Ký kết hợp đồng thuê tàu vận chuyển bạn cần nắm chắc thông tin gì?

Hợp đồng thuê tàu vận chuyển là văn bản quan trọng mà bất cứ ai khi thuê tàu cũng cần có. Bởi, hợp đồng là căn cứ giúp xác định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan đối với hoạt động thuê tàu vận chuyển. Thế nhưng, với những người lần đầu thực hiện nghiệp vụ này, họ còn khá mơ hồ về hợp đồng thuê tàu. Vì vậy, để giúp bạn nắm được những thông tin quan trọng về văn bản này, bạn có thể tham khảo chia sẻ dưới đây của Thông Tiến Logistics.

Hợp đồng thuê tàu vận chuyển là gì?

Với nhiều người, nhất là những người ít khi tham gia vào hoạt động vận tải đường biển, họ thường không hiểu rõ hợp đồng thuê tàu là gì? Thậm chí, một số người dù đã từng nghe đến, nhưng lại không hiểu đúng bản chất của loại hợp đồng này.

Trên thực tế, hợp đồng thuê tàu vận chuyển được hiểu là bản hợp đồng có sự thỏa thuận, giao ký giữa người thuê tàu với chủ tàu hoặc đơn vị vận chuyển phụ trách. Theo đó, căn cứ vào hợp đồng, phía chủ tàu hoặc đơn vị cho thuê sẽ cho phép người thuê tàu được sử dụng tàu biển trong một thời gian nhất định với mục đích cụ thể. Việc sử dụng tàu được hai bên thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng, người thuê cần thực hiện đúng theo điều khoản đó. Khi ký kết hợp đồng thuê tàu, người thuê phải trả phí cho chủ tàu.

Ngoài hợp đồng thuê tàu vận chuyển nói chung, nhiều đơn vị còn tiến hành ký kết hợp đồng thuê tàu chuyến. Loại hợp đồng này thường được ký kết khi người thuê cần vận chuyển một khối lượng hàng hóa như than đá, quặng, xi măng, phân bón, dầu mỏ, sắt thép,…

Hợp đồng thuê tàu vận chuyển

Khái niệm về hợp đồng khi thuê tàu vận chuyển hàng hóa

Hợp đồng thuê tàu vận chuyển quy định những gì?

Để quy định rõ ràng trách nhiệm giữa các bên trong hợp đồng thuê tàu vận chuyển, văn bản này chỉ rõ:

  • Các bên của hợp đồng gồm có: chủ tàu (người chuyên chở, đơn vị vận chuyển) và người thuê tàu.
  • Quy định về tàu vận chuyển: Tàu là phương tiện vận tải biển được sử dụng để thực hiện quá trình vận chuyển hàng hóa. Loại tàu thuê phải được hai bên xác định và thỏa thuận các đặc trưng cơ bản như: Tên tàu, chất lượng, động cơ, quốc tịch tàu, trọng tải, dung tích, vị trí tàu,…
  • Quy định về hàng hóa chuyên chở: Khi người thuê thuê tàu để chuyên chở một khối lượng hàng hóa nhất định thì họ và chủ tàu phải quy định rõ ràng các nội dung sau: tên hàng, đặc điểm của hàng hóa và loại bao bì sử dụng. Tùy theo loại hàng vận chuyển mà số lượng hàng có thể chở theo trọng lượng hoặc thể tích.
  • Quy định về cảng bốc dỡ hàng hóa: Người thực hiện hoạt động vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu đến cảng bốc dỡ hàng do người thuê chỉ định. Thời gian chuyển hàng đến nơi cũng phải tuân thủ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng. Về cảng xếp dỡ, số lượng cảng cũng như số lượng hàng hóa xếp dỡ tại mỗi cảng như thế nào sẽ do hai bên thỏa thuận chi tiết trong hợp đồng.
  • Thời gian tàu đến cảng xếp hàng: Đây là thời gian mà tàu phải có mặt tại cảng để chuẩn bị xếp hàng lên tàu. Thời gian sẽ do hai bên thỏa thuận.
  • Quy định về cước phí thanh toán: Người thuê và chủ tàu sẽ tiến hành thương lượng về cước thuê tàu. Sau khi thương lượng, mức phí được ghi rõ trong hợp đồng thuê tàu vận chuyển. Cụ thể, mức phí là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước. Trong khi đó, đơn vị tính cước là tấn đối với hạng nặng hoặc thể tích đối với hàng cồng kềnh,…
  • Quy định về thời gian làm hàng và dỡ hàng: Đây là thời gian dành cho người thuê tàu bốc hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Thông thường, hai bên sẽ thỏa thuận rõ về thời gian này khi ký kết hợp đồng.
  • Quy định về chi phí bốc dỡ hàng hóa: Chi phí bốc dỡ thường được tính chung vào cước vận chuyển hàng hóa. Do đó, để biết được khoản phí phải trả là bao nhiêu, người thuê nên thống nhất với chủ tàu trước khi ký hợp đồng.
  • Quy định về trách nhiệm và miễn trách nhiệm của người chuyên chở: Hợp đồng thuê tàu vận chuyển cũng quy định rõ trách nhiệm của người chuyên chở. Theo đó, họ sẽ phải chịu trách nhiệm khi hàng hóa bị mất, hư hỏng,…

