Điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu là gì? Thông tin đúng và chính xác nhất

FCA là một trong những điều kiện thuộc bộ quy tắc Incoterms 2010. Điều kiện này thường được sử dụng cho hoạt động thương mại quốc tế, cụ thể là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Để các bên sử dụng điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu hiệu quả và nhận được nhiều lợi ích, bạn nên “bỏ túi” cho mình những thông tin quan trọng được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu là gì?

FCA thực chất là điều kiện giao nhận hàng hóa được quy định chi tiết trong bộ quy tắc Incoterms 2010. Trong tiếng Anh, FCA là từ viết tắt của cụm từ Free Carrier có nghĩa tiếng Việt là giao hàng cho người chuyên chở.

Theo đó, khi sử dụng điều kiện FCA trong giao dịch mua bán, người bán có trách nhiệm giao hàng đã hoàn thành các thủ tục thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại một địa điểm nào đó được hai bên thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng ngoại thương.

Quá trình chuyển hàng của người bán chỉ thực sự hoàn thành và hết trách nhiệm khi hàng hóa được họ giao cho người chuyên chở do người mua thuê an toàn. Tất cả các rủi ro, tổn thất và chi phí liên quan đến lô hàng sẽ được chuyển sang cho người mua khi người bán hoàn tất nhiệm vụ giao hàng. Do đó, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các bên, người bán và người mua nên thống nhất kỹ và quy định chi tiết về địa điểm nhận hàng.

điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu

Khái niệm về điều kiện FCA

Điều kiện FCA quy định trách nhiệm giữa người bán và người mua như thế nào?

Điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ giữa người bán và người mua chi tiết như sau:

Trách nhiệm giữa người bán

Người bán ở đây vừa là người gửi hàng đồng thời vừa là người xuất khẩu hàng hóa sẽ phải thực hiện đúng và đầy đủ các trách nhiệm sau:

  • Cung cấp đúng và đầy đủ hàng hóa theo đúng hợp đồng ký kết với người mua. Đồng thời, họ phải tiến hành giao hàng đến địa điểm đã được hai bên quy định trong hợp đồng cho người chuyên chở do người mua thuê. Trong trường hợp địa điểm giao hàng không được quy định rõ ràng thì hàng sẽ được chuyển đến địa điểm báo trước cho người chuyên chở hoặc là một địa điểm quen thuộc nào đó.
  • Tiến hành thực hiện các thủ tục thông quan xuất khẩu cho lô hàng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, người bán có trách nhiệm cung cấp cho người mua hoặc người vận chuyển do người mua thuê giấy phép xuất khẩu, đảm bảo an ninh hàng hóa. Trong trường hợp có các loại thuế hoặc lệ phí xuất khẩu thì đều do người bán chi trả.
  • Cung cấp tất cả các hóa đơn, chứng từ và bằng chứng về hoạt động giao hàng cho người vận tải.
  • Có trách nhiệm thông báo cho người mua khi thực hiện xong thủ tục thông quan xuất khẩu, khi chuyển hàng cho người vận tải.
  • Các loại chứng từ bắt buộc như hóa đơn thương mại, giấy tờ xuất khẩu, giấy tờ chứng minh cho việc giao hàng đều phải cung cấp đầy đủ cho người mua.

Như vậy, có thể kết luận và hiểu đơn giản như sau:

  • Thủ tục thông quan xuất khẩu do người bán thực hiện còn thông quan nhập khẩu do người mua thực hiện.
  • Người mua phải thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa.
  • Địa điểm giao hàng cho người vận chuyển ở nước của người bán. Thông thường, các địa điểm giao hàng có thể là kho người bán, sân bay đi, cảng xuất.
  • Các chi phí và rủi ro liên quan đến hàng hóa bốc lên phương tiện tại cơ sở của người bán đều sẽ do họ chi trả.

Trách nhiệm giữa người mua

Đối với mua đồng thời là người nhập khẩu, người nhận hàng, điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu quy định trách nhiệm và nghĩa vụ cụ thể như sau:

  • Thanh toán đầy đủ tiền hàng cho người bán theo đúng hợp đồng.
  • Tiến hành ký hợp đồng vận tải, thanh toán cước phí cho dịch vụ. Trong trường hợp, người mua nhờ người bán làm giúp việc này thì cước phí sẽ do người mua chi trả.
  • Lựa chọn người vận chuyển hàng hóa và thông báo cho người bán, người vận chuyển biết thời gian hàng được giao đến là khi nào.
  • Nhận hàng khi người bán chuyển giao và chịu mọi phí tổn cho hàng hóa tại nơi quy định.
  • Tất cả các rủi ro, tổn thất cũng như chi phí phát sinh liên quan đến lô hàng kể từ khi được người bán giao cho người vận chuyển chỉ định đều do người mua chịu trách nhiệm.
  • Tiến hành khai báo và thực hiện các bước thông quan nhập khẩu cho lô hàng. Trong điều kiện hàng hóa phải quá cảnh tại nước thứ ba khi vận chuyển thì người mua cũng phải làm giấy phép và các thủ tục cần thiết cho lô hàng.
  • Người mua sẽ phải chịu chi phí và rủi ro khi hàng hóa được bốc lên tàu/máy bay (phí THC đầu bốc); khi hàng hóa được dỡ từ máy bay/tàu xuống (phí THC đầu dỡ); khi hàng hóa được chuyển xuống từ phương tiện vận tải tại xưởng của người mua.
điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu

Chú ý khi sử dụng điều kiện FCA

FCA quy định việc chuyển rủi ro ra sao?

Mọi rủi ro và chi phí liên quan đến hàng hóa sẽ được chuyển từ bên bán sang bên mua tại thời điểm mà trách nhiệm về hàng hóa của người bán chấm dứt. Theo đó, khi sử dụng điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu vào giao dịch thương mại, người bán và người mua cần chỉ rõ thời điểm chuyển giao trong hợp đồng.

Hiện nay, tùy thuộc vào loại hình vận chuyển và điểm chuyển giao rủi ro sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

Đối với vận chuyển đường sắt

Nếu hàng hóa được vận chuyển qua đường sắt và điều giao hàng là toa tàu thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc khi họ xếp hàng lên tàu và chuyển giao cho người vận tải ủy quyền của người mua. Trong trường hợp hàng hóa gửi đi là hàng lẻ không chứa trong container thì việc giao hàng hoàn thành khi người bán giao lại hàng cho đơn vị thu gom tại điểm tiếp nhận quy định.

Đối với vận chuyển đường bộ

Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi hàng hóa vận chuyển theo đường bộ được bên bán xếp lên phương tiện vận tải của người mua cung cấp. Đồng thời số hàng này phải được bàn giao cho người vận chuyển do người mua thuê.

Đối với vận chuyển đường thủy nội địa

Điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu quy định điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua cụ thể như sau:

Nếu việc bốc hàng diễn ra tại cơ sở của người bán hoặc tạ bên cảng thì người bán chỉ hoàn thành trách nhiệm khi hàng hóa được xếp lên tàu do người mua thuê. Với trường hợp hàng hóa được giao đến địa chỉ của người vận chuyển thì quá trình chuyển giao rủi ro hoàn tất khi lô hàng được bàn giao cho người vận tải do người mua thuê.

Đối với vận chuyển đường biển

Hàng hóa vận chuyển Full Container (FCL) thường được vận chuyển đến ga cuối của cảng. Với trường hợp này, rủi ro về hàng hóa từ người bán chuyển cho người mua khi container được chuyển vào cơ sở bến cảng quy định và hàng được thông quan.

Hàng hóa vận chuyển là hàng lẻ (LCL) thì người bán phải chuyển hàng đến các địa điểm gom hàng (kho CFS). Đối với trường hợp này, rủi ro được chuyển giao khi hàng hóa được giao cho một hãng tàu biển hoặc một người đại diện cho hãng tàu.

Ưu điểm và nhược điểm của điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu

Tương tự như nhiều điều kiện khác, điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu cũng có những ưu điểm và nhược điểm cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Hàng hóa do người bán cung cấp có thể tăng giá bán do họ phải chi trả nhiều khoản phí phát sinh cho lô hàng khi thực hiện trách nhiệm của mình.
  • Đối với người mua, họ có thể nắm được thông tin chính xác về các chi phí trong quá trình bốc xếp, vận chuyển hàng hóa. Nhờ đó, ít khi họ gặp phải tình trạng “mất tiền oan” do người bán thổi phồng chi phí vận chuyển.
  • Người mua không cần lo lắng về việc lấy được giấy phép xuất khẩu theo quy định để thực hiện các thủ tục thông quan cho hàng hóa vì người bán đã đảm nhận công việc này.

Nhược điểm

  • Tất cả các đề xuất phát sinh giữa người bán và người mua trong hoạt động vận chuyển đều có thể bị người bán tính phí. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người bán phải chịu thêm rủi ro khi vận chuyển.
  • Hàng hóa khi hoàn tất thủ tục thông quan xuất khẩu thì trách nhiệm của người bán về cơ bản đã được chấp rứt. Do đó, để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và hạn chế rủi ro người mua nên mua bảo hiểm cho lô hàng.
  • Người mua phải cung cấp chính xác về địa điểm giao hàng để đảm bảo quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi nhất.

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về điều kiện FCA trong xuất nhập khẩu, hy vọng bạn đã “bỏ túi” cho mình thêm nhiều kiến thức quan trọng. Để sử dụng điều kiện này một cách hiệu quả trong hoạt động ngoại thương, bạn nên ứng dụng một cách khoa học và hợp lý vào hoàn cảnh thực tế.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.