Phí CIC là gì? Thông tin chi tiết từ A – Z về phí CIC cực chính xác

Phí CIC là loại phụ phí được hãng tàu thu người xuất khẩu nhằm bù đắp chi phí vận chuyển khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Dù khá quen thuộc, nhưng với nhiều người việc hiểu rõ về CIC còn khá mơ hồ. Do đó, để giúp bạn nắm được thông tin chi tiết về loại phí này, Thông Tiến Logistics sẽ tổng hợp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Phí CIC là gì?

CIC từ tên viết tắt của cụm từ Container Imbalance Charge hay Equipment Surcharge, có nghĩa là phụ phí mất cân bằng container. Đây là loại phụ phí được các hãng tàu thu người xuất khẩu khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển với mục đích bù đắp chi phí vận chuyển. Chi phí vận chuyển ở đây là chi phí chuyển container rỗng từ nơi thừa container đến nơi cần sử dụng container rỗng để đóng hàng xuất khẩu.

Sở dĩ, tình trạng thừa container rỗng và thiếu container xuất hiện vì hiện nay, cán cân xuất nhập khẩu của một số quốc gia đang bị mất cân bằng. Do đó, đối với các quốc gia nhập siêu, họ thường thừa container rỗng. Trong khi đó, với các quốc gia xuất siêu, họ lại thiếu container rỗng để sử dụng.

Ví dụ: Các quốc gia nhập siêu hiện nay gồm có Việt Nam, Mỹ, EU,… thường có số lượng container rỗng lớn sau khi nhập khẩu. Ngược lại, một số quốc gia xuất siêu như Ấn Độ, Trung Quốc lại cần nhiều container rỗng để đóng hàng xuất khẩu. 

Do đó, việc chuyển container rỗng từ nơi thừa đến nơi có nhu cầu dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, hoạt động vận chuyển này lại khiến các hãng tàu phát sinh chi phí. Vì vậy, để bù đắp chi phí đó, hãng tàu thường thu thêm phụ phí mất cân bằng container. Mức phí này sẽ phát sinh và thay đổi theo từng thời điểm trong năm. Cụ thể, thời điểm mất cân bằng container nhiều thì hãng tàu sẽ thu còn khi mất cân bằng ít thì hãng tàu không thu.

Phí CIC

Khái niệm về phí CIC

Cách tính phí CIC như thế nào? Khi nào thu phụ phí mất cân bằng container

Ngoài việc “bỏ túi” cho mình thông tin cơ bản về khái niệm phí mất cân bằng container, bạn cũng cần nắm được cách tính cũng như thời điểm thu loại phí này khi chuyển hàng theo đường biển. Vậy cụ thể, cách tính phí mất cân bằng container và thời điểm thu loại phí này như thế nào?

Cách tính phí mất cân bằng Container

Thông thường, phí mất cân bằng container sẽ được hãng tàu thu một lần tại nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Tuy nhiên, theo thông lệ thì khoản phí này thường được thu tại cảng nhập khẩu. Do đó, để biết được bên nào cần thanh toán phí mất cân bằng container, từ khi booking tàu hai bên cần thỏa thuận rõ phí sẽ do bên nào chi trả. Việc thống nhất bên chịu phí sẽ tránh được tình trạng hãng tàu thu phí 2 lần.

Trong trường hợp người mua thanh toán CIC thì phụ phí này không được tính thêm vào giá bán hàng hóa. Ngược lại, nếu người bán chi trả CIC thì phụ phí sẽ được cộng vào giá bán hàng hóa.

Hiện nay, mức phí CIC đang dao động khoảng 85 USD/ container 20 feet và 170 USD/ container 40 feet. Đây không phải mức phí cố định mà có thể thay đổi tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.

Khi nào thu phí mất cân bằng Container?

Với nhiều người, nhất là những người ít khi vận chuyển hàng hóa theo đường biển, họ thường không biết khi nào phải nộp phụ phí mất cân bằng container. Thực tế, phụ phí mất cân bằng container sẽ được thu theo một mức nhất định và chỉ áp dụng vào từng tuyến vận chuyển.

Theo đó, nếu các tuyến vận chuyển được thực hiện từ các quốc gia xuất siêu thì đa phần đều sẽ phải đóng khoản phí này. Bởi vì, họ thường thiếu hụt container rỗng để đóng hàng xuất khẩu. Đặc biệt, vào những thời điểm hoạt động mua bán diễn ra sôi động như cuối năm, các dịp lễ,… nhu cầu cần sử dụng container rỗng tăng cao. Do đó, phí mất cân bằng container thường được thu nhiều hơn.

Điều kiện phải cộng phí CIC như thế nào?

Phí mất cân bằng container chỉ điều chỉnh cộng khi đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Phụ phí mất cân bằng container do bên mua thanh toán và nó chưa được tính vào giá trị thực tế phải thanh toán.
  • Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Các chứng từ liên quan có thể đo lường được. Trong trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu có khoản điều chỉnh cộng nhưng không có chứng từ liên quan thì không được tính theo phương pháp trị giá giao dịch.
  • Thông thường, phụ phí mất cân bằng container thường được Hải Quan yêu cầu doanh nghiệp cộng vào giá trị tính thuế. Do đó, bạn nên chú ý làm rõ khoản phí này trong hợp đồng vận tải với hãng tàu để tránh bị thu quá cao.
Phí CIC

Một số điều kiện để cộng phí CIC khi xuất nhập khẩu

Phí mất cân bằng Container do Consignee (người nhận) hay Shipper (người gửi) nộp?

CIC là loại phí có thể được cộng vào cước vận tải thu shipper (người gửi) hoặc consignee (người nhận). Tùy thuộc vào hợp đồng vận tải của hai bên sẽ quy định cụ thể đâu là bên chịu phí mất cân bằng container. Cụ thể có hai trường hợp:

1. Trong trường hợp đóng hàng xuất khẩu: Nếu thiếu container thì hãng tàu buộc phải vận chuyển container thừa đến nơi thiếu để đóng hàng và phát sinh phí CIC. Với tình huống này, phí mất cân bằng container phát sinh trước khi đóng hàng và trước khi về đến cảng nhập đầu tiên. Do đó, phí này sẽ được cộng với cước tàu và xuất hiện trong hợp đồng vận tải với hãng tàu.

  • Ví dụ: Công ty A xuất khẩu hàng hóa, nhưng đang đóng hàng thì hết container. Lúc này, hãng tàu sẽ phải chuyển container rỗng từ nơi khác về và làm phát sinh phí CIC ở nước xuất khẩu. Do đó phụ phí mất cân bằng container được cộng vào cước tàu và ghi trong hợp đồng vận tải với hãng tàu. 

2. Trong trường hợp hàng hóa về đến cảng nhập đầu tiên: Hàng hóa sau khi về đến cảng nhập, nhưng nước nhập không có hàng ngay để chuyển container về lại cảng xếp hàng thì họ phải trả phụ phí mất cân bằng container để hãng tàu chuyển container rỗng từ nơi không có nhu cầu đến nơi có nhu cầu.

  • Ví dụ: Đối với lô hàng nhập khẩu, sau khi hàng về đến cảng dỡ hàng, các nước nhập khẩu không chờ đến khi có hàng để xuất khẩu lại qua cảng xếp hàng ở nước xuất khẩu ban đầu. Do đó, để vận chuyển container rỗng từ cảng dỡ hàng về cảng xếp hàng, hãng tàu phải tiến hành vận chuyển nên họ sẽ thu thêm phí mất cân bằng container.

Trên đây là tổng hợp đầy đủ và chi tiết của chúng tôi về phí CIC trong hoạt động xuất nhập khẩu qua đường biển. Với thông tin này, hy vọng bạn đã hiểu rõ phí mất cân bằng container là gì? Khi nào phải nộp khoản phí này để tránh “mất tiền oan” khi vận chuyển hàng hóa.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.