Các bước thuê tàu vận chuyển như thế nào?

Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng thuê tàu vận chuyển, bạn cần nắm được các bước cần thực hiện cho nghiệp vụ này như sau:

  • Bước 1: Người thuê tàu có thể liên hệ với các công ty Logistics để thuê tàu vận chuyển hàng hóa. Khi đưa ra yêu cầu, họ cần cung cấp một số thông tin về hàng vận chuyển như tên hàng, số lượng, bao bì đóng gói, điểm đến,… để đơn vị cho thuê có thể tìm kiếm loại tàu phù hợp nhất.
  • Bước 2: Sau khi tiếp nhận yêu cầu từ người thuê, công ty Logistics sẽ dựa vào thông tin đó để lựa chọn loại tài phù hợp để vận tải hàng hóa.
  • Bước 3: Khi đã tìm được loại tàu phù hợp, công ty Logistics sẽ đàm phán với chủ tàu về các điều khoản của hợp đồng thuê tàu.
  • Bước 4: Đơn vị Logistics thông tin chi tiết về kết quả đàm phán cho người thuê trước khi ký kết hợp đồng.
  • Bước 5: Chủ tàu và người thuê tàu thống nhất các điều khoản và ký kết hợp đồng.
  • Bước 6: Sau khi hai bên ký kết hợp đồng, căn cứ vào các điều khoản mà các bên liên quan sẽ thực hiện trách nhiệm của mình. Người thuê tàu chịu trách nhiệm chuyển hàng đến cảng, bốc hàng lên tàu. Chủ tàu cấp vận đơn đường biển cho người thuê.
  • Bước 7: Hàng hóa sau khi giao đến nơi an toàn, kiểm tra hoàn tất, người thuê thanh toán đầy đủ chi phí thì hợp đồng chính thức kết thúc.
Hợp đồng thuê tàu vận chuyển

Các bước cần thực hiện khi thuê tàu vận chuyển hàng hóa

Lưu ý khi ký kết hợp đồng thuê tàu vận chuyển bạn cần biết

Khi ký kết hợp đồng, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tính pháp lý của các bên tham gia hợp đồng: Trước khi thuê tàu, bạn cần chắc chắn đơn vị hoặc chủ tàu cho thuê có đủ tư cách pháp nhân đối với dịch vụ này. Theo đó, họ phải được cấp phép kinh doanh trong hoạt động vận tải đường biển, được phép cho thuê tàu theo đúng quy định. Nếu không may chọn phải đơn vị không có tư cách pháp nhân, bạn rất dễ gặp rủi ro khi thuê tàu.
  • Lựa chọn đơn vị đã hoạt động nhiều năm: Để chắc chắn bên cho thuê uy tín, bạn nên tìm đến các đơn vị đã hoạt động nhiều năm hoặc “có tiếng” trên thị trường. Bởi vì, những đơn vị này thường được đánh giá khá cao về độ uy tín cũng như dịch vụ cung cấp nên mới có thể tồn tại trên thị trường lâu đến vậy.
  • Nên mua kèm bảo hiểm cho hàng hóa khi vận chuyển: Đặc biệt, để hàng hóa chuyển đi luôn an toàn cũng như đảm bảo quyền lợi cho mình tốt nhất, khi thuê tàu vận chuyển, bạn nên mua bảo hiểm cho lô hàng.

Với những chia sẻ trên đây của Thông Tiến Logistics về hợp đồng thuê tàu vận chuyển, hy vọng bạn đã nắm được nhiều thông tin quan trọng cho mình. Việc hiểu rõ về loại văn bản này sẽ giúp bạn đảm bảo tốt hơn quyền lợi cho mình khi thuê tàu vận chuyển hàng hóa. Do đó, bạn nên ứng dụng thông tin được chúng tôi chia sẻ một cách khoa học vào thực tế bạn nhé!

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.