Hiệp định AJCEP là gì? Các cam kết chung trong Hiệp định AJCEP

Với Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các nước ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) là cố gắng đáng kể cho sự phát triển kinh tế, tài chính trong khu vực và kinh tế trên toàn cầu. Đồng thời, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ và thêm sinh lực cho thương mại và phát triển đầu tư trong khu vực.

Thông tin chung về Hiệp định AJCEP

AJCEP

AJCEP – Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản

AJCEP là từ viết tắt của cụm từ ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership. Đây thực chất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản, hiệp định này được ký kết vào ngày 3/4/2008 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/08/2008. 

Nội dung chính của bản Hiệp định AJCEP xoay quanh các cam kết về thương mại, hàng hóa dịch vụ và hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Nhật Bản.

Các cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa của Hiệp định AJCEP

Để bước vào ký kết Hiệp định AJCEP, ASEAN và Nhật Bản bắt đầu quá trình đàm phán vào năm 2003. Sau 5 năm đàm phán, năm 2008 cả 2 bên chính thức quyết định ký kết hiệp định vào tháng 3/4/2008 và đến tháng 8/2008 Hiệp định mới chính thức có hiệu lực. 

AJCEP là Hiệp định kinh tế toàn diện về tất cả các lĩnh vực cả hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Hiệp định này sẽ được thực hiện đúng như cam kết trong bản thỏa thuận Khung về Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (ký kết năm 2003).

Quá trình đàm phán của Hiệp định AJCEP khác xa với đàm phán trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc ở chỗ AJCEP là sự kết hợp giữa đàm phán song phương và đa phương. Theo đó, Việt Nam cùng ASEAN 6 đều tham gia quá trình đàm phán ở cả 2 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). Một số nét chính khi Nhật Bản tham gia đàm phán ở cả 2 Hiệp định này như sau:

  • Khi thành lập khu vực mậu dịch tự do với ASEAN, Nhật Bản hướng đến mục tiêu đưa ASEAN chung của đất nước này. Đồng thời, sẽ tạo ra chuỗi liên kết các khu vực sản xuất của Nhật Bản giữa các quốc gia trong ASEAN.
  • Tiến hành đi đến đàm phán để đạt được lợi ích trong từng lĩnh vực cụ thể.
  • Tự do hóa 90% kim ngạch xuất khẩu trong vòng 10 năm.
  • Nhật Bản sẽ tiến hành loại trừ các mặt hàng và chỉ tập trung vào các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp.

Danh mục cam kết trong AJCEP

AJCEP

Trong Hiệp định AJCEP, biểu cam kết của Việt Nam áp dụng cho 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007)

Khi ký kết AJCEP, biểu cam kết của Việt Nam áp dụng cho 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007). Trong đó, Việt Nam sẽ tiến hành cắt giảm 8.771 dòng thuế, số còn lại sẽ là CKD ô tô với 57 dòng và 562 dòng thuế còn lại sẽ không cam kết cắt giảm. Cụ thể:

  • Danh mục được phép xóa bỏ thuế quan: Áp dụng cho 62,2 dòng thuế trong 10 năm. Theo đó, xóa bỏ thuế quan đối với 26,3% dòng thuế khi Hiệp định bắt đầu có hiệu lực. Đồng thời, xóa bỏ 33.,8% dòng thuế còn lại vào  10 năm sau khi thực hiện Hiệp định (năm 2018). Trong lộ trình 15 – 16 năm thực hiện Hiệp định (2023 -2024), Việt Nam sẽ tiếp tục xóa bỏ 25,7% và 0,7% số dòng thuế tương ứng. Nếu tính vào cuối năm 2025 Việt Nam đã xóa bỏ đến 88,6% dòng thuế trong tổng số Biểu đã cam kết. 
  • Danh mục thuế nhạy cảm thường (SL) chiếm 6% dòng thuế và sẽ tiếp tục được Việt Nam duy trì ở mức 5% (năm  2025)
  • Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 8% dòng thuế, danh mục thuế này vẫn sẽ áp dụng mức thuế suất cao như hiện tại. Bên cạnh đó, mức thuế suất sẽ giảm xuống còn 50% vào năm 2023. 
  • Danh mục không xóa bỏ thuế quan chiếm 3,3% và sẽ áp dụng thuế suất như hiện tại trong suốt lộ trình thực hiện cam kết của AJCEP.
  • Danh mục loại trừ là danh mục cam kết cuối cùng trong AJCEP và chiếm 6,0% số dòng thuế.

Lưu ý: Danh mục phân loại trên được lấy số liệu phân tích dựa vào Biểu cam kết của Việt Nam Việt Nam dựa trên AHTN 2007 và kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản trong năm 2008.

Mức thuế suất cam kết áp dụng trong AJCEP

AJCEP

Trong tương lai khi kết thúc lộ trình giảm thuế vào năm 2025, Việt Nam sẽ xóa bỏ đến 8.321 dòng thuế, trong đó sản phẩm công nghiệp sẽ chiếm đến 84,5% số dòng thuế.

Quá trình thực hiện cam kết giảm thuế của Việt Nam trong hiệp định AJCEP sẽ áp dụng trong 17 năm từ 2008 đến năm 2025. Những mặt hàng được giảm thuế xuống 0% sẽ áp dụng trong 3 năm 2018, 2023 và 2024. Theo đó, các mặt hàng được xóa bỏ thuế quan chủ yếu vẫn là các sản phẩm công nghiệp.

Nhìn vào bảng phân tán dòng thuế được xóa bỏ bắt đầu từ năm 2008 khi Hiệp định mới có hiệu lực là 2.468 dòng thuế được xóa bỏ. Trong đó, các sản phẩm công nghiệp chiếm 94,6% và còn lại là hàng nông sản.

Tính đến năm 2018, sau 10 năm thực hiện Hiệp định AJCEP Việt Nam đã xóa bỏ được 5.846 dòng thuế và riêng hàng công nghiệp chiếm 91,2%. Năm 2025 khi kết thúc lộ trình giảm thuế, Việt Nam sẽ xóa bỏ đến 8.321 dòng thuế và mặt hàng công nghiệp chiếm 84,5% số dòng thuế. Số dòng thuế được xóa bỏ tập trung vào các mặt hàng móc cơ khí, hóa chất, thiết bị điện, kim loại, dệt may và các sản phẩm nông nghiệp.

Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Hiệp định AJCEP sẽ được cắt giảm dần từ thuế suất cơ sở hoặc sẽ được cắt giảm riêng với những dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm. Chẳng hạn, thuế suất cơ sở trong cả lộ trình, giảm từ thuế suất cơ sở xuống 5%/50% vào năm 2025/2023.

Hi vọng, với bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về Hiệp định AJCEP là gì? Các cam kết chung trong Hiệp định AJCEP. Bạn cũng đừng quên theo dõi Thông Tiến Logistics thường xuyên, để cập nhật thêm thông tin mới nhất về các Hiệp định thương mại, nội dung về thuế xuất nhập khẩu hàng hóa mới nhất nhé!

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.