Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Israel (VIFTA)
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA) đã trải qua được 6 vòng đàm phán (từ năm 2016) và hiện tại vẫn đang trong quá trình đàm phán. Về cơ Việt Nam và Israel đều xác định được kỳ vọng của nhau về mức độ cắt giảm thuế, nhất là với những mặt hàng được xem là thế mạnh xuất khẩu của mỗi bên.
Nội dung bài viết
Thông tin chung về Hiệp định VIFTA
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Israel (VIFTA) bắt đầu khởi động đàm phán từ ngày 2/12/2015. Trải qua 6 vòng đàm phán chính thức kể từ năm 2016, cả 2 nước đang tích cực đẩy nhanh đàm phán và tiến tới ký kết Hiệp định trong thời gian sớm nhất.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam và Israel đã thực hiện trao đổi bản yêu cầu và bản chào đầu tiên về hoạt động mở cửa thị trường hàng hóa. Thông qua đó, cả 2 bên đã xác định được kỳ vọng của nhau về mức độ cắt giảm thuế, nhất là những dòng hàng có lợi ích xuất khẩu lớn là thế mạnh của mỗi bên.
Vừa qua Bộ Tài chính đã xây dựng phương án cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam nằm trong khuôn khổ của Hiệp định. Các phương án dự thảo được biên soạn sẽ dựa trên những yếu tố như sau:
- Cơ sở quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Israel.
- Hiện trạng cam kết giữa Việt Nam với WTO và các FTA đã ký kết trước đó.
- Năng lực cạnh tranh các ngành trong nước.
- Cân bằng lợi ích dự kiến đạt được giữa Việt Nam và Israel đang đàm phán trong VIFTA.
Mặc dù, đây chỉ là phương án đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ cũng đang lấy ý kiến rộng rãi từ cộng đồng các doanh nghiệp để hoàn thiện các đề xuất này. Chính vì thế, các doanh nghiệp có góp ý đề xuất phương án cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam trong VIFTA đều có thể yêu cầu cung cấp bản đề xuất nói trên, cũng như các thông tin liên quan qua Trung tâm WTO và Hội nhập hay Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Tín hiệu tích cực trong trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Israel
Số liệu mới đây nhất cho thấy quá trình trao đổi thương mại 2 chiều giữa Việt Nam – Israel đạt 144,68 triệu USD (tháng 5/2021). Cũng trong khoảng thời gian này, do ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài trong 11 ngày giữa Israel và lực lượng Hamas ở dải Gaza đã tác động đến quá trình xuất khẩu của Việt Nam sang Israel khiến hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Israel giảm còn 12,9% so với tháng 4 tháng đầu năm 20201 là 62,80 triệu USD. Đồng thời, hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Israel cũng giảm 13,0% (81,88 triệu USD) so với 4 tháng trước đó.
Nhìn chung trong 5 tháng đầu năm 2021, trao đổi thương mại 2 chiều giữa 2 quốc gia vẫn đạt được 719,80 triệu USD. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam vẫn có chiều hướng tăng mạnh đạt 342,86 triệu USD (chiếm 25,1%) so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động nhập khẩu cũng tăng nhưng không đáng kể chỉ đạt 376,94 triệu USD (chiếm 0,4%) so với cùng kỳ năm 2020. Nhập siêu trong 5 tháng đầu năm 2021 cũng đạt mức 34,08 triệu USD.
Chỉ tính trong 6 tháng đầu của năm 2021, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Israel đạt mức 420 triệu USD và nhập khẩu là 450 triệu USD. Theo Thương vụ Việt Nam tại Israel, nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam sang Israel có thể đạt mức 840 triệu USD và nhập khẩu là 840 triệu USD.
Tháng 5/2021, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Israel vẫn tăng trưởng mạnh so với 4 tháng đầu năm. Cụ thể, tăng mạnh nhất là mặt hàng dệt may tăng 125%, giày dép tăng 17,8%, hạt điều tăng 15,6% và thủy sản tăng 8,1%. Cũng trong giai đoạn này, các mặt hàng điện thoại, linh kiện lại giảm mạnh xuống còn 18,3%, cà phê giảm còn 31,5%.
So với năm trước, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn tăng mạnh. Cụ thể, giày dép tăng 87,3%, điện thoại và linh kiện tăng 19,5%, thủy sản tăng 36, 5%, hạt điều tăng 15,5% và giày dép tăng 87,3%.
Tính đến ngày 15/6/2021, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Israel đều tăng. Cụ thể, cá ngừ đạt 16,63 triệu USD (tăng 34,7%) so với cùng kỳ năm trước, đồng thời chiếm 4,7% kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của cả nước.
Hiện tại, Israel là một trong 10 thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ 22 trong số 100 quốc gia mà Việt Nam có xuất khẩu thủy sản sang. Cụ thể, Israel đứng thứ 3 sau Mỹ, Italia về sản lượng nhập khẩu cá ngừ mã HS 03 từ Việt Nam. Tiếp đến là đứng thứ 4 về nhập cá ngừ mã HS 16 chỉ sau Mỹ, Italia và Nhật Bản (tính đến hết tháng 5/2021).
Ngoài các mặt hàng trên thì các loại gạo như gạo thơm, gạo hạt dài, hạt đóng bao 5kg, loại 1% hay các mặt hàng thực phẩm khô như phồng tôm, bánh đa nem, bánh tráng cuốn…cũng là mặt hàng được phân phối rộng rãi ở thị trường Israel.
Nhiều cơ hội giao thương giữa Việt Nam và Israel
Với quy mô chỉ khoảng 9,3 triệu dân, song Israel vẫn là thị trường xuất khẩu đứng thứ 3 của Việt Nam ở khu vực Trung Đông (chỉ sau Thổ Nhĩ Kỳ và UAE). Trong 6 tháng đầu năm 2021, Israel có nhiều biến động về chính trị, an ninh, nhưng Israel vẫn quan tâm đến những hoạt động kinh doanh, thương mại với Việt Nam.
Hiện tại, kinh tế, thương mại quốc tế của Israel đã mở cửa trở lại và có nhiều khởi sắc hơn. Do đó, Israel bày tỏ mong muốn được gặp gỡ các đối tác, doanh nghiệp ở Việt Nam để tìm hiểu cơ hội đầu tư thuộc nhiều lĩnh vực tái tạo năng lượng, nhập khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm (gạo, đồ khô…) và các sản phẩm tiêu dùng của Việt Nam (giày dép, dệt may) thủy sản… Đồng thời, coi Việt Nam là nguồn cung cấp quan trọng ở Châu Á, nhất là đối với những mặt hàng tiêu dùng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi