9 bước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa ĐẦY ĐỦ và CHI TIẾT nhất

Nhập khẩu hàng hóa là hoạt động phức tạp phải thực hiện qua nhiều bước để hoàn tất các thủ tục thông quan theo quy định. Vậy cụ thể, thủ tục nhập khẩu hàng hóa được thực hiện gồm những bước nào? Xem ngay 9 bước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa được Thông Tiến Logistics chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây.

Các loại hình nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam

Nhập khẩu hàng hóa được hiểu đơn giản là quá trình nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia khác về Việt Nam theo hợp đồng mua bán. Các mặt hàng nhập khẩu có thể là hàng thành phẩm, bán thành phẩm, hoặc nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất. Vì vậy, hàng nhập khẩu về nước có thể trực tiếp bán ra thị trường nội địa, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, hoặc gia công, lắp ráp để thành thành phẩm cuối cùng.

Hiện nay, hoạt động nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam đang gồm có một số loại hình cơ bản như:

thủ tục nhập khẩu

Một số loại hình nhập khẩu hàng hóa đang được các doanh nghiệp thực hiện hiện nay

  • Nhập khẩu hàng kinh doanh tiêu dùng (Thủ tục nhập khẩu được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu)
  • Nhập khẩu hàng kinh doanh sản xuất (Thủ tục nhập khẩu được thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu)
  • Hàng hóa tạm nhập được chuyển tiêu thụ nội địa
  • Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại
  • Nhập khẩu hàng kinh doanh của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài
  • Chuyển tiêu thụ nội địa khác
  • Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nước ngoài
  • Nhập tạo tài sản cố định của doanh nghiệp chế xuất
  • Nhập nguyên liệu của doanh nghiệp chế xuất từ nội địa
  • Nhập nguyên liệu để gia công cho thương nhân nước ngoài
  • Nhập nguyên liệu gia công từ hợp đồng khác chuyển sang
  • Nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
  • Nhập nguyên liệu vào kho bảo thuế
  • Nhập sản phẩm gia công ở nước ngoài
  • Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
  • Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn
  • Tạm nhập miễn thuế
  • Tạm nhập khác
  • Tái nhập hàng đã tạm xuất
  • Hàng gửi kho ngoại quan
  • Hàng đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
  • Hàng nhập khẩu khác

Đối với hàng hóa nhập khẩu, khi nhập khẩu về nước, bạn cần kiểm tra các loại hình nhập khẩu để thực hiện các thủ tục phù hợp. Đồng thời, bạn cần kiểm tra hàng hóa đó có thuộc nhóm hàng hóa cấm nhập khẩu, hoặc phải xin giấy phép nhập khẩu hay không?

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa

Về cơ bản, thủ tục nhập khẩu hàng hóa sẽ được cá nhân, doanh nghiệp thực hiện tùy theo loại hàng thực tế nhập về. Bởi mỗi mặt hàng lại có quy định nhập khẩu khác nhau nên các bước thực hiện khác biệt.

Tuy nhiên, một quy trình nhập khẩu cơ bản sẽ thực hiện qua 9 bước sau:

thủ tục nhập khẩu

Các bước cơ bản trong quy trình tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa (nội dung tham khảo)

Bước 1: Xác định loại hàng nhập khẩu về Việt Nam

Trước khi nhập khẩu hàng hóa, bạn cần tìm hiểu thêm loại hàng nhập khẩu về thuộc diện nào? Có tên trong danh mục hàng hóa nhập khẩu đặc biệt, hạn chế nhập khẩu hay cấm nhập khẩu hay không?

Việc kiểm tra điều kiện nhập khẩu cho từng mặt hàng là bước cơ bản mà bạn phải thực hiện để đảm bảo thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho chính xác.

Cụ thể, các mặt hàng nhập khẩu thường được chia ra như sau:

  • Hàng thông thường (hàng thương mại): Là những mặt hàng đủ điều kiện để làm thủ tục nhập khẩu.
  • Hàng bị cấm: Là những mặt hàng không được nhập khẩu dưới mọi hình thức. Tra cứu danh mục hàng cấm nhập khẩu tại
  • Hàng phải xin giấy phép nhập khẩu: Là những mặt hàng cần xin giấy phép trước khi nhập về. Tra cứu chi tiết tại Danh mục hàng phải xin giấy phép nhập khẩu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP.
  •  Hàng cần công bố hợp quy, hợp chuẩn: Là những mặt hàng cần làm thủ tục công bố hợp quy trước khi đưa hàng về cảng. Quy trình làm công bố hợp quy cho lô hàng đã được quy định rõ tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.
  •  Hàng cần kiểm tra chuyên ngành: Là những mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành sau khi đưa về cảng theo quy định.

Bước 2: Ký kết hợp đồng ngoại thương

Sau khi kiểm tra loại hàng và điều kiện nhập khẩu của mặt hàng đó, bạn chuyển qua bước thứ 2 là ký kết hợp đồng ngoại thương. Hợp đồng ngoại thương là hợp đồng thể hiện giao dịch mua bán giữa 2 bên. Do đó, đây là chứng từ quan trọng cần có trong hồ sơ để thực hiện quá trình thông quan hàng hóa.

Hợp đồng ngoại thương cần thể hiện các nội dung đầy đủ gồm: tên, số lượng hàng hóa, trọng lượng hàng, quy cách đóng gói, giá thành,…

Bước 3: Chuẩn bị và kiểm tra bộ chứng từ hàng nhập khẩu

Để hoàn tất quá trình thông quan, và thủ tục nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu gồm các giấy tờ cơ bản sau:

  • Hợp đồng thương mại (Sale Contract)
  • Vận đơn lô hàng (Bill of Landing)
  • Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O)
  • Tờ khai hải quan
  • Các giấy tờ liên quan khác.

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành hàng nhập khẩu (nếu có)

Đối với các mặt hàng có tên trong danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, khi nhập khẩu bạn bắt buộc phải tiến hành đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho lô hàng hóa đó. Cụ thể, sau khi nhận được giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần đăng ký kiểm tra chuyên ngành cho lô hàng theo quy định.

Thông thường, giấy báo hàng đến sẽ được hãng vận chuyển gửi cho doanh nghiệp 2 ngày trước khi tàu về đến cảng.

Bước 5: Tiến hành khai và truyền tờ khai hải quan nhập khẩu

Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, doanh nghiệp tiến hành lên tờ khai, khai báo hải quan hàng nhập khẩu. Để truyền được tờ khai điện tử, doanh nghiệp cần có chữ ký số và đăng ký chữ ký số với Tổng Cục Hải Quan Việt Nam.

Khi khai tờ khai, doanh nghiệp cần chú ý điền chính xác và đầy đủ thông tin trên tờ khai. Sau khi hoàn tất khai tờ khai, doanh nghiệp tiến hành truyền đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu mọi thông tin chính xác.

Cuối cùng, doanh nghiệp cần đợi kết quả trả về và tiến hành thực hiện các bước tiếp theo trong thủ tục nhập khẩu.

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng

Lệnh giao hàng là chứng từ được hãng tàu, hoặc công ty vận chuyển phát hành. Lệnh giao hàng được sử dụng để yêu cầu đơn vị lưu hàng tại cảng hoặc kho chứa hàng cho chủ sở hữu hàng hóa.

Để lấy được lệnh giao hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ gồm một số giấy tờ sau và mang đến hãng tàu:

  • Chứng minh nhân dân bản sao
  • Vận đơn bản sao
  • Vận đơn bản gốc đã được lãnh đạo công ty đóng dấu
  • Tiền phí

Đối với hàng nguyên container, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ hạn miễn phí lưu container và chủ động đóng phí để gia hạn thêm thời gian lưu container nếu đã hết hạn miễn phí.

Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu

Tờ khai hải quan sau khi được doanh nghiệp truyền đi, căn cứ vào nội dung tờ khai mà hệ thống sẽ tiến hành phân luồng hàng hóa. Tờ khai sẽ được phân ra 3 luồng gồm: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Tùy vào từng luồng tờ khai được phân, doanh nghiệp tiến hành thực hiện các thủ tục hải quan khác nhau để nhập khẩu hàng hóa.

  • Tờ khai luồng xanh: Lô hàng đủ điều kiện thông quan, doanh nghiệp in tờ khai, hoàn thành nghĩa vụ thuế để hoàn tất.
  • Luồng vàng: Lô hàng chưa được thông quan, đơn vị Hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ giấy của lô hàng, miễn kiểm tra thực tế lô hàng.
  • Luồng đỏ: Lô hàng chưa được thông quan, đơn vị Hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm hóa thực tế lô hàng.

Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục thông quan hàng nhập khẩu

Sau khi tờ khai được thông quan, doanh nghiệp tiến hành nộp thuế cho lô hàng nhập khẩu (nếu thuộc diện nộp thuế). Đối với hàng nhập khẩu chịu thuế, doanh nghiệp nộp 2 loại thuế cơ bản là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Ngoài ra, tùy vào các mặt hàng đặc thù, doanh nghiệp có thể phải nộp thêm các loại thuế khác khi hoàn tất thủ tục nhập khẩu hàng hóa.

Bước 9: Đổi lệnh và chuyển hàng về kho

Cuối cùng, để chuyển hàng về, doanh nghiệp cần thực hiện 2 đầu việc sau:

  • Thuê phương tiện chuyên chở đến lấy hàng về.
  • Thuê nhà kho hoặc bến bãi để bảo quản lô hàng.

Khi thực hiện, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực, nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn lại.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã chia sẻ cho bạn thông tin cơ bản về 9 bước làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Hy vọng, với thông tin này bạn đã hiểu rõ hơn về các bước nhập khẩu để thực hiện cho chính xác.

* Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo và không thay thế cho quy trình thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa thực tế. Để được hướng dẫn chi tiết về quy trình, thủ tục nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam, bạn nên liên hệ với cơ quan Hải quan hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ hải quan để được hỗ trợ chi tiết.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.