Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên mới nhất

Gỗ tự nhiên là mặt hàng khi nhập khẩu về Việt Nam có rất nhiều lưu ý bạn cần nắm chắc. Từ việc xác định căn cứ nhập khẩu cho đến hồ sơ, thủ tục nhập khẩu gỗ đều cần bạn thực hiện chính xác. Việc tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định liên quan sẽ giúp quá trình nhập khẩu gỗ về nước thuận lợi, tiết kiệm chi phí.

Căn cứ tiến hành thủ tục nhập gỗ tự nhiên

Trước khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên, đầu tiên bạn cần kiểm tra tên khoa học của loại gỗ nhập khẩu. Việc xác định tên gỗ sẽ giúp bạn biết được loại gỗ đó có được phép nhập khẩu về Việt Nam hay không.

Để tìm hiểu được thông tin này, bạn xem chi tiết tại danh mục CITES được ban hành kèm theo các quy định, Thông tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Căn cứ vào danh mục CITES, có 3 trường hợp xảy ra:

  • Nếu loại gỗ bạn định nhập không nằm trong danh mục CITES thì bạn có thể làm hồ sơ nhập khẩu bình thường như những mặt hàng khác.
  • Nếu loại gỗ nhập khẩu nằm trong nhóm I thì không được phép nhập khẩu.
  • Nếu loại gỗ nhập khẩu nằm trong nhóm II và II thì khi nhập khẩu bạn phải xin ý kiến của cơ quan CITES Việt Nam thì mới được phép nhập.

Đối với trường hợp 3, doanh nghiệp cần gửi 1 bộ hồ sơ xin ý kiến nhập khẩu gỗ tới Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam. Khi nộp hồ sơ có 2 trường hợp xảy ra:

  • Trong thời hạn 8 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép.
  • Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thông báo cho doanh nghiệp khi hồ sơ không hợp lệ.

Với những trường hợp cần tham vấn trước khi cấp phép nhập khẩu, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam sẽ thực hiện. Thời gian thực hiện không quá 30 ngày.

thủ tục nhập khẩu gỗ

Căn cứ để nhập khẩu gỗ về Việt Nam

Yêu cầu chung khi nhập khẩu gỗ theo quy định

Hiện nay, để nhằm giảm thiểu những tác động của rủi ro thương mại ngành gỗ gây ra, ngày 01/09/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP Quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.

Theo đó, căn cứ vào Điều 4 của Nghị định, mặt hàng gỗ khi nhập khẩu phải đảm bảo các yêu cầu chung như sau:

  • Gỗ nhập khẩu phải bảo đảm hợp pháp, được làm thủ tục nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.
  • Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
  • Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro.
  • Chủ gỗ nhập khẩu chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu.

Mã HS và chính sách về thuế của gỗ tự nhiên

Để thực hiện được thủ tục nhập khẩu gỗ chính xác, bạn cần xác định được mã HS của mặt hàng nhập khẩu. Với loại gỗ được phép nhập khẩu theo quy định, bạn có thể tham khảo Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành để xác định mã HS.

Việc xác định đúng mã HS sẽ giúp bạn biết được mức thuế nhập khẩu gỗ về nước là bao nhiêu. Đồng thời, dựa trên mã HS bạn có thể biết được các thủ tục cần có khi nhập khẩu gỗ về Việt Nam như thế nào.

Đối với mặt hàng gỗ tự nhiên, bạn có thể tham khảo Chương 44 trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Cụ thể, trong bài viết này Thông Tiến Logistics đang đề cập đến loại gỗ có mã HS là:

  • Mã HS 44.03: Gỗ cây dạng thô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc dác gỗ hoặc đẽo vuông thô.

Trong mã HS 44.03 bao gồm nhiều mã hàng nhỏ dùng để chỉ chi tiết từng loại gỗ nhập khẩu. Để xác định chính xác loại gỗ nhập khẩu có mã HS như thế nào, bạn nên tìm hiểu qua Biểu thuế xuất nhập khẩu hiện hành.

Với hàng hóa thuộc mã HS 44.03, hiện thuế suất thuế nhập khẩu là 0% và thuế giá trị gia tăng là 10%.

thủ tục nhập khẩu gỗ

Mã HS của mặt hàng gỗ bạn có thể tham khảo

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là mặt hàng khi nhập khẩu về nước phải tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật trước khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ tại cơ quan Hải quan. Theo đó, các bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật

Gỗ sau khi vận chuyển về đến cảng, chủ hàng cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật. Quy trình thực hiện như sau:

  1. Với những doanh nghiệp lần đầu tiên đăng ký kiểm dịch thực vật trên hệ thống một cửa Quốc gia, doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản tại địa chỉ: http://www.vnsw.gov.vn/
  2. Doanh nghiệp chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và truyền bộ hồ sơ lên hệ thống. Sau khi nộp hồ sơ thì đợi phản hồi từ hệ thống.

Bộ hồ sơ gồm:

  • Giấy đăng ký theo form trên hệ thống, đính kèm chứng thư kiểm dịch gốc (Phytosanitary).
  • Giấy phép kiểm dịch (nếu có)
  • Vận đơn
  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói.
  1. Doanh nghiệp nộp hồ hồ sơ giấy cho cơ quan kiểm dịch. Bộ hồ sơ chuẩn bị tương tự như bộ hồ sơ truyền lên hệ thống ở mục 2. Tuy nhiên, chứng từ kiểm dịch trong bộ hồ sơ này phải là bản gốc của nước xuất khẩu gỗ.
  2. Tiến hành kiểm dịch hàng hóa tại cảng: Doanh nghiệp đăng ký kiểm dịch để cán bộ kiểm dịch đến kiểm tra hàng tại cảng. Tiếp đó, doanh nghiệp chờ kết quả kiểm dịch được phản hồi trên hệ thống. Cuối cùng, khi có kết quả, doanh nghiệp in kết quả kiểm dịch và nộp cho hải quan cùng bộ hồ sơ thông quan.

Tuy 4 khâu này khá dễ hiểu, nhưng khi thực hiện lại rất phức tạp. Do đó, nếu không có kinh nghiệm làm thủ tục nhập khẩu gỗ, doanh nghiệp không nên tự thực hiện. Thay vào đó, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ thủ tục hải quan được nhiều đơn vị Logistics cung cấp hiện nay.

Bước 2: Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu

Sau khi lô hàng nhập khẩu có kết quả kiểm dịch, bạn thực hiện thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên như bình thường.

Bộ hồ sơ dùng để thông quan hàng hóa cần chuẩn bị gồm những chứng từ sau:

  • Chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chuyên trách
  • Tờ khai hải quan in từ phần mềm hệ thống
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Phiếu đóng hàng
  • Các giấy tờ đi kèm khác, ví dụ như 1 list các loại gỗ nhập gồm tên, kích thước, đặc tính, v.v…

Cụ thể, tại Điều 7 của Nghị định 102/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết về hồ sơ nhập khẩu gỗ. Theo đó, khi làm thủ tục Hải quan, ngoài bộ hồ sơ Hải quan nhập khẩu thì chủ hàng phải nộp cho cơ quan Hải quan nơi đăng ký tờ khai các tài liệu sau:

  1. Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Một trong các tài liệu sau:
  • Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
  • Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
  • Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Bước 3: Thông quan hàng hóa

Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan cho lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ cần xuống cảng và thực hiện đổi lệnh để chuyển hàng về.

Đối với lô hàng chịu thuế phải hoàn thành các khoản thuế phải nộp trước khi nhận hàng.

thủ tục nhập khẩu gỗ

Các bước cơ bản khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ tự nhiên

Những lưu ý khi nhập khẩu gỗ tự nhiên bạn cần nắm chắc

Khi nhập khẩu gỗ tự nhiên về Việt Nam, có một số lưu ý bạn cần nắm chắc là:

  • Đảm bảo số lượng gỗ và loại gỗ đóng trong container khi vận chuyển khớp với chứng từ. Trong trường hợp hàng thực tế và chứng từ không khớp, cán bộ hải quan sẽ yêu cầu dừng thông quan, chuyển tờ khai sang luồng đỏ để mở container kiểm tra hàng.
  • Tuyệt đối không gian lận vận chuyển hàng hóa khác trong container gỗ. Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt, thậm chí truy cứu trách nhiệm đối với hàng cấm.
  • Không vận chuyển gỗ cấm, gỗ không được phép nhập khẩu.

Chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn khi làm thủ tục nhập khẩu gỗ thì hàng hóa của bạn sẽ thuận lợi thông quan theo quy định. Trong trường hợp, doanh nghiệp không tự làm được thủ tục hải quan, để hạn chế tối đa sai sót, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ hải quan được một số đơn vị cung cấp hiện nay.

*Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định hiện hành tại từng thời điểm cụ thể. Do đó, bạn nên chú ý cập nhật thông tin mới nhất khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa nói chung và mặt hàng gỗ nói riêng.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.