Thuế chống trợ cấp và 5 thông tin quan trọng bạn cần nắm chắc

Bên cạnh các loại thuế như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ thì thuế chống trợ cấp là loại thuế tiếp theo được bổ sung áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. Theo đó, một số loại hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam có thể xem xét thu thuế chống trợ cấp. Vậy cụ thể loại thuế này là gì? Điều kiện áp dụng như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được đáp án chính xác.

Thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng) là gì?

So với nhiều loại thuế khác, thuế chống trợ cấp có lẽ là loại thuế mà ít người biết đến nhất. Bởi, không phải hàng hóa nào khi nhập khẩu vào Việt Nam cũng chịu loại thuế này. Do đó, việc hiểu rõ loại thuế này là gì với nhiều người còn khá hạn chế.

Vì vậy, để giúp cá nhân, doanh nghiệp hiểu rõ về thuế chống trợ cấp, tại Khoản 6, Điều 4 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 đã giải thích chi tiết như sau: “Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”

Ngoài ra, bạn có thể hiểu như sau: Thuế chống trợ cấp hay còn gọi là thuế đối kháng. Đây là khoản thuế bổ sung so với thuế nhập khẩu thông thường và được đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp nhập khẩu.

Việc thu thuế được coi như biện pháp chống trợ cấp nhằm vào các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).

thuế chống trợ cấp

Khái niệm chi tiết về thuế chống trợ cấp (thuế đối kháng)

Điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp

Về điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế đối kháng đã được quy định chi tiết tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 13 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Căn cứ vào Điều luật, có thể xác định điều kiện và áp dụng thuế như sau:

Điều kiện áp dụng thuế 

Thuế đối kháng sẽ được áp dụng với 2 điều kiện chính:

  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật.
  • Hàng hóa nhập khẩu vào Việt nam là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, đây có thể là nguyên nhân ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

Nguyên tắc áp dụng thuế

Đối với nguyên tắc áp dụng thuế đối kháng, có 4 nguyên tắc gồm:

  • Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
  • Việc áp dụng thuế đối kháng được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật.
  • Thuế đối kháng được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam.
  • Việc áp dụng thuế đối kháng không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

Thời hạn áp dụng thuế đối kháng

Đối với thời hạn áp dụng thuế đối kháng, được quy định tại khoản 3, Điều 13 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau: “Thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực. Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.”

Tương tự như thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ, thuế đối kháng cũng cần căn cứ vào một số quy định khi áp dụng. Cụ thể, khi áp dụng loại thuế này, bạn cần tìm hiểu chi tiết tại Điều 15 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016. Căn cứ vào đó, chúng tôi có thể liệt kê cụ thể như sau:

  • Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế đối kháng phải được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống trợ cấp.
  • Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế đối kháng mà người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
  • Việc áp dụng thuế đối kháng sẽ do Bộ Công thương quyết định.
  • Việc kê khai, thu, nộp và hoàn thuế đối kháng sẽ do Bộ Tài chính quy định.
  • Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
thuế chống trợ cấp

Thời gian áp dụng thuế đối kháng theo quy định

Danh sách hàng hóa chịu thuế chống trợ cấp

Căn cứ vào hồ sơ Điều tra thuế đối kháng của Bộ Công thương, hiện nay chưa có danh sách hàng hóa chịu thuế trợ cấp. Tuy nhiên, tùy vào sự thay đổi của từng năm mà có thể sẽ có loại hàng chịu thuế theo quy định. Do đó, bạn nên chú ý cập nhập các văn bản luật, quy định mới nhất để nắm được thông tin này một cách chính xác.

Xác định hàng hóa được trợ cấp và tính toán thiệt hại như thế nào?

Như phần 1 đã giải thích, thuế chống trợ cấp là loại thuế đối kháng được thu đánh vào các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được trợ cấp trong hoạt động nhập khẩu. Do đó, để xác định hàng hóa được trợ cấp và tính toán được thiệt hại, bạn cần căn cứ vào một số quy định cụ thể.

Xác định hàng hóa được trợ cấp

Để xác định được loại hàng nhập khẩu có được trợ cấp hay không, cơ quan điều tra của nước nhập khẩu sẽ tiến hành tính toán mức trợ cấp của hàng hóa đó. Phương pháp tính toán sử dụng phải tuân thủ pháp luật của nước điều tra về loại hàng này. Tuy nhiên, về cơ bản việc tính toán sẽ áp dụng theo một số nguyên tắc của WTO gồm có:

  • Trong trường hợp, Nhà nước cho doanh nghiệp vay một khoản tiền với lãi suất thấp hơn mức lãi suất thương mại thì mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa hai mức lãi suất này.
  • Trong trường hợp, Nhà nước bảo lãnh vay với phí bảo lãnh thấp hơn chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho các khoản vay thương mại tương tự (nhưng không có sự bảo lãnh của Nhà nước) thì mức trợ cấp sẽ được tính là phần chênh lệch giữa hai mức bảo lãnh này.
  • Trong trường hợp, Nhà nước mua hoặc cung cấp hàng hoá, dịch vụ với giá mua cao hơn mức hợp lý hoặc giá cung cấp thấp hơn mức hợp lý (xác định theo các điều kiện thị trường của hàng hoá/dịch vụ liên quan thì mức trợ cấp được tính là mức chênh lệch giá.

Biên độ trợ cấp được tính theo phần trăm mức trợ cấp trên trị giá hàng hoá.

thuế chống trợ cấp

Xác định hàng hóa được trợ cấp theo quy định

Tính toán thiệt hại

Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống trợ cấp và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống trợ cấp.

  • Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới hai dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần).
  • Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể.
  • Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỉ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp cho bạn 5 thông tin quan trọng về thuế chống trợ cấp bạn cần nắm chắc. Hy vọng, bạn đã có thêm kiến thức để hiểu rõ hơn về loại thuế này.

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên không còn phù hợp do những thay đổi trong chính sách của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý cập nhật thêm nhiều văn bản luật mới để hiểu rõ hơn về nội dung này.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.