Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT và MỚI NHẤT

Mỹ phẩm là hàng hóa được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu về Việt Nam. Để nhập khẩu được loại hàng này về nước thì trước hết bạn phải tuân thủ một số quy định cụ thể. Vậy đó là những quy định gì? Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp thông tin chi tiết.

Quy định về chính sách nhập khẩu mỹ phẩm

Theo quy định hiện hành, mỹ phẩm là mặt hàng không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm về nước theo quy định.

Tuy không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, nhưng mỹ phẩm lại là mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế. Theo đó, khi nhập khẩu loại hàng này về nước, cá nhân, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định. Cụ thể:

  • Căn cứ vào Thông tư 06/2011/TT-BYT: Hàng hóa mỹ phẩm khi nhập khẩu về Việt Nam phải công bố sản phẩm mỹ phẩm và được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm lưu thông ra khi trường.
  • Hiện nay, Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính Phủ đã bãi bỏ việc đơn vị nhập khẩu phải cung cấp cho cơ quan hải quan số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm khi làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, đơn vị nhập khẩu phải đảm bảo có số tiếp nhận phiếu công bố trước khi phân phối sản phẩm ra thị trường.
Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Quy định về chính sách nhập khẩu mỹ phẩm

Mã HS của mặt hàng mỹ phẩm theo biểu thuế

Để thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, bạn cần xác định được mã HS chính xác của mỹ phẩm nhập khẩu. Việc tìm được mã HS của hàng hóa sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về chính sách thuế, chính sách nhập khẩu của mặt hàng.

Căn cứ vào Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ thì hàng hóa mỹ phẩm thuộc Chương 33 và 34 của Nghị định. Cụ thể:

* Các mặt hàng mỹ phẩm hầu hết có mã HS thuộc tiểu mục 3304 – Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.

  • Mã HS 33.04 – Mỹ phẩm hoặc các chế phẩm để trang điểm và các chế phẩm dưỡng da (trừ dược phẩm), kể cả các chế phẩm chống nắng hoặc bắt nắng; các chế phẩm dùng cho móng tay hoặc móng chân.
  • Mã HS 3304.10.00 – Chế phẩm trang điểm môi.
  • Mã HS 3304.20.00 – Chế phẩm trang điểm mắt.
  • Mã HS 3304.30.00 – Chế phẩm dùng cho móng tay và móng chân.
  • Mã HS 3304.91.00 – Phấn, đã hoặc chưa nén.
  • Mã HS 3304.99.20 – Kem ngăn ngừa mụn trứng cá.
  • Mã HS 3304.99.30 – Kem và dung dịch (lotion) bôi mặt hoặc bôi da khác.
  • Mã HS 3304.99.90 – Loại khác.

* Một số sản phẩm có tác dụng làm sạch có thể coi là mỹ phẩm, nhưng khi nhập khẩu phải áp mã HS theo tiểu mục 3401.

  • Mã HS 3401.30.00 – Các sản phẩm và chế phẩm hữu cơ hoạt động bề mặt dùng để làm sạch da, dạng lỏng hoặc dạng kem và đã được đóng gói để bán lẻ, có hoặc không chứa xà phòng.
Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Mã HS của mặt hàng mỹ phẩm

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm chi tiết

Việc thực hiện đúng và đầy đủ thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm là bước quan trọng giúp bạn đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện phân phối ra thị trường. Theo đó, khi nhập khẩu, bạn cần thực hiện các thủ tục cơ bản sau:

Đăng ký, chuẩn bị hồ sơ và tiến hành công bố hợp quy cho mỹ phẩm

Công bố hợp quy cho mỹ phẩm là thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu loại hàng này. Theo đó, để tiến hành công bố sản phẩm mỹ phẩm, bạn cần chuẩn bị hồ sơ được quy định chi tiết trong thông tư 06/2011/TT-BYT gồm những giấy tờ sau:

  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm: 02 bản (theo mẫu)
  • Giấy Đăng ký kinh doanh: bản sao
  • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất: bản chính (hoặc sao) có hợp pháp hóa lãnh sự
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)

(Lưu ý: Mỗi loại mỹ phẩm khi nhập khẩu phải làm một phiếu công bố riêng. Phiếu công bố này sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm)

Bên cạnh những sản phẩm mỹ phải phải tiến hành công bố hợp quy thì vẫn có một số loại không cần làm công bố mỹ phẩm. Trường hợp này được quy định chi tiết tại Điều 35 của Thông tư 06/2011/TT-BYT. Cụ thể, đó là mỹ phẩm nhập khẩu với mục đích:

  • Sử dụng để nghiên cứu, kiểm nghiệm.
  • Sử dụng làm quà tặng, quà biếu.
  • Sử dụng để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác.

(Mỹ phẩm thuộc trường hợp này chỉ được sử dụng đúng mục đích, tuyệt đối không được đem ra phân phối hay lưu thông ngoài thị trường).

Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thông quan hàng hóa

So với hàng hóa thông thường, thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm phức tạp hơn khá nhiều. Theo đó, ngoài giấy tờ, thủ tục tương tự hàng hóa thông thường thì khi nhập khẩu mỹ phẩm, cá nhân, doanh nghiệp phải chuẩn bị thêm một số chứng từ khác. Họ phải thông báo số công bố mỹ phẩm với cơ quan hải quan hoặc có thể phải nộp công bố có xác nhận của công ty.

Cụ thể, Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu mỹ phẩm thường gồm có:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục quản lý dược – Bộ y tế cấp số tiếp nhận và còn liệu lực.
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O): 1 bản chính hoặc bản điện tử (Nộp trong trường hợp muốn hưởng thuế ưu đãi nhập khẩu đặc biệt.)

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu, bạn thực hiện các thủ tục nhập khẩu như bình thường.

Thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm

Thủ tục cần có khi nhập khẩu mỹ phẩm

Một số lưu ý về nhãn mác khi nhập khẩu mỹ phẩm

Khi nhập khẩu, tất cả các loại hàng hóa đều phải tuân thủ một số quy định về nhãn mác hàng hóa. Theo đó, nhãn mác hàng hóa phải chứa những nội dung tối thiểu là tên hàng hóa; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Xuất xứ hàng hóa; Model, mã hàng hóa (nếu có).

Đối với mặt hàng mỹ phẩm, quy định về nhãn mác hàng hóa được quy định chi tiết tại Chương V của Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế và Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ.

Thông thường, đối với hàng hóa là mỹ phẩm, sau khi hoàn tất thủ tục thông quan, người nhập khẩu phải bổ sung nhãn phụ cho mặt hàng. Nhãn phụ phải có chứa đầy đủ và đúng thông tin của nhãn chính. Nhãn phụ được dán trên sản phẩm trước khi đưa ra ngoài thị trường.

Chính sách về thuế khi nhập khẩu mỹ phẩm

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm, cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Tùy thuộc vào loại hàng nhập khẩu thực tế và mã HS của hàng hóa mà mức thuế phải nộp sẽ có sự khác biệt.

Theo đó, mức thuế phải nộp khi nhập khẩu mỹ phẩm là:

  • Thuế giá trị gia tăng là 10%
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mỹ phẩm hiện dao động từ 10% – 27%.

* Lưu ý: Trường hợp nhập khẩu mỹ phẩm từ các quốc gia có ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt. Tuy nhiên, hàng hóa phải đảm bảo một số điều kiện nhất định theo Hiệp định.

Với chia sẻ trên đây của chúng tôi, hy vọng bạn đã nắm được thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm chi tiết. Để đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ những thủ tục này, bạn nên sử dụng dịch vụ làm thủ tục hải quan của Thông Tiến Logistics.

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định hiện hành trong từng giai đoạn. Do đó, để cập nhật kịp thời thông tin mới nhất, bạn có thể liên hệ với Thông Tiến Logistics qua hotline: 1800 6963.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.