[TỔNG HỢP] từ A – Z về chuỗi cung ứng đầy đủ và chi tiết nhất

Chuỗi cung ứng là thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, do không hiểu rõ thuật ngữ này nên mọi người thường nhầm lẫn nó với cụm từ khác đó là Logistics. Vậy thực chất, chuỗi cung ứng là gì? Bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.

Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là gì?

Chuỗi cung ứng hay còn được gọi là Supply Chain. Đây là một hệ thống gồm tổ chức; hoạt động; thông tin; con người; các nguồn lực trực tiếp, gián tiếp thực hiện vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà cung cấp, nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng.

Để thực hiện được hoạt động này, một chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà cung cấp và nhà sản xuất mà hơn nữa phải có kho lưu trữ, nhà vận chuyển, nhà bán lẻ và khách hàng.

Tương tự như Supply Chain tổng thể, Supply Chain của một công ty cũng được vận hành với nhiều thành phần. Theo đó, chuỗi cung ứng của công ty sẽ gồm có các phòng ban như phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng chăm sóc khách hàng,.. Các phòng ban này đều được liên kết chặt chẽ, phối hợp cùng nhau để đi đến mục đích cuối cùng là đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

chuỗi cung ứng

Khái niệm về chuỗi cung ứng bạn cần nắm chắc

Quản trị chuỗi cung ứng là gì?

Ngoài việc quan tâm đến Supply Chain là gì? Nhiều người còn băn khoăn không biết quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa (Supply Chain Management – SCM) là như thế nào?

Theo CSCMP (Council of Supply Chain Management Professionals) thì quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa là toàn bộ hoạt động quản lý hậu cần. Tức là bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch, quản lý các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn hàng, thu mua và gồm cả Logistics.

Ngoài ra, Supply Chain Management – SCM còn gồm có sự phối hợp, hợp tác của đối tác trong cùng một chuỗi. Các đối tác ở đây có thể là nhà cung cấp, khách hàng hoặc bên cung cấp dịch vụ thứ 3.

Như vậy có thể thấy, bản chất của Supply Chain Management – SCM là hoạt động tích hợp cả quản trị cung cầu bên trong và bên ngoài của các đơn vị với nhau. Đồng thời, nó còn đảm nhận chức năng kết nối các chức năng kinh doanh chính và quy trình kinh doanh của một doanh nghiệp thành mô hình gắn kết với hiệu suất làm việc cao hơn.

Sơ đồ Supply Chain hiện nay như thế nào?

Mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference Model) ra đời từ những năm 1990 đã trở thành chuẩn mực về chuỗi cung ứng hàng đầu thế giới. Nó không chỉ được nhiều công ty tham chiếu mà còn được họ ứng dụng vào thực tế để phát triển chuỗi cung ứng của họ.

Hiện nay, hoạt động của mô hình SCOR gồm 6 quy trình là: Lập kế hoạch (Plan), sản xuất dịch vụ (Make), mua sắm (Source), phân phối (Deliver), Logistics ngược (Retum) và hệ thống công nghệ (Enable). Hoạt động quản lý theo mô hình SCOR được thực hiện theo chiều ngang nên khác với phương pháp quản lý cũ theo phòng ban trước đây.

Việc thay đổi phương pháp quản lý giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Theo đó, các hoạt động được phối hợp nhịp nhàng, tăng hiệu suất công việc và giá trị cho doanh nghiệp. Đồng thời, thúc đẩy hoạt động Logistics, giao nhận, kiểm soát hoạt động tồn kho, dịch vụ khách hàng, quản lý nguồn lực, chiến lược sản xuất và có thể dự báo tương lai. Nhờ đó, hoạt động của doanh nghiệp được vận hành ổn định và mang lại hiệu quả tốt nhất.

chuỗi cung ứng

Quy trình trong mô hình SCOR

Supply Chain gồm những thành phần nào?

Hiện nay, một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được cấu thành từ 5 thành phần cơ bản là nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất,  nhà phân phối, đại lý bán lẻ và khách hàng. Cụ thể:

  • Nhà cung cấp nguyên liệu: Là thành phần quan trọng giúp đảm bảo yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp.
  • Nhà sản xuất: Là thành phần giúp biến nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, nhà sản xuất và nhà cung cấp nguyên liệu có mối liên kết chặt chẽ. Nếu một trong hai bên gặp trục trặc thì đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng.
  • Nhà phân phối: Để thành phẩm đến được tay khách hàng thì bắt buộc phải có nhà phân phối. Họ sẽ đảm nhận hoạt động phân phối hàng hóa đến đại lý bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, hàng tạp hóa,… để họ chuyển tiếp hàng đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
  • Đại lý bán lẻ: Nhiệm vụ của họ là phân phối hàng hóa đến cho người dùng. Do đó, họ thường nhập hàng số lượng lớn, đảm bảo tồn kho và bán lẻ cho từng khách hàng.
  • Khách hàng: Là những người cuối cùng trong chuỗi, đồng thời cũng là người tiêu thụ cuối cùng. Họ có thể mua hàng trực tiếp từ nhà phân phối hoặc đại lý bán lẻ trong cùng một chuỗi cung ứng.

Vai trò của Supply Chain

Chuỗi cung ứng là hệ thống có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp. Theo đó, nếu Supply Chain Management – SCM hoạt động tốt thì doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường và có nhiều điều kiện để doanh nghiệp mở rộng, phát triển. Ngược lại, nếu Supply Chain Management – SCM hoạt động kém hiệu quả thì kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp nhận về sẽ kém hơn.

Như vậy có thể thấy, nếu hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa đảm bảo được yếu tố đầu vào và đầu ra, giảm lượng hàng tồn thì có thể mang đến doanh thu tốt cho doanh nghiệp. Cụ thể, những lợi ích nhận được gồm có:

  • Giảm từ 25 – 50% chi phí quản lý Supply Chain Management – SCM
  • Giảm từ 25 – 60% lượng hàng tồn kho
  • Cải thiện từ 30 – 50% vòng cung ứng đơn hàng
  • Tăng 25 – 80% độ chính xác trong việc dự báo nhu cầu cho hoạt động sản xuất
  • Tăng 20% mức lợi nhuận sau thuế nhận được cho doanh nghiệp

Chỉ cần đảm bảo được hoạt động của chuỗi cung ứng thì doanh nghiệp có thể tăng lợi thế trong kinh doanh, tối đa hóa chi phí và tăng lợi nhuận lên mức cao nhất. Thậm chí, nếu doanh nghiệp tăng được mối liên kết và phối hợp nhịp nhàng giữa các thành phần là nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ với nhau thì còn nhận về nhiều hiệu quả tốt hơn nữa.

Tóm lại, để đạt được hiệu quả sản xuất, kinh doanh tốt nhất, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng và vận hành trơn tru chuỗi cung ứng của mình. Việc quản trị chặt chẽ cũng là yếu tố giúp tối đa hóa chi phí và tăng doanh thu cho doanh nghiệp hiệu quả.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.