XEM NGAY: Thủ tục nhập khẩu mực in về Việt Nam mới nhất

Thủ tục nhập khẩu mực in là thông tin quan trọng đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp tìm hiểu. Bởi, thời gian gần đây mặt hàng này thường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu về nước. Vậy cụ thể, thủ tục nhập khẩu mực in được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn.

Quy định về chính sách nhập khẩu mực in

Khi nhập khẩu mực in, chính sách nhập khẩu là thông tin được rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp quan tâm. Bởi đây là căn cứ giúp họ biết được mặt hàng này có được phép nhập khẩu không và các thủ tục liên quan được quy định như thế nào?

Với mặt hàng mực in, đây là sản phẩm không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu về Việt Nam. Mặt hàng này cũng không thuộc quản lý chuyên ngành của các bộ và không có chính sách nhập khẩu đặc biệt. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện các thủ tục theo hướng dẫn, quy định tương tự như hàng hóa thông thường.

Quá trình thực hiện các thủ tục phải đảm bảo chính xác và tuân thủ đúng hướng dẫn của Cơ quan Hải quan. Trường hợp không hiểu rõ về các thủ tục cần thực hiện, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan do một số đơn vị cung cấp để hoạt động nhập khẩu diễn ra suôn sẻ.

Thủ tục nhập khẩu mực in

Một số quy định về chính sách nhập khẩu mực in bạn cần nắm chắc

Mã HS của mực in

Bất cứ mặt hàng nào khi nhập khẩu, dù là hàng hóa thông thường hay hàng phải kiểm tra chuyên ngành thì doanh nghiệp cũng cần xác định được mã HS cho hàng thực tế nhập khẩu. Bởi đây là căn cứ giúp doanh nghiệp nắm được chính sách về thuế và các quy định liên quan khi nhập khẩu mặt hàng này.

Đối với mặt hàng mực in, doanh nghiệp có thể tham khảo mã HS được chúng tôi chia sẻ dưới đây. Cụ thể:

Mã HS Mô tả hàng hóa
32.15 Mực in, mực viết hoặc mực vẽ và các loại mực khác, đã hoặc chưa cô đặc hoặc làm thành thể rắn
– Mực in:
3215.11 – – Màu đen:
3215.11.10 – – – Mực in được làm khô bằng tia cực tím
3215.11.90 – – – Loại khác
3215.19.00 – – Loại khác
3215.90 – Loại khác:
3215.90.10 – – Khối carbon loại dùng để sản xuất giấy than
3215.90.60 – – Mực vẽ hoặc mực viết
3215.90.70 – – Mực dùng cho máy nhân bản thuộc nhóm 84.72
3215.90.90 – – Loại khác

Thủ tục nhập khẩu mực in về Việt Nam

Như chúng tôi đã chia sẻ ở mục 1, mực in là mặt hàng không thuộc quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép. Đây cũng là mặt hàng không có chính sách đặc biệt khi nhập khẩu. Vì vậy doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục nhập khẩu mực in như bình thường.

Cụ thể, doanh nghiệp cần đảm bảo chuẩn bị đúng, đầy đủ các giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ hải quan; Tiến hành mở tờ khai và các thủ tục thông quan hàng hóa. Quy trình nhập khẩu mực in tuân thủ theo quy định và hướng dẫn của cơ quan hải quan.

Về hồ sơ nhập khẩu mực in, doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ, chứng từ được quy định chi tiết tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC).  Bộ hồ sơ cơ bản gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu theo mẫu
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading (Vận tải đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – C/O) Nộp trong trường hợp doanh nghiệp muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi. (nếu có)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu theo mẫu, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa. Cụ thể, doanh nghiệp phải mở tài khai điện tử, truyền tờ khai, nhận kết quả phân luồng để biết được hàng hóa đó có đủ điều kiện được thông quan theo quy định hay không.

Về quy trình làm thủ tục cụ thể, doanh nghiệp có thể liên hệ với Cơ quan Hải quan hoặc các đơn vị chuyên môn để được hỗ trợ.

Thủ tục nhập khẩu mực in

Hồ sơ nhập khẩu mực in cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng từ theo quy định

Quy định về thuế khi nhập khẩu mực in

Bên cạnh thông tin về thủ tục nhập khẩu mực in, nhiều người còn băn khoăn không biết quy định về thuế khi nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Bởi mỗi loại hàng nhập khẩu đều có quy định riêng về thuế quan và mức thuế phải nộp.

Đối với mặt hàng mực in, doanh nghiệp nhập khẩu về Việt Nam cần phải nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mức thuế cụ thể phải nộp là:

  • Thuế VAT của mực in là 10%.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mực in hiện hành là 5-7% (Tùy vào từng mã HS)

* Lưu ý: Trường hợp nhập khẩu mực in từ các nước, quốc gia có ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, doanh nghiệp có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trong Hiệp định.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu mực in. Với chia sẻ này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các thủ tục để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các bước nhập khẩu hàng hóa.

* Lưu ý: Nội dung trong bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể không còn phù hợp với quy định nhập khẩu trong từng thời điểm. Để cập nhật thông tin mới nhất và được tư vấn chi tiết về thủ tục nhập khẩu, bạn vui lòng liên hệ với Thông Tiến Logistics qua hotline: 1800 6963.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.