Tổng hợp thông tin đầy đủ và chi tiết về thuế xuất khẩu
Thuế xuất khẩu là loại thuế gián thu đánh vào các loại hàng hóa được phép xuất khẩu qua biên giới Việt Nam. Đây là hình thức thuế quan được áp dụng phổ biến tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Vậy cụ thể, thuế xuất khẩu là gì? Đối tượng nào phải nộp thuế? Bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics sẽ tổng hợp thông tin chi tiết cho bạn.
Nội dung bài viết
Thuế xuất khẩu (thuế XK) là gì?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có khái niệm chi tiết và cụ thể về thuế xuất khẩu. Tuy nhiên, căn cứ vào Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, cụ thể là tại Điều 2 và Điều 3 quy định về đối tượng chịu thuế và người nộp thuế, có thể đưa ra khái niệm chung như sau:
Thuế xuất khẩu (Thuế XK) là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa được phép xuất khẩu qua biên giới Việt Nam. Loại thuế này có vai trò quan trọng đối với chính sách ngoại thương của mỗi quốc gia. Đồng thời, nó cũng được biết đến như công cụ giúp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước.
Ngoài khái niệm chung như trên, bạn có thể tham khảo khái niệm được đăng tải trên Wikipedia (Bách khoa toàn thư mở) như sau:
Thuế XK là loại thuế được thu trên những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu với mục đích bình ổn giá và bảo vệ nguồn cung của một số mặt hàng trong nước. Đồng thời, loại thuế này được thu có thể nhằm hạn chế xuất khẩu để giảm xung đột thương mại với nước khác, nâng cao giá mặt hàng trên thị trường,… Ngoài ra, Nhà nước có thể sử dụng loại thuế này như biện pháp giúp phân phối lại thu nhập và tăng thu ngân sách.
Các loại thuế xuất khẩu hiện nay
Hiện nay, để phân loại được thuế XK, thông thường mọi người sẽ xác định dựa trên một số căn cứ cụ thể. Một số căn cứ có thể nhắc đến như:
- Căn cứ vào mục đích thu thuế XK có thể chia ra làm 3 loại gồm: Thuế thu tạo nguồn thu; thuế thu để bảo hộ và thuế thu để trừng phạt.
- Căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế XK có thể chia thành 2 loại gồm: Thuế tự quản và thuế theo các cam kết quốc tế.
- Căn cứ vào cách thức đánh thuế có thể chia thành 4 loại gồm: Thuế tuyệt đối, thuế theo tỷ lệ phần trăm, thuế hỗn hợp, thuế theo lượng thay thế.
Các quy định về thuế XK theo văn bản luật
Để giúp bạn thuận tiện trong việc tham khảo thông tin về thuế XK, bạn có thể tìm đọc một số văn bản Pháp luật và Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể về loại thuế này gồm:
- Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016, cụ thể là Luật số 107/2016/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 06/04/2016.
- Nghị định số 134/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/09/2016 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Nghị định số 122/2016/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/09/2016 Quy định về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
- Nghị định số 125/2017/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 16/11/2017 với mục đích sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016.
Và một số văn bản hướng dẫn liên quan khác.
Danh mục mặt hàng chịu thuế xuất khẩu theo quy định
Trong Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 đã cung cấp thông tin cụ thể về danh mục mặt hàng chịu thuế XK theo quy định của Pháp Luật. Cụ thể, các mặt hàng chịu thuế XK được quy định chi tiết tại Phụ lục I – Biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế của Nghị định. Bạn có thể tìm đọc Nghị định để nắm được thông tin chi tiết về các mặt hàng chịu thuế.
Hiện nay, với chính sách thúc đẩy và ưu tiên xuất khẩu, phần lớn các mặt hàng khi xuất khẩu đều không thuộc danh mục chịu thuế hoặc có thuế XK bằng 0%. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng như khoáng sản, động thực vật, sản vật quý hiếm cần bảo vệ và hạn chế xuất khẩu khi xuất khẩu ra nước ngoài sẽ phải tính thuế theo quy định.
Trường hợp không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Để giúp các cá nhân, công ty, doanh nghiệp nắm được thông tin về các mặt hàng không chịu thuế XK , Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/03/2021 để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Theo đó, căn cứ vào tình hình thực tế, Chính phủ bổ sung quy định về các trường hợp không thu thuế XK như sau:
* Không thu thuế XK đối với hàng hóa thuộc đối tượng được hoàn thuế nhưng chưa nộp thuế theo quy định. Đó là các loại hàng như:
- Hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập.
- Hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất.
- Các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất.
- Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm.
- Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuếXK nhưng họ lại không có hàng xuất nhập khẩu hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa ít hơn so với mức nộp thuế. Còn đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu thì sẽ không tiến hành hoàn thuế.
* Không thu thuế đối với hàng hóa không phải nộp thuế XK theo quy định về:
- Hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập sẽ được hoàn lại thuế.
- Hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất cũng được hoàn thuế theo quy định.
Người phải nộp thuế XK là những ai?
Tại Điều 3, Chương I về những quy định chung của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 của Quốc hội đã nêu rõ người phải nộp thuế XK theo quy định. Cụ thể, người phải nộp thuế gồm có:
- Chủ hàng có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
- Các tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa.
- Người xuất cảnh hoặc nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được gửi hoặc nhận hàng qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
- Những người được người nộp thuế ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay, gồm có:
- Các đại lý làm thủ tục hải quan được người nộp thuế ủy quyền để nộp thuế XK.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, dịch vụ bưu chính được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế.
- Các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật của các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế.
- Những người được chủ hàng ủy quyền trong trường hợp hàng xuất đi là quà biếu, quà tặng của cá nhận; hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh.
- Các doanh nghiệp có chi nhánh và ủy quyền cho chi nhánh nộp thuế theo quy định.
- Người khác được người nộp thuế ủy quyền để tiến hành nộp thuế theo quy định.
- Những người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức được miễn thuế của cư dân biên giới, nhưng lại không sử dụng hàng thu mua cho mục đích sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật.
- Những người có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu thuộc đối tượng không phải chịu thuế, được miễn thuế, nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định thì sẽ phải nộp thuế.
- Ngoài ra, còn một số trường hợp khác phải tiến hành nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Cách tính thuế xuất khẩu hàng hóa như thế nào?
Tại Điều 5 và Điều 6, Chương II về căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế và biểu thuế của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 đã đưa ra một số căn cứ tính thuế cụ thể. Dựa trên thông tin này, có thể chia ra làm 2 căn cứ tính thuế như sau:
Căn cứ tính thuế áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
Tại Điều 4, Chương I của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 đã giải thích chi tiết về phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm như sau: “Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.”
Theo Điều 5, Chương II của luật này thì “Số tiền thuế xuất khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.”
Cụ thể, ta có công thức tính thuế XK như sau:
Số tiền thuế xuất khẩu phải nộp = Số lượng đơn vị từng mặt hàng xuất khẩu thực tế được ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng mặt hàng.
Trong đó:
- Trị giá tính thuế được quy định chi tiết tại Thông tư số 39/2015/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 25/03/2015 về việc quy định trị giá đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể, nếu là hàng xuất khẩu thì giá bán của hàng hóa được theo giá FOB. Tức là hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F).
- Thuế suất của từng mặt hàng xuất khẩu được quy định cụ thể tại Thông tư số 182/2015/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 16/11/2015.
Căn cứ tính thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối và hỗn hợp
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp tính thuế tuyệt đối và hỗn hợp, bạn có thể xem tại Điều 4, Chương I của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016. Theo đó:
- “Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.
- “Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối”.
Căn cứ vào đó, có thể xác định được số tiền thuế phải nộp như sau:
- Số tiền thuế phải nộp được áp dụng theo phương pháp tính thuế tuyệt đối với hàng xuất khẩu được xác định dựa trên lượng hàng xuất khẩu thực tế và mức thuế tuyệt đối quy định trên mỗi đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
- Số tiến thuế phải nộp được áp dụng theo phương pháp tính thuế hỗn hợp cho hàng xuất khẩu được xác định dựa trên tổng số tiến thuế theo tỷ lệ % và số tiền thuế tuyệt đối.
Trên đây là thông tin tổng hợp về thuế xuất khẩu bạn cần nắm chắc khi xuất khẩu hàng hóa. Để nắm kỹ hơn về loại thuế này, bạn có thể tìm đọc các văn bản pháp luật được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung trên không còn phù hợp do những thay đổi trong chính sách của pháp luật. Do đó, bạn cần chú ý cập nhật thêm nhiều văn bản luật mới để hiểu rõ hơn về nội dung này.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi