Phương thức thanh toán L/C trong giao dịch thương mại quốc tế
Thanh toán L/C là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong các giao dịch xuất nhập khẩu hiện nay, bởi nó mang đến rất nhiều lợi ích cho cả nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng tham gia. Vậy thanh toán L/C là gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong nội dung dưới đây.
Nội dung bài viết
Thanh toán L/C là gì?
Thanh toán L/C là tên viết tắt của cụm từ Letter of Credit hay còn gọi là thư tín dụng. Đây là bức thư do ngân hàng phát hành theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Nội dung bức thư sẽ là cam kết trả một số tiền nhất định cho người xuất khẩu ở một thời điểm nhất định, nếu người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù có điều khoản phù hợp với thông tin được nêu trong thư tín dụng.
Bên xuất khẩu cũng sẽ có một ngân hàng đại diện và khi thực hiện giao dịch mua bán nhà xuất khẩu cũng sẽ chuyển bộ chứng từ hợp lệ cho ngân hàng đại diện của mình.
Hình thức thanh toán L/C sẽ có sự tham gia của đối tượng bao gồm:
- Người xin mở thư tín dụng (applicant): Người mở thư tín dụng đó là nhà nhập khẩu hoặc người mua hàng ủy thác cho một đơn vị nhập khẩu khác.
- Ngân hàng mở thư tín dụng (Issuing or Opening Bank): Là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu và trực tiếp cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu.
- Người hưởng lợi (Beneficiary): Là người xuất khẩu hay chủ thể được hưởng lợi mà người xuất khẩu chỉ định.
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising or Notifying Bank): Là ngân hàng đại diện cho nhà xuất khẩu, người được hưởng lợi từ hình thức thanh toán L/C.
- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): Là ngân hàng đứng ra xác nhận thư tín dụng, nếu ngân hàng mở L/C không có đủ khả năng thanh toán cho bên xuất khẩu khi bên này cung cấp đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ, thì ngân hàng này sẽ đứng ra thanh toán cho nhà xuất khẩu.
Phân loại phương thức thanh toán L/C
Về cơ bản, phương thức thanh toán L/C được phân làm 9 loại, mỗi loại sẽ có đặc điểm khác nhau. Cụ thể:
L/C có thể hủy ngang (Revocable LC)
Là phương thức thanh toán L/C có thể tùy chỉnh nội dung bên trong hoặc tự sửa mà không cần thông báo cho nhà xuất khẩu. Với loại thư tín dụng này sẽ khiến cho nhà xuất khẩu gặp rủi ro khi hàng được vận chuyển trước thời điểm người nhập khẩu chuyển tiền. Chính vì thế, hình thức này chỉ áp dụng trong những trường hợp cả 2 bên đã hợp tác lâu dài và có sự tin tưởng lẫn nhau.
L/C không thể hủy ngang (Re-revocable LC)
Là hình thức áp dụng rộng rãi trong giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa. Đối với loại thư tín dụng này sẽ không được phép sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực L/C nếu các bên chưa thỏa thuận xong xuôi.
L/C đặc biệt (điều khoản đỏ – Red Clause LC)
Loại L/C này không được sử dụng rộng rãi, bởi sử dụng L/C này người xuất khẩu sẽ được hưởng một số tiền nhất định theo tỷ lệ % giá trị L/C. Lúc này ngân hàng phát hành sẽ ủy quyền cho ngân hàng chiết khấu thanh toán cho nhà xuất khẩu một số tiền dựa trên chứng từ xuất khẩu của nhà xuất khẩu.
Nhà xuất khẩu sẽ phải bồi hoàn nếu không xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ và số tiền ứng trước vẫn dựa trên yêu cầu của nhà xuất khẩu.
Trong giao dịch này, nhà nhập khẩu sẽ là người chịu rủi ro, bởi số tiền ứng trước có thể sử dụng không đúng mục đích, hàng lỗi, không giao hàng đúng hạn hay nhà xuất khẩu giao chứng từ không đúng quy định…
L/C tuần hoàn (Revolving LC)
Thanh toán L/C tuần hoàn được sử dụng nhiều lần do có thể tự động khôi phục lại giá trị sau khi hết hạn. Đây cũng là loại L/C không được phép hủy ngang.
L/C chuyển nhượng (Re-revocable Transferable LC)
Thanh toán L/C chuyển nhượng là phương thức không thể hủy ngang. Trong giao dịch này, người thụ hưởng đầu tiên được phép chuyển nhượng cho người thứ 2 (người thứ 2 không được phép chuyển nhượng cho người khác).
Giá trị của L/C được chuyển nhượng có thể là toàn bộ hoặc một phần. Như vậy, người thụ hưởng đầu tiên đóng vai trò là người môi giới hoặc mua bán mà không trực tiếp cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu.
L/C giáp lưng (Back to Back Re-revocable L/C)
L/C giáp lưng là phương thức thanh toán đặc biệt và được sử dụng rộng rãi trong giao dịch quốc tế. Phương thức thanh toán này áp dụng khi các nhà xuất khẩu mua hàng (thường là nguyên liệu, linh kiện) từ nhà xuất khẩu khác.
Nhà xuất khẩu sẽ gửi cho ngân hàng của mình thư tín dụng mà nhà nhập khẩu gửi cho mình để làm căn cứ mở L/C cho nhà cung cấp hàng hóa (L/C giáp lưng). Một khi L/C giáp lưng được mở thì 2 bộ L/C sẽ độc lập với nhau, lúc này ngân hàng mở L/C giáp lưng có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
L/C dự phòng (Standby L/C) và L/C xác nhận (Confirmed Re-revocable L/C)
Hiện tại, có rất ít giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa sử dụng L/C dự phòng và L/C xác nhận. Bởi 2 loại L/C này chỉ có tác dụng đảm bảo cam kết thanh toán từ ngân hàng hoặc các bên nghi ngờ năng lực thanh toán của ngân hàng chiết khấu.
