phải trả phí DET. Ngược lại, nếu bạn lấy container ra muộn hơn thì không bị thu phí này.
  • Đối với hàng nhập khẩu: DET Charge được tính từ ngày bạn trả rỗng container muộn hơn so với thời gian miễn phí mà hãng tàu quy định.
Phí DET

Khái niệm về DET Charge bạn cần nắm chắc

Phí DET khác gì so với phí DEM và phí Storage?

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, DET, DEM và Storage là ba loại phí được nhắc đến rất nhiều khi vận chuyển hàng hóa. Bởi đây là loại phí dễ phát sinh trong quá trình vận chuyển mà chủ hàng cần nắm chắc để tránh những tranh chấp không đáng có khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy cụ thể, 3 loại phí này có điểm gì giống nhau và khác nhau?

Điểm giống nhau

  • Đều là phí được thu khi xuất nhập khẩu hàng hóa
  • Đều được thu sau khi hàng hóa đã hết thời gian miễn phí lưu kho, lưu cảng theo quy định của hãng tàu.
  • Đều được thu dựa vào chủng loại và kích thước của container.

Điểm khác nhau

Để giúp bạn phân biệt được 3 loại phí này trong hoạt động xuất nhập khẩu, bạn có thể theo dõi bảng so sánh dưới đây của chúng tôi:

Tiêu chí Phí DET Phí DEM Phí Storage
Khái niệm DET (detention charge) là phí lưu container tại kho được đóng cho hãng tàu DEM (demurrage charge) là phí lưu container tại bãi của cảng do hãng tàu thu. Storage Charge được hiểu là phí lưu Container tại cảng, không thông qua hãng tàu mà khách hàng sẽ đóng trực tiếp cho cảng.
Đối với hàng xuất khẩu Được tính từ khi bạn lấy container ra sớm hơn thời gian quy định của hãng tàu. Sau 1 – 7 ngày đối với container khô và 1 – 3 ngày đối với container lạnh nếu hàng còn lưu tại bãi thì sẽ phải nộp phí.
Đối với hàng nhập khẩu Được tính khi thời gian trả rỗng container trễ hơn so với thời gian miễn phí. Sau 1 – 7 ngày đối với container khô và 1 – 3 ngày đối với container lạnh nếu hàng còn lưu tại bãi thì sẽ phải nộp phí.

Làm cách nào hạn chế các loại phí khi xuất nhập khẩu hàng hóa?

Việc phát sinh phí trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa là điều mà không ai mong muốn khi vận chuyển. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nào đó khiến thời gian lưu hàng tại cảng, tại kho kéo dài hơn so với thời gian miễn phí. Vì vậy mà chủ hàng sẽ phải chi trả thêm một số loại phí tùy vào tình trạng cụ thể của lô hàng.

Thế nhưng, bạn có thể hạn chế được điều này nếu “bỏ túi” cho mình một số giải pháp nhất định. Cụ thể, bạn có thể áp dụng một số cách như:

Phí DET

Một số cách giúp bạn hạn chế các loại phí khi xuất nhập khẩu hàng hóa

  • Chuẩn bị đầy đủ hóa đơn, chứng từ khi xuất nhập khẩu: Để xuất khẩu hay nhập khẩu được hàng hóa thì bắt buộc mọi người phải tiến hành khai báo Hải Quan. Việc khai báo Hải Quan nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian lưu hàng tại kho hoặc cảng. Do đó, nếu bạn chuẩn bị đầy đủ hóa đơn, chứng từ cần thiết và hạn chế được sai sót khi khai báo sẽ hạn chế được tình trạng hàng lưu khó quá thời gian miễn phí.
  • Kiểm tra kỹ thông tin trên chứng từ: Một số trường hợp khi khai báo Hải Quan do chứng từ bị sai thông tin nên khiến quá trình làm thủ tục bị gián đoạn. Lô hàng của bạn có thể phải đợi đến khi hoàn tất quá trình chỉnh sửa chứng từ mới có thể thông quan. Vì vậy, để hàng hóa được thông quan nhanh chóng, bạn nên chú ý kiểm tra kỹ chứng từ khi làm thủ tục Hải Quan.
  • Bảo quản cẩn thận chứng từ khi vận chuyển: Để tránh trường hợp mất chứng từ khi vận chuyển làm ảnh hưởng đến hoạt động khai báo, bạn cần lưu ý bảo quản chứng từ, hóa đơn thật cẩn thận.
  • Nắm chắc về thời gian hết hạn miễn phí ngày lưu kho: Đối với từng loại hàng khi vận chuyển, bạn cần nắm chắc được thời gian miễn phí lưu kho cho lô hàng. Nhờ đó, bạn có thể chủ động công việc xử lý đơn hàng nhanh hơn để đảm bảo không phát sinh phí.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về phí DET. Với chia sẻ này, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để xác định được các loại phí khi xuất nhập khẩu hàng hóa cho mình.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.