Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào Hiệp định VJEPA

Hiệp định VJEPA là sự hợp tác toàn diện rất nhiều lĩnh vực khác nhau của Việt Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh và di chuyển của thể nhân.

Thông tin chung về Hiệp định VJEPA

VJEPA

VJEPA – Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản

VJEPA – Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản, đây được xem là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, cũng như giữa Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua Hiệp định VJEPA cả Việt Nam và Nhật bản sẽ dành nhiều ưu đãi hơn cho nhau so với Hiệp định AJCEP (ASEAN – Nhật Bản). Theo đó, cả 2 nước sẽ cam kết hợp tác toàn diện trên rất nhiều lĩnh vực thương mại hàng hóa, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh và di chuyển thể nhân.

Trong vòng 10 kể từ khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực, Việt Nam sẽ tiến hành tự do hóa khoảng 87,6% kim ngạch thương mại. Về phía Nhật Bản cũng sẽ thực hiện theo đúng cam kết tự do hóa với 94,53% kim ngạch thương mại.

Nội dung chính trong Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

VJEPA

Nội dung chính trong Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có nội dung toàn diện trên rất nhiều lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, di chuyển thể nhân, cải thiện môi trường kinh doanh. Cụ thể:

Về thương mại hàng hóa

Cam kết về thuế quan

Trong cuối lộ trình 2026, phía Nhật Bản sẽ xóa bỏ thuế quan cho 94,45 tổng số dòng thuế trong Biểu thuế của Việt Nam. Trong đó sẽ bao gồm các ngành hàng như: 

  • Đối với ngành nông sản: Nhật Bản sẽ xóa bỏ 36% dòng thuế về nông sản năm 2009 ngay ở thời điểm Hiệp định VJEPA có hiệu lực. Trong lộ trình 10 năm kế tiếp (2019), Nhật Bản sẽ tiếp tục xóa bỏ dần các dòng thuế nông sản trừ Nhóm được loại trừ – Nhóm X (thuộc 735/2350 dòng thuế liên quan đến các mặt hàng nông sản được Nhật Bản kiểm soát chặt bằng hạn ngạch thuế quan và các biện pháp định lượng) và Nhóm đàm phán – Nhóm C2 (đây là nhóm sản phẩm được phía Nhật Bản đang cải cách cơ cấu). 
  • Đối với thủy sản: Trong năm 2009, Nhật Bản sẽ cam kết cắt giảm 19% số dòng thuế, sau 15 năm sẽ cắt giảm là 57% (188/330 dòng), 33% dòng thuế thủy sản (59/330 dòng) áp dụng cho hạn ngạch xuất khẩu. 
  • Đối với hàng công nghiệp: Ngay khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực, Nhật Bản sẽ giảm 95% dòng thuế cho sản phẩm công nghiệp, tiếp tục giảm 97% dòng thuế sau 10 năm. Đối với sản phẩm công nghiệp vẫn áp dụng hạn ngạch nhập khẩu cho 57 dòng thuế (thuộc lĩnh vực giày da, dệt may, da thuộc và 58 dòng thuế không cam kết cắt giảm (các mặt hàng áo da, giày dép).

Về phía Việt Nam sẽ cam kết xóa bỏ thuế quan cho các loại hàng hóa theo lộ trình như:

  • Kể từ năm 2018 trở đi Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan với  41,78% dòng thuế có trong Biểu thuế.
  • Cuối lộ trình năm 2026, Việt Nam sẽ tiếp tục sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 90,64% số dòng thuế có trong Biểu thuế.

Cam kết về quy tắc và Thủ tục Xuất xứ

Trong điều 2 AANZFTA ghi nhận hàng hóa “sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên khác; và đáp ứng tất cả các yêu cầu xuất xứ liên quan khác” thì thỏa mãn quy tắc xuất xứ. Đồng thời, các sản phẩm này phải đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ khác như:

  • Hàng hóa đáp ứng được tiêu chí xuất xứ chung.
  • Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): tối thiểu ở mức 40% hoặc CC
  • Chuyển đổi mã HS (CTC): Sự chuyển đổi này ở cấp 4 số (CTH – nguyên vật liệu không có xuất xứ phải thuộc nhóm HS và khác với nhóm HS thành phẩm.
  • Hàng hóa có quy tắc xuất xứ cụ thể: Hàng hóa không áp dụng tiêu chí xuất xứ chung mà sẽ áp dụng cho những sản phẩm có trong Danh mục quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.

Giấy chứng nhận xuất xứ VJEPA là C/O mẫu VJ. Tất cả các C/O mẫu VJ đang được cấp bản giấy và có thể được cấp trước hoặc sau thời điểm xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó, VJEPA chưa có bất cứ điều khoản gì về việc Tự chứng nhận xuất xứ.

Về thương mại dịch vụ

VJEPA có cam kết với WTO về các định nghĩa, mức độ bảo hộ cạnh tranh trong một số lĩnh vực dịch vụ nhất định. Cụ thể về mức độ mở cửa thị trường dịch vụ sẽ được quy định.

Mức độ cam kết mở cửa mà Việt Nam đưa ra trong VJEPA sẽ tương tự với mức cam kết của Việt Nam với WTO.

Nhật Bản mở cửa dịch vụ cho Việt Nam sẽ rộng hơn so với Nhật Bản cam kết với WTO (nhất là trong dịch vụ về thuế, pháp lý, máy tính, quảng cáo…, các dịch vụ về thông tin, xây dựng, giáo dục, phân phối, môi trường, tài chính, y tế, du lịch).

Về mở cửa thị trường lao động

VJEPA sẽ cam kết mở cửa và tiếp nhận khách kinh doanh và cụ thể là lao động là y tá trong 3 năm, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện theo yêu cầu luật pháp của nước tiếp nhận. Sau thời gian 3 năm có thể gia hạn thêm.

Bên cạnh đó, Nhật Bản còn cam kết dành ưu đãi ODA cho Việt Nam. Cụ thể mỗi năm sẽ  nhận đào tạo 200 – 300 y tá Việt Nam sang Nhật đào tạo và ở lại làm việc với thời gian lên đến 7 năm.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào VJEPA

VJEPA

Hiệp định VJEPA tạo cơ hội giúp doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, nguyên liệu và hàng hóa một cách hiệu quả.

Cơ hội của Việt Nam khi tham gia VJEPA

Khi tham gia vào VJEPA Việt Nam đã có nước phát triển rất tích cực. Trong năm 2007, kim ngạch thương mại 2 chiều tăng hơn 12 tỷ USD và tăng 3 lần so với năm 2000. Năm 2018, tăng 16 tỷ USD vượt mốc năm 2010 là 15 tỷ USD. Hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và Việt Nam cũng phát triển mạnh mẽ với tổng vốn FDI đăng ký của Nhật bản đạt trên 17 tỷ USD (năm 2018) và đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư tại Việt Nam với 4,8 tỷ USD vốn thực hiện.

Hiệp định VJEPA tạo cơ hội giúp doanh nghiệp 2 nước tiếp cận nguồn vốn, công nghệ, nguyên liệu và hàng hóa một cách hiệu quả. Cùng với Hiệp định AJCEP trước đó, VJEPA sẽ hoàn tất chuỗi cung ứng giá trị cho doanh nghiệp cho các nước ASEAN và Nhật Bản. Hiệp định không những không gây ra xáo trộn, mà còn giúp kinh tế của Việt Nam và Nhật Bản có bước chuyển dịch rõ rệt trong mối tương quan giữa 2 nước với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Thông qua Hiệp định VJEPA lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam và sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ và xác lập quan hệ bình đẳng giữa 2 nước.

Thách thức khi tham gia VJEPA

Mặc dù khi tham gia VJEPA, Việt Nam được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế nhưng để tận dụng được cơ hội này không phải là điều dễ dàng bởi:

Nhật Bản là thị trường khó tính nhất thế giới và có những tiêu chí cao về kỹ thuật, quy trình nghiêm ngặt.

Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thường xuyên cập nhật thông tin, nắm rõ lộ trình giảm thuế của từng mặt hàng.

Để hưởng lợi từ hiệp định, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ nội dung Hiệp định và từng điều khoản đối với lĩnh vực mà mình quan tâm. 

Tìm hiểu kỹ tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm sẽ xuất sang Nhật bản, chẳng hạn như tiêu chuẩn an toàn thực phẩm với mặt hàng thủy sản. Đồng thời, mức giá đưa  ra cũng phải có giá cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác.

Các doanh nghiệp muốn tận dụng VJEPA để nâng cao cạnh tranh cũng cần có sự chung tay của nhiều đơn vị liên quan. Điều này đòi hỏi sự đồng bộ từ Chính phủ, cơ quan chức năng, ngân hàng và bản thân của mỗi doanh nghiệp.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.