9 bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu theo loại hình kinh doanh cực nhanh

Bên cạnh xuất khẩu thì nhập khẩu cũng là một hoạt động không thể thiếu của một quốc gia, đặc biệt là đối với một nước đang phát triển mạnh như Việt Nam. Nhu cầu sử dụng hàng nhập khẩu ngày càng tăng cao. chính bởi vậy việc làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hoá ngày càng nhộn nhịp. Vậy, làm sao để có thể làm thủ tục hải quan nhập khẩu theo loại hình kinh doanh nhanh và hiệu quả?

Thủ tục hải quan là gì? Đại lý làm thủ tục hải quan là gì?

Thủ tục hải quan là gì?

Thủ tục hải quan là gì?

Thủ tục hải quan là gì?

Thủ tục hải quan (Customs Procedures) là một trong những thủ tục cần thiết để hàng hoá, phương tiện vận tải được nhập khẩu vào một quốc gia hoặc xuất khẩu ra khỏi biên giới quốc gia đó. 

Bạn cũng có thể hiểu nôm na thủ tục hải quan là khi một công ty muốn nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài về Việt Nam thì công ty đó cần làm các thủ tục hải quan. Chỉ khi hoàn tất các thủ tục nhập khẩu thì hàng hoá với được phép nhập càng và được phân phối vào thị trường Việt Nam.

Ngược lại, nếu muốn xuất khẩu hàng ra nước ngoài, công ty đó cũng sẽ phải làm thủ tục hải quan trước khi đưa ra khỏi biên giới. Khi hoàn tất thủ tục thì hàng hoá sẽ được đưa ra khỏi Việt Nam. 

Việc thực hiện các thủ tục hải quan giúp nhà nước có cơ sở tính và thu thuế. Đồng thời giúp quản lý an toàn hàng hoá xem hàng hoá đó có thuộc danh mục cấm hay bị hạn chế xuất – nhập khẩu hay không.

Đại lý làm thủ tục hải quan là gì?

Đại lý thủ tục hải quan là các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định trong phạm vi được uỷ quyền theo thoả thuận đối với chủ hàng. Các công ty, doanh nghiệp này sẽ thay mặt chủ hàng thực hiện toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của người khai hải quan theo thoả thuận của 2 bên. 

Đại lý làm thủ tục hải quan phải ký hợp đồng đại lý với chủ hàng. Người được cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa 2 bên.

Thế nào là nhập khẩu theo loại hình kinh doanh

Nhập khẩu theo loại hình kinh doanh là gì?

Nhập khẩu theo loại hình kinh doanh là gì?

Nhập khẩu theo loại hình kinh doanh là loại hình thông dụng nhất hiện nay, được thực hiện thông qua hợp đồng mua bán thương mại của các công ty, doanh nghiệp giữa các quốc gia.

Mục đích của việc nhập khẩu theo loại hình kinh doanh chính là nhập thành phẩm từ các công ty nước ngoài về kinh doanh trong nước. Cũng có nhiều trường hợp là nhập nguyên vật liệu về nước để sản xuất trực tiếp, các mặt hàng sản xuất được sẽ được bán trong nước.

Hiện tại, có 2 mã loại hình nhập khẩu cực kỳ phổ biến. Một là A12, nhập kinh doanh sản xuất, làm thủ tục tại Chi cục Hải quan. Hai là A11, tức là nhập kinh doanh tiêu dùng, làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu khác Chi cục hải quan.

9 bước làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình kinh doanh

Để có thể làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần tuân thủ theo 9 bước dưới đây:

Bước 1: Xác định rõ loại hàng hoá nhập khẩu

Khi muốn nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào vào Việt Nam, bạn cần xác định rõ mặt hàng mà bạn sẽ nhập nằm trong danh mục sản phẩm nào của Việt Nam.  Có thể kể đến các loại như hàng thương mại thông thường, hàng cấm, hàng phải xin phép nhập khẩu, hàng cần công bố hợp chuẩn hợp quy, hàng cần kiểm tra chuyên ngành. Một khi đã xác định được hàng của mình thuộc loại nào, bạn có thể dễ dàng chuẩn bị hồ sơ để làm thủ tục nhập khẩu.

Bước 2: Ký hợp đồng ngoại thương

Đây là bản hợp đồng ký kết giao dịch giữa bên mua và bên bán tại 2 quốc gia khác nhau và là loại giấy tờ cực quan trọng khi làm thủ tục hải quan. Trong bản hợp đồng có nêu đầy đủ các thông tin cần có như tên bên mua và bên bán, tên hàng hoá, số lượng, giá cả… Bên cạnh đó, trong bản cũng cần quy định thêm một số các điều khoản khác liên quan đến hình thức thanh toán, giấy tờ…

Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá

Các bước làm thủ tục hải quan theo loại hình kinh doanh

Các bước làm thủ tục hải quan theo loại hình kinh doanh

Khi làm hồ sơ hải quan nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như Hợp đồng ngoại thương, Vận tải đơn (3 bản chính), Hoá đơn thương mại (3 bản chính), Bản kê hàng hoá (3 bản chính), Giấy chứng nhận xuất xứ.

Tuỳ vào từng mặt hàng mà sẽ có thêm các giấy tờ như giấy chứng nhận chất lượng, giấy chứng nhận phân tích, giấy xác nhận hun trùng… Thông thường, các loại giấy tờ này sẽ do bên bán gửi cho bên mua. Bạn kiểm tra kỹ một lần nữa xem các giấy tờ này đã đủ hay chưa trước khi đi làm thủ tục hải quan.

Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có)

Nếu hàng hoá bạn nhập khẩu thuộc vào loại cần kiểm tra chuyên ngành thì bạn phải đăng ký kiểm tra chuyên ngành. Thời gian khuyến cáo để đăng ký kiểm tra chuyên ngành là ngay sau khi nhận được Giấy báo hàng đến. Khi tàu đến cảng 1-2 ngày bạn sẽ nhận được giấy báo này từ bên vận chuyển.

Bước 5: Khai vào tờ truyền hải quan

Sau khi bên vận chuyển gửi giấy báo hàng đến và các công ty đăng ký kiểm tra chuyên ngành xong thì việc cần làm tiếp theo là tiến hành khai báo hải quan. Để có thể khai báo nhanh gọn, công ty đó cần phải có chữ ký số và đã đăng ký chữ ký số đó với Tổng cục Hải Quan.

Việc khai tờ khai hải quan có thể được thực hiện trực tiếp trên hệ thống VNACCS của Tổng cục Hải quan hoàn toàn miễn phí. Tuy vậy thông thường, các công ty, doanh nghiệp thường mua phần phềm khai báo Hải quan của các công ty uy tín.

Tờ khai hải quan có chứa rất nhiều thông tin khác nhau và người khai phải điền đầy đủ thông tin theo đúng yêu cầu đưa ra. Nếu khai báo hợp lệ thì sẽ được chuyển qua bước tiếp theo, còn nếu không, người khai phải khai lại và quá trình này cực kỳ mất thời gian. Chính vì vậy người khai cần hết sức cẩn thận khi khai tờ khai hải quan.

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng

Loại giấy từ này được phát hành bởi công ty vận chuyển hoặc hãng tàu lưu hàng ở cảng hoặc kho giao hàng. Để có thể lấy được lệnh giao hàng, người khai cần đến hãng vận chuyển và chuẩn bị một số giấy tờ gồm 1 bản sao chứng minh nhân dân, 1 bản sao vận đơn, 1 bản vận đơn gốc đã đóng dấu, tiền phí.

Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Tờ khai hải quan sau khi được truyền đi sẽ được phân luồng thành luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Đối với tờ khai thuộc luồng vàng và luồng đỏ, bạn sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ giấy cùng thủ tục theo quy định để hải quan kiểm tra hàng hoá. Nếu thuận lợi và hàng hoá chính xác như đã đăng ký thì hàng hoá sẽ được cấp phép thông quan

Bước 8: Nộp thuế

Sau khi hàng hoá được cấp phép thông quan thì người khai hải quan sẽ nộp thuế theo quy định. Tiếp đến, hàng hoá sẽ được hoàn tất các thủ tục nhập hàng.

Bước 9: Thực hiện đổi lệnh và nhập hàng về kho

Khi chuẩn bị xong kho bãi và phương tiện vận chuyển hàng hoá, người khai mang lệnh giao hàng đã lấy từ trước cùng giấy giới thiệu của chủ hàng, phiếu cược vỏ hãng tàu, mã vạch tờ khai hải quan đã được đăng ký đến cho bên hải quan. Các nhân viên hải quan sẽ kiểm tra và lên đơn thanh toán phí nếu có. Sau khi hoàn tất các thủ tục, hàng hoá sẽ được vận chuyển về kho hàng của công ty đó.

Một số lỗi thường gặp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Các lỗi thường gặp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Các lỗi thường gặp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu

Khi tiến hành làm thủ tục hải quan nhập khẩu theo loại hình kinh doanh, việc xảy ra lỗi là điều không thể tránh khỏi. Một số lỗi mà người khai thủ tục hải quan thường mắc phải có thể kể đến như:

  • Áp mã HS Code sai: Mỗi loại hàng hoá sẽ có một mã HS code khác nhau. Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm, không hiểu rõ nguyên tắc áp mã số theo quy định sẽ rất dễ áp sai mã HS Code.
  • Khai sai các tiêu chí: Khi khai tờ khai hải quan trên phần mềm VNACCS, có không ít người khai sai các tiêu chí do không hiểu rõ mục đích của từng tiêu chí. Để tránh xảy ra tình trạng này người khai cần tìm hiểu thật kỹ trước khi tiến hành khai.
  • Hồ sơ hải quan bị lỗi: Các thông tin trên chứng từ không khớp với nhau khiến cho việc khai báo hải quan bị chậm trễ.
  • Các lỗi liên quan đến hàng hoá nhập khẩu, lỗi trên ℅
  • Khi lấy hàng từ cảng về, việc vận chuyển hàng có thể bị thất lạc, mất hoặc gặp phải nhiều rủi ro khác.

Nếu không có kinh nghiệm, việc để xảy ra các lỗi này là điều không thể tránh khỏi. Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nhập hàng vào Việt Nam. Bởi thể, để làm các thủ tục hải quan nhanh gọn nhất, bạn nên tìm cho mình một công ty dịch vụ thủ tục hải quan uy tín như Thông Tiến Logistics.

Tại Thông Tiến, các nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm sẽ tư vấn cho bạn các chứng từ cần thiết để khai báo, đồng thời hỗ trợ bạn khai báo hải quan thành công chỉ trong thời gian ngắn.

Trên đây là thủ tục nhập khẩu theo loại hình kinh doanh mà bạn không thể bỏ qua. Để được hỗ trợ nhanh nhất về thủ tục hải quan nhập khẩu, bạn vui lòng liên hệ đến số hotline của Thông Tiến Logistics, các nhân viên tư vấn của Thông Tiến luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất kỳ lúc nào.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.