L/C trả ngay (L/C at sight)
Thanh toán L/C trả ngay là khi người xuất khẩu nhận được tiền ngay xuất trình bộ chứng từ theo đúng quy định cho ngân hàng thông báo. Đồng thời, người xuất khẩu cũng sẽ phải thực hiện phát hành hối phiếu để trả ngay cho người nhập khẩu.
L/C trả chậm (Deferred payment L/C)
Thanh toán L/C trả chậm sẽ không được phép hủy ngang, theo đó ngân hàng phát hành sẽ phải cam kết với nhà xuất khẩu sẽ thanh toán trong một khoảng thời gian quy định cụ thể trong bộ chứng từ gốc mà không cần hối phiếu.
Nếu ngân hàng mở L/C chỉ định ngân hàng khác thanh toán giao dịch, thì ngân hàng này sẽ có trách nhiệm bồi hoàn số tiền tương ứng cho ngân hàng thanh toán.
Quy trình thực hiện thanh toán L/C trong giao dịch thương mại quốc tế
Về cơ bản quy trình thực hiện thanh toán L/C sẽ được thực hiện theo một số bước cụ thể như sau:
Bước 1: Người xuất khẩu và người nhập khẩu khi ký kết hợp đồng sẽ kèm theo điều khoản thanh toán bằng phương thức L/C.
Bước 2: Người nhập khẩu sẽ gửi yêu cầu ngân hàng mình sử dụng phát hành thanh toán L/C.
Bước 3: Ngân hàng phát hành lập L/C và gửi thông báo cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của người xuất khẩu.
Bước 4: Sau khi nhận được thông tin, ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra thông tin của L/C, nếu đúng quy định ngân hàng này sẽ thông báo cho người xuất khẩu.
Bước 5: Nhà xuất khẩu sẽ kiểm tra lại thông tin thư tín dụng và nếu không có vấn đề gì sẽ giao hàng cho người nhập khẩu theo đúng quy định. Trong trường hợp thư tín dụng có sai sót, sẽ được người nhập khẩu yêu cầu sửa lại.
Bước 6: Khi giao hàng thành công, người xuất khẩu sẽ lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng của mình để yêu cầu thanh toán.
Bước 7: Ngân hàng lúc này sẽ kiểm tra bộ chứng từ, nếu hợp lệ sẽ tiến hành thanh toán theo đúng yêu cầu. Ngược lại, nếu có vấn đề sai sót sẽ từ chối thanh toán tiền hàng.
Bước 8: Nếu thông tin hợp lệ, ngân hàng được chỉ định sẽ gửi bộ chứng từ này sang cho bên ngân hàng phát hành để yêu cầu hoàn trả tiền đã chi ra.
Bước 9: Ngân hàng phát hành sẽ đứng ra kiểm tra thông tin chứng từ, nếu hợp lệ sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng chỉ định.
Bước 10: Sau khi chuyển tiền xong, ngân hàng phát hành sẽ đòi tiền nhà người nhập khẩu. Lúc này, người nhập khẩu sẽ thanh toán tiền và nhận bộ chứng từ từ ngân hàng này.
Bước 11: Nhà nhập khẩu sẽ kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy thông tin đầy đủ thì sẽ thanh toán tiền cho ngân hàng hoặc chấp nhận hối phiếu.
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng phương thức thanh toán L/C
Ưu điểm của thanh toán L/C
Đối với người xuất khẩu
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán theo đúng quy định được đề cập trong thư tín dụng, mà không phải lo lắng đến việc nhà nhập khẩu có muốn trả tiền hay không.
- Việc chậm trễ khi giao chứng từ cũng được hạn chế một cách tốt nhất.
- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành việc thanh toán sẽ được thực hiện ngay hoặc trả vào một ngày cụ thể (nếu áp dụng L/C trả chậm).
- Khách hàng có thể đề nghị được chiết khấu L/C, số tiền này sẽ được sử dụng cho việc chuẩn bị hợp đồng.
Đối với nhà nhập khẩu
- Chỉ khi hàng hóa được giao thì người nhập khẩu mới phải thanh toán cho người xuất khẩu.
- Người nhập khẩu có thể an tâm khi nhận hàng, bởi người xuất khẩu sẽ phải thực hiện đúng theo các cam kết trong L/C thì mới được chấp nhận thanh toán tiền.
Đối với Ngân hàng
- Ngân hàng sẽ được thu phí dịch vụ khi thực hiện các công việc mở L/C, phí chuyển tiền…
- Mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp và ngân hàng khác.
Nhược điểm của thanh toán L/C
Phương thức chuyển tiền L/C có nhược điểm đó là quá trình thanh toán kỹ lưỡng, máy móc và các bên phải kiểm tra kỹ càng về việc lập và kiểm tra thông tin chứng từ. Bởi nếu có sai sót trong quá trình thực hiện, sẽ dẫn đến việc đối tác từ chối thanh toán. Còn phía ngân hàng nếu để ra sai sót sẽ gây nên hậu quả rất lớn.
Hi vọng, với bài viết trên đây đã mang đến cho bạn thêm kiến thức bổ ích về phương thức thanh toán L/C trong giao dịch thương mại quốc tế. Nếu có thắc mắc về thuế và các thủ tục hải quan, bạn hãy liên hệ đến Thông Tiến Logistics để được giải đáp tốt nhất.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi