Thủ tục nhập khẩu rượu chi tiết bạn nhất định không nên bỏ qua
Rượu, bia, đồ uống có cồn đều là những mặt hàng có quy định khá nghiêm ngặt khi nhập khẩu. Do đó, thủ tục nhập khẩu rượu được nhiều người đánh giá tương đối phức tạp. Với những người không có kinh nghiệm, thay vì tự thực hiện hoạt động nhập khẩu, bạn nên sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan được các đơn vị Logistics hiện đang cung cấp. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được những sai sót khi thông quan hàng hóa hiệu quả.
Nội dung bài viết
Quy định về chính sách mặt hàng đối với rượu nhập khẩu
Theo quy định hiện hành, rượu không phải là hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu mặt hàng này theo quy định.
Tuy nhiên, rượu lại là mặt hàng thuộc trách nhiệm quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương. Do đó, khi nhập khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra chất lượng hàng hóa theo quy định. Rượu được nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan theo Quyết định số 3648/QĐ-BCT ngày 08/09/2016 của Bộ Công thương.
Căn cứ pháp lý đối với mặt hàng rượu nhập khẩu
Hiện nay, đã có quy định cụ thể và chi tiết về hoạt động nhập khẩu rượu vào Việt Nam. Theo đó, căn cứ vào Điều 20 của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu, để nhập khẩu được rượu doanh nghiệp cần đảm bảo:
- Rượu nhập khẩu bao gồm rượu thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay và rượu dưới dạng bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm tại Việt Nam.
- Rượu nhập khẩu phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành và thực hiện quy định về dán tem rượu nhập khẩu theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này.
- Rượu nhập khẩu phải ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chỉ có doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu mới được nhập khẩu trực tiếp rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu rượu bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm chỉ được bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu.
- Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm và phụ liệu để pha chế thành rượu thành phẩm.
- Rượu nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi nhập khẩu và phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng theo các quy định hiện hành.
- Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế. Ngoài các chứng từ xuất trình cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu theo quy định, thương nhân nhập khẩu phải xuất trình thêm Giấy chỉ định hoặc ủy quyền là phân phối, nhà nhập khẩu của chính hãng sản xuất, kinh doanh hoặc hợp đồng đại lý của hãng sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó.
Việc nắm chắc các quy định trên sẽ giúp bạn thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục nhập khẩu rượu theo quy định.
Mã HS của mặt hàng rượu
Để nhập khẩu được mặt hàng rượu về Việt Nam, cá nhân, doanh nghiệp cần xác định được mã HS của hàng hóa thực tế nhập về. Bởi mã HS là căn cứ giúp doanh nghiệp biết được chính sách thuế và quy định nhập khẩu mặt hàng này như thế nào.
Căn cứ vào Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 có thể xác định rượu thuộc Chương 22 – Đồ uống, rượu và giấm. Cụ thể, mã HS của rượu thuộc nhóm 2204, 2205, 2206, 2207, 2208. Doanh nghiệp cần dựa vào thành phần, tính chất và nồng độ của loại rượu nhập khẩu để áp mã HS cho phù hợp.
Thủ tục nhập khẩu rượu chi tiết
Khi nhập khẩu rượu, về cơ bản, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện một số vấn đề sau:
- Có giấy phép nhập khẩu đủ điều kiện kinh doanh, phân phối rượu
- Tiến hành thủ tục công bố sản phẩm rượu trước khi hàng về
- Hàng về tiến hành kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm
- Tiến hành đăng ký và dán tem
Cụ thể, ngày 29/09/2020, Tổng cục Hải quan đã có Công văn 6358/TCHQ-GSQL hướng dẫn về thủ tục nhập khẩu rượu. Theo đó, doanh nghiệp cần có:
- Các chứng từ quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC (đã được SĐ, BS) gồm tờ khai hàng hóa nhập khẩu, hóa đơn thương mại, vận tải đơn, giấy phép nhập khẩu đối với hàng cần giấy phép, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, phiếu đóng gói hàng hóa,…
- 01 bản chụp Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công thương cấp đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên theo quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được SĐ, BS tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020);
- Đối với rượu có độ cồn dưới 5,5 độ:
- Thương nhân phải thực hiện việc đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở chính trước khi nhập khẩu theo mẫu số 14 mục II phụ lục kèm theo Nghị định 105/2017;
- Không phải nộp chứng từ trên cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu.
- Chứng từ chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018.
Ngoài ra, trong quá trình nhập khẩu, doanh nghiệp cũng cần lưu ý:
- Rượu nhập khẩu phải được dán tem và ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
- Rượu chỉ được nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế.
- Khi kiểm tra hồ sơ, công chức hải quan phải kiểm tra đối chiếu các thông tin sau: Tên rượu, tên nhà cung cấp nước ngoài trên tờ khai hải quan, hóa đơn thương mại, chứng từ chứng nhận an toàn thực phẩm với Giấy phép phân phối rượu do Bộ Công Thương cấp.
Quy định về thuế phải nộp đối với mặt hàng rượu
Hiện nay, khi nhập khẩu mặt hàng rượu về nước, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành nộp thuế theo quy định. Căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu thì:
- Các loại rượu thuộc phân nhóm 22.04 và 22.05 có thuế suất thuế nhập khẩu là 50%.
- Các loại rượu thuộc phân nhóm 22.06 có thuế suất thuế nhập khẩu là 55%.
- Các loại rượu thuộc phân nhóm 22.06 có thuế suất thuế nhập khẩu là 55%.
- Các loại rượu thuộc phân nhóm 22.08 có thuế suất thuế nhập khẩu là từ 17 – 40%.
Để được hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu rượu, bạn có thể liên hệ với Thông Tiến Logistics qua hotline: 1800 6963. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết và đầy đủ nhất cho bạn.
* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thông tin có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định hiện hành tại thời điểm nhập khẩu. Do đó, để được hướng dẫn chi tiết, bạn có thể liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hỗ trợ.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi