Tiết lộ thông tin cực chuẩn về điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu

Incoterms là bộ quy tắc tập hợp 11 điều kiện giao nhận hàng hóa thường được sử dụng trong hoạt động thương mại. Trong đó, DDU được biết đến là điều kiện thông dụng khá “quen mặt” với “dân chuyên” trong ngành. Tuy nhiên, với những người ít khi tham gia vào lĩnh vực này thì gần như họ không có khái niệm chính xác về điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu. Do đó, để giúp bạn có thêm thông tin chi tiết về DDU, bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics sẽ chia sẻ chi tiết nhất.

Điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu là gì?

DDU là tên viết tắt của cụm từ Delivered Duty Unpaid có nghĩa là giao chưa nộp thuế. Đây là một trong những hình thức giao hàng chưa thanh toán thuế thường được sử dụng trong hoạt động thương mại.

Theo đó, khi sử dụng điều kiện này, nhà tiếp thị (người bán) có trách nhiệm chuyển hàng an toàn đến địa điểm chỉ định đã được hai bên thống nhất. Đồng thời, họ cũng phải chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro, chi phí liên quan đến lô hàng khi đến địa điểm đó. Tuy nhiên, chi phí liên quan đến thuế nhập khẩu thì người bán không phải chi trả. Trong khi đó, người mua cũng có trách nhiệm chi trả chi phí vận chuyển hàng hóa và trả thuế nhập khẩu cho lô hàng.

Điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu

Khái niệm về điều kiện DDU

Trách nhiệm giữa các bên trong điều kiện DDU như thế nào?

Hiện nay, điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu quy định rõ ràng trách nhiệm giữa các bên cụ thể như sau:

Trách nhiệm của bên bán

  • Người bán có trách nhiệm cung cấp hàng hóa đúng và đầy đủ theo hợp đồng. Đồng thời, họ cũng phải cung cấp chứng từ liên quan, hóa đơn thương mại phù hợp với yêu cầu của hợp đồng mua bán.
  • Tất cả các rủi ro cũng như việc tiến hành các thủ tục thông quan hàng xuất khẩu, quá cảnh qua nước khác và lấy giấy phép xuất khẩu đều do bên bán chịu trách nhiệm.
  • Người bán có trách nhiệm ký hợp đồng vận tải và thanh toán mọi chi phí để chuyển hàng đến địa điểm chỉ định. Trong trường hợp hai bên chưa thỏa thuận về điểm đến thì người bán có thể tự lựa chọn địa điểm phù hợp với mình tại nơi đích theo quy định.
  • Hàng hóa khi vận chuyển phải đặt dưới sự định đoạt của người mua hoặc của người được người mua chỉ định trên phương tiện vận tải hàng đến, tại điểm đến quy định vào ngày hoặc thời gian vận chuyển cụ thể.
  • Bên bán không có trách nhiệm ký hết hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa.
  • Người bán phải chịu mọi rủi ro, tổn thất, mất mát và hư hỏng hàng hóa cho đến khi  hoàn tất quá trình giao hàng đến địa điểm quy định theo đúng thỏa thuận. Tuy nhiên, người bán sẽ không phải nộp lệ phí hay thuế nhập khẩu. Người mua sau khi tiếp nhận hàng sẽ chịu mọi rủi ro, chi phí liên quan đến hàng hóa.

Trách nhiệm của bên mua

  • Người mua phải thanh toán đúng và đầy đủ tiền hàng cho người mua theo đúng hợp đồng mua bán.
  • Các rủi ro và chi phí thuộc về người mua đều do họ chịu trách nhiệm. Đồng thời họ phải lấy giấy phép nhập khẩu, hoàn thành các thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng.
  • Người mua không có nghĩa vụ ký kết hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm.
  • Người mua phải nhận hàng khi hàng hóa đã được chuyển giao đầy đủ, đúng quy định từ người bán.
  • Tất cả các rủi ro, mất mát, hư hỏng của hàng hóa từ thời điểm nhận hàng từ người bán đều do người mua chịu.
  • Mọi chi phí phát sinh về hàng hóa sau khi nhận từ người bán đều do người mua chi trả.
  • Người mua phải chịu mọi chi phí phát sinh về việc mất mát, hư hỏng hàng hóa từ ngày thỏa thuận cho đến khi hết hạn giao hàng.
  • Chịu mọi chi phí phát sinh về mất mát về hư hỏng hàng từ ngày thỏa thuận hoặc ngày hết hạn giao hàng, do không thông báo, nhưng với điều kiện hàng thuộc hợp đồng đã được tách riêng biệt.
  • Người mua phải nộp lệ phí, các khoản thuế nhập khẩu hàng hóa, sắp xếp vị trí nhận và bốc dỡ hàng từ phương tiện xuống địa điểm quy định.
Điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu

Lưu ý khi sử dụng điều kiện DDU khi giao dịch mua bán

Lợi ích khi sử dụng điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu

Sử dụng điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu mang đến cho các bên liên quan lợi ích như:

  • Điều kiện DDU giúp đảm bảo quyền lợi đồng đều cho cả bên bán và bên mua. Nếu như bên bán phải chịu trách nhiệm cho rủi ro, chi phí liên quan đến hoạt động vận tải hàng hóa thì người mua cũng có trách nhiệm chịu rủi ro, làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chi trả chi phí phát sinh cho lô hàng sau khi tiếp nhận.
  • Vận chuyển hàng hóa theo điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu giúp cho việc theo dõi hàng hóa trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. Bởi, thông thường, điều kiện này được áp dụng với hàng hóa vận chuyển trong nước. Trong khi đó, theo dõi lô hàng trong nước sẽ dễ dàng hơn với lô hàng vận tải quốc tế. Do đó, khi áp dụng DDU, người bán có thể kiểm tra tình trạng hàng hóa đã đi đến đâu và người mua nhận được hay chưa.
  • Điều kiện DDU giúp hai bên tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng hóa. Người bán tiết kiệm được chi phí xuất khẩu còn bên mua có thể thương lượng để giảm giá sản phẩm vì họ đã chịu các khoản phí khi nhận hàng và chi phí liên quan.

Tóm lại, để sử dụng điều kiện DDU trong xuất nhập khẩu hiệu quả nhất, bạn nên nắm chắc các thông tin về điều kiện này được chúng tôi chia sẻ trên đây. Đồng thời, bạn nên căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn điều kiện giao nhận hàng hóa phù hợp và có lợi nhất cho mình.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.