Chia sẻ thông tin về thủ tục xuất khẩu thép chi tiết
Thép và các sản phẩm từ thép hiện là mặt hàng chủ lực được nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Song không phải đơn vị nào khi xuất khẩu mặt hàng này cũng nắm được các thủ tục cần thực hiện. Vậy thủ tục xuất khẩu thép như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết.
Nội dung bài viết
Quy định về chính sách xuất khẩu thép
Theo quy định hiện hành, thép không phải là hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Mặt hàng này cũng không có chính sách hay yêu cầu đặc biệt khi xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp có thể tiến hành các thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài như bình thường theo hướng dẫn.
Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình xuất khẩu thép diễn ra thuận lợi, khi xuất khẩu bạn nên chú ý kiểm tra chéo các quy định tại nước nhập khẩu. Bởi vì, có một số nguyên liệu bị cấm nhập khẩu tại một số quốc gia. Vì vậy, khi xuất khẩu, doanh nghiệp có thể kiểm tra trước yêu cầu nhập khẩu tại nước của người mua để đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện xuất sang đó.
Ngoài ra, khi làm thủ tục xuất khẩu thép bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:
- Khi Xuất khẩu sắt thép cần có sự chấp thuận tiêu chuẩn chất lượng của các cơ quan chính phủ tại nước muốn nhập khẩu. Việc xuất khẩu các mặt hàng đó phải tuân theo sự tuân thủ của chúng với giấy chứng nhận phê duyệt chất lượng từ các cơ quan phê duyệt chất lượng của nước muốn nhập khẩu.
- Mỗi quốc gia có chính sách ngoại thương riêng để nhập khẩu Sắt thép vào nước họ. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia đều có quản lý chất thải nguy hại, xử lý và xử lý các quy tắc di chuyển ranh giới hoặc cơ quan tương tự điều chỉnh việc nhập khẩu và tiêu thụ Sắt thép tại quốc gia của họ. Bất kỳ nhà nhập khẩu nào muốn nhập khẩu Sắt và Thép phải tuân theo các điều khoản và điều kiện của quy tắc quản lý, xử lý và chuyển đổi chất thải nguy hại như vậy trước khi thực tế nhập khẩu Sắt và Thép.
Mã HS của mặt hàng thép
Khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần xác định được mã HS của hàng hóa để nắm được chính sách về thuế và các quy định liên quan. Bởi đây là thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ nhất các thủ tục xuất khẩu thép. Do đó, doanh nghiệp nhất định phải xác định được mã HS chính xác cho loại hàng xuất khẩu đi.
Để xác định được mã HS của thép, doanh nghiệp cần căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cụ thể, theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP thì mặt hàng thép có mã HS thuộc Chương 72 – Sắt và thép.
Trong Chương 72 bao gồm nhiều mã HS nhóm lớn và nhóm nhỏ mô tả chi tiết từng loại hàng. Căn cứ vào hàng hóa thực tế xuất khẩu, bạn có thể tiến hành tra cứu và xác định mã HS chính xác nhất cho hàng hóa xuất khẩu.
Thủ tục xuất khẩu thép và một số sản phẩm từ thép
Thép là mặt hàng không có chính sách cũng như quy định đặc biệt. Do đó, thủ tục xuất khẩu thép có thể thực hiện tương tự như hàng hóa thông thường.
Để biết được hồ sơ xuất khẩu thép cần có những giấy tờ gì, bạn có thể tham khảo tại Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Về cơ bản, bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu hàng hóa sẽ gồm có những giấy tờ:
- Tờ khai hải quan xuất khẩu theo mẫu
- Sales Contract (Hợp đồng bán hàng)
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of Lading (vận đơn)
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)
- Certificate of Origin (Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa)
- Và một số chứng từ khác (nếu có)
Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu thép bạn cần biết
Thủ tục xuất khẩu thép tuy khá đơn giản, nhưng có rất nhiều lưu ý bạn cần quan tâm. Cụ thể, một số lưu ý bạn cần nắm được gồm:
Về shipping mark (nhãn dán hàng hóa)
Đối với hàng hóa xuất khẩu, để đảm bảo quá trình vận chuyển và làm thủ tục hải quan diễn ra thuận lợi nhất, doanh nghiệp nên dán shipping mark lên kiện hàng. Nội dung trên nhãn hàng hóa cần đảm bảo có các thông tin như:
- Tên hàng bằng tiếng Anh
- Tên đơn bị sản xuất/xuất khẩu
- Tên đơn vị nhập khẩu
- MADE IN VIETNAM (trong một số trường hợp, nếu không có thông tin này trên hàng, hải quan hiện trường có thể dừng không cho hàng đi khi tiến hành kiểm hóa)
- Số thứ tự kiện/tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
- Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có)
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định
Với những chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn đã nắm được thủ tục xuất khẩu thép. Để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết về quy trình xuất khẩu hàng hóa, bạn có thể liên hệ với Thông Tiến Logistics qua hotline: 1800 6963.
* Lưu ý: Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể khác với thực tế khi xuất khẩu. Để biết rõ nhất về thủ tục xuất khẩu theo từng mặt hàng, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi