Master Bill là gì? Phân biệt Master Bill và House Bill chi tiết nhất

Master Bill là chứng từ quan trọng được sử dụng trong hoạt động vận tải hàng hóa qua đường biển. Loại chứng từ này do hãng tàu phát hành và quy định một số điều khoản quan trọng mà các bên cần nắm được khi vận chuyển hàng hóa. Vậy Master Bill là gì? Có điểm gì khác biệt so với House Bill?

Master Bill (MBL) là gì?

Master Bill hay Master Bill of Lading là vận đơn đường biển do hãng tàu phát hàng. Loại chứng từ này được gọi là vận đơn chủ và thường được viết tắt là MBL hoặc MB/L để đại diện cho người đứng tên trên Bill với tư cách là chủ hàng hóa (Shipper).

Thông thường, để nhận biết được MBL, mọi người có thể xác định qua một số thông tin hãng tàu trên vận đơn như tên công ty, logo, số điện thoại, văn phòng hãng tàu. Ví dụ một số hãng tàu như Yang Ming, SITC, MCC, OOCL,…

Trên MBL, người gửi hàng và nhận hàng có thể là chủ hàng thực tế hoặc Forwarder. Tức là, tại mục shipper (người gửi)  và Consignee (người nhận) trên MBL có thể được ghi chú theo hai trường hợp như:

  • Shipper: Là người thực tế xuất khẩu hàng hóa (Real shipper) hoặc công ty giao nhận trung gian (Forwarder).
  • Consignee: Là người thực tế nhập khẩu hàng hóa (Real consignee) hoặc đại lý của Forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent).
Master Bill

Khái niệm về Master Bill bạn cần nắm chắc

Vì sao phát sinh Master Bill khi vận chuyển hàng hóa?

Khi thực hiện nghiệp vụ vận tải quốc tế qua đường biển, thông thường người mua và người bán có thể sử dụng 2 cách để đặt booking cho hàng hóa xuất khẩu. Đó là:

  • Booking trực tiếp với hãng tàu: Tức là bạn sẽ trực tiếp liên hệ booking tàu, tiến hành chi trả mọi loại phí cho hãng tàu như phí Local Charge, cước vận tải,…
  • Booking qua Forwarder (công ty giao nhận): Tức là bạn chỉ cần chi trả các khoản phí cho Forwarder, còn họ sẽ tiến hành booking tàu, trả lại khoản phí bạn đã nộp cho hãng tàu. Tuy nhiên, Forwarder sẽ giữ lại một khoản tiền được xem như lợi nhuận khi họ thực hiện việc làm trung gian booking cho bạn.

Như vậy có thể thấy, chủ hàng hoặc Forwarder đều có thể thực hiện việc booking với hãng tàu. Do đó, trên vận đơn do hãng vận tải cấp có thể xảy ra 2 trường hợp với người đứng tên trong ô Shipper và Consignee.

  • Trường hợp 1: Shipper là người xuất khẩu thực tế hàng hóa (Real shipper) và Consignee là người nhập khẩu thực tế hàng hóa (Real consignee). Đối với trường hợp này, hãng tàu sẽ phát hành MBL và không phát sinh House Bill. Lô hàng chỉ có một bộ Bill duy nhất do hãng vận tải cấp.
  • Trường hợp 2: Shipper là công ty trung gian thực hiện việc booking giúp chủ hàng thực tế (Forwarder) và Consignee là đại lý của Forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent). Ở trường hợp này, lô hàng sẽ có đến 2 bộ vận đơn là House Bill (HBL) và Master Bill (MBL). Cụ thể, MBL do hãng tàu cấp cho Forwarder còn HBL do Forwarder cấp cho người gửi hàng thực tế.

Nội dung trong Master Bill gồm những gì?

Trên MBL thể hiện một số nội dung cơ bản như:

  • Thông tin của người gửi hàng xuất khẩu, có thể là Real Shipper hoặc Forwarder.
  • Thông tin của người nhận hàng xuất khẩu, có thể là Real Consignee hoặc đại lý Forwarder (Forwarder Agent).
  • Tên của tàu vận chuyển, điểm khởi hành và điểm đến.
  • Thông tin về hàng hóa vận chuyển như tên hàng, số lượng, khối lượng, số hiệu, ngày hàng được xếp lên tàu,…
  • Các điều khoản quy định chi tiết quyền và trách nhiệm giữa các bên. Đây sẽ là căn cứ pháp lý để xử lý những tình huống xảy ra tranh chấp.
  • Thời hiệu khiếu nại cho MBL 1 năm.
  • Các điều khoản thanh toán.
  • Trên MBL sẽ có logo hãng tàu, tên hãng tàu, số điện thoại, văn phòng của hãng tàu.
  • MBL có dẫn chiếu một số công ước quốc tế phổ biến như Hague Rules, Hague Visby Rules hoặc Hamburge Rules.
Master Bill

Những thông tin cần chú ý trên MBL

Phân biệt Master Bill và House Bill qua từng tiêu chí

Với một số người, nhất là những người ít khi tham gia vào hoạt động vận tải đường biển, họ thường không phân biệt được Master Bill và House Bill khác nhau như thế nào. Do đó, để giúp bạn phân biệt được hai loại vận đơn này, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây:

Điểm giống nhau

Dù là hai loại vận đơn khác nhau, nhưng MBL và HBL vẫn có một số điểm chung nhất định. Cụ thể:

  • Đây đều là những loại vận đơn có hình thức và tác dụng giống nhau.
  • Đều có thể làm được Bill gốc (Original Bill) và Surrender Bill, Seaway bill…

Điểm khác nhau

MBL và HBL có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Tiêu chí Master Bill House Bill
Chỉnh sửa Bill gốc Khó chỉnh sửa Bill gốc Dễ chỉnh sửa Bill gốc do vận đơn này do forwarder phát hành kèm logo của họ theo mẫu.
Rủi ro với chủ hàng Làm MBL ít gặp rủi ro cho chủ hàng. Vì, nếu xảy ra sự cố, họ có thể cầm Bill gốc đến kiện hãng tàu để đảm bảo quyền lợi. Làm HBL gặp nhiều rủi ro cho chủ hàng hơn. Vì khi gặp rủi ro, bạn chỉ có thể cầm Bill đến kiện forwarder. Trong khi đó, nhiều công ty nhỏ có thể trốn tránh trách nhiệm và không giải quyết cho bạn.
Mối quan hệ điều chỉnh Điều chỉnh mối quan hệ giữa người vận chuyển thực tế (người có tàu) và người booking, đặt chỗ trên tàu (Real shipper hoặc Forwarder). Điều chỉnh mối quan hệ của chủ hàng và bên trung gian (Forwarder).
Quy tắc tác động Chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… Không chịu tác động của các quy tắc.
Hình thức Có hình logo của hãng tàu. Có hình logo của công ty forwarder.
Dấu và chữ ký Chỉ có duy nhất 1 dấu và 1 chữ ký. Có thể có 2 dấu, 2 chữ ký.
Địa điểm đến Trên vận đơn ghi cảng đến (Port). Trên vận đơn ghi nơi nhận hàng (có thể là kho bãi của bên trung gian).

Ví dụ chi tiết về MBL và HBL trong vận chuyển hàng hóa

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Master Bill và House Bill, bạn có thể theo dõi qua ví dụ được chúng tôi chia sẻ dưới đây:

* Ví dụ: Người gửi hàng A (Shipper), gửi hàng cho người nhận là B (Consignee) nhưng chủ hàng booking tàu qua bên trung gian là công ty Forwarder C vận chuyển đến cảng Incheon (Hàn Quốc) đi hãng tàu OOCL. Công ty Forwarder C có đại lý Forwarding Agent D tại cảng Incheon. Cụ thể:

  • Làm Master Bill: Người xuất khẩu hàng thực tế (Real Shipper A) sẽ thỏa thuận với công ty Forwarder C book tàu đi Incheon và yêu cầu lấy Bill gốc do hãng tàu phát hành. Trên Bill ghi rõ, người gửi (Shipper) là A và người nhận (Consignee) là B (người nhận hàng thực tế). Khi hàng đến Incheon thì hãng tàu OOCL sẽ gửi thông báo hàng đến D/O cho người nhận B ra nhận hàng. Như vậy có thể thấy trên vận đơn công ty Forwarder C không xuất hiện và họ chỉ thay mặt Shipper A book tàu.
  • Làm House Bill: Shipper A thỏa thuận với công ty Forwarder B book tàu đi Incheon và B book tàu qua hãng tàu OOCL. Khi book tàu, OOCL sẽ cấp cho công ty Forwarder B một Bill gốc (MBL) ghi tên người gửi (Shipper) là B và người nhận là đại lý Forwarding Agent D tại cảng đến. Tiếp đó, công ty Forwarder B sẽ phát hành Bill gốc House Bill (HBL) theo form của họ và ghi trên vận đơn Shipper là người A, Consignee là người B. Khi hàng đến nơi, đại lý Forwarding Agent D sẽ thông báo cho người nhận B đến nhận hàng.

Như vậy có thể thấy, MBL do hãng tàu OOCL cấp còn House Bill do công ty Forwarder C cấp.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về Master Bill. Hy vọng với chia sẻ này bạn đã có thêm kiến thức về các loại vận đơn được sử dụng để vận chuyển hàng hóa qua đường biển.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.