So sánh kho CFS và kho ngoại quan chi tiết, chính xác nhất

Kho CFS và kho ngoại quan là hai loại kho thường xuyên được sử dụng để lưu trữ hàng hóa phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu. Tùy thuộc vào tình trạng hàng hóa mà chủ hàng sẽ tiến hành lưu trữ tại một trong hai kho hàng. Bởi, mỗi loại kho đều có chức năng, nhiệm vụ và thực hiện các hoạt động khác nhau. Do đó, để chọn được kho hàng phù hợp với hàng hóa của mình, bạn nên xem kỹ thông tin so sánh kho CFS và kho ngoại quan được Thông Tiến Logistics chia sẻ dưới đây.

Điểm giống nhau giữa kho CFS và kho ngoại quan

Kho CFS và kho ngoại quan mặc dù là hai hệ thống kho có chức năng, nhiệm vụ và thực hiện các hoạt động khác nhau, nhưng trên thực tế hai loại kho này vẫn có một số điểm chung nhất định. Trước khi tìm hiểu bảng so sánh kho CFS và kho ngoại quan cụ thể, bạn nên “bỏ túi” cho mình những thông tin về điểm chung giữa hai hệ thống kho này. Điển hình có thể kể đến như:

  • Thẩm quyền cấp phép: Để có thể đi vào hoạt động và vận hành thì bắt buộc đơn vị kinh doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Và người có thẩm quyền cấp phép cho kho CFS và kho ngoại quan hoạt động đó chính là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
  • Lĩnh vực hoạt động: Hệ thống kho CFS và kho ngoại quan đều được sử dụng để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Theo đó, đối với các lô hàng xuất nhập khẩu đều phải lưu trữ tại một trong hai hệ thống kho này. Do đó, hai kho có mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng và Logistics nói chung.
  • Vùng và khu vực được thành lập kho: Phải là những khu vực gần với cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa. Hoặc có thể là cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt vận chuyển quốc tế, các khu công nghiệp, khu công nghệ cao hay khu thuế quan,… Đây đều là những khu vực được Pháp luật quy định để thành lập kho CFS và kho ngoại quan.
so sánh kho CFS và kho ngoại quan

Một số điểm giống nhau giữa kho cfs và kho ngoại quan

Bảng so sánh kho CFS và kho ngoại quan theo từng tiêu chí

Để giúp bạn nắm rõ những điểm khác biệt giữa kho CFS và kho hải quan, bạn có thể theo dõi bảng so sánh kho CFS và kho ngoại quan chi tiết dưới đây:

Tiêu chí Kho CFS Kho ngoại quan
Định nghĩa – Kho CFS (Container Freight Station) hay còn được gọi với tên khác là điểm gom hàng lẻ.
– Đây là hệ thống kho được sử dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu với mục đích thu gom, tách ghép hàng lẻ (hàng LCL) để chuyển lên cùng một Container và thực hiện hoạt động vận chuyển.
– Kho ngoại quan hay còn được gọi với tên khác là kho Bonded Warehouse.
– Đây là hệ thống kho được xây dựng, thành lập trên lãnh thổ của Việt Nam. Kho được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng rào chắn để thực hiện hoạt động lưu trữ, bảo quản và thực hiện các dịch vụ khác đối với hàng hóa từ nước ngoài, hàng từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng với chủ kho.
Hoạt động tại kho – Hàng hóa lưu trữ được tiến hành đóng gói, sắp xếp. Một số hàng có thể được đóng gói và sắp xếp lại theo quy cách trong khi chờ được xuất khẩu.
– Hàng hóa được chia tách và ghép cùng nhiều lô hàng khác vào một container đối với hàng quá cảnh, hàng trung chuyển và tiến hành xuất khẩu.
– Hàng hóa nhập khẩu được chia tách nhỏ để làm thủ tục nhập khẩu vào thị trường nội địa của một quốc gia.
– Đóng và ghép hàng vào các container chứa hàng xuất khẩu để chuẩn bị chuyển sang một nước thứ ba.
– Thay đổi quyền sở hữu lô hàng.
– Gia cố hàng hóa; tiến hành phân loại và bảo quản hàng hóa theo quy định.
– Chia nhỏ hàng hóa thành nhiều lô nhỏ hoặc ghép, gộp nhiều lô hàng với nhau.
– Đóng gói bao bì cho hàng hóa.
– Lấy mẫu hàng hóa để cung cấp cho đơn vị quản lý kho và tiến hành làm thủ tục hải quan.
– Thực hiện thay đổi, chuyển đổi quyền sở hữu cho lô hàng.
– Đối với kho hàng chuyên dụng được cấp phép lưu trữ xăng dầu, hóa chất, hàng đặc thù được chuyển đổi và pha chế nhưng không được gây ảnh hưởng đến hàng hóa và môi trường xung quanh.
– Thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa trong kho.
Thời gian lưu trữ hàng hóa – Hàng hóa được lưu trữ tại kho CFS không quá 90 ngày kể từ ngày được đưa vào điểm thu gom hàng lẻ.
– Đối với những trường hợp có lý do chính đáng và được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan trực tiếp quản lý chấp thuận thì có thể gia hạn thêm một lần không quá 90 ngày.
– Hàng hóa được lưu trữ tại kho ngoại quan không quá 12 tháng tính từ ngày được đưa vào kho ngoại quan.
– Đối với những trường hợp có lý do chính đáng và được Cục trưởng Cục Hải quan quản lý trực tiếp chấp thuận thì có thể gia hạn thêm một lần nữa nhưng không quá 12 tháng.
Loại hàng lưu trữ – Hàng hóa nhập khẩu nhưng chưa làm thủ tục hải quan.
– Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục khai báo hải quan hoặc đang trong bước đăng ký xong tờ khai và được đưa vào kho CFS để kiểm tra thực tế.
– Hàng hóa đang chờ hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện phân phối vào thị trường Việt Nam.
– Hàng hóa quá cảnh được lưu trữ tại kho của Việt nam và chuẩn bị thực hiện các thủ tục xuất khẩu sang quốc gia khác.
– Hàng hóa trong nước đã hoàn tất thủ tục hải quan và chuẩn bị xuất khẩu sang nước khác.
– Hàng hóa hết thời gian tạm nhập và bắt buộc phải tái xuất.
– Hàng hóa phải tiến hành tái xuất theo quy định.
Thủ tục hải quan Đối với hàng hóa tại các điểm gom hàng lẻ, thông thường sẽ tiến hành hai loại thủ tục hải quan cơ bản là:
– Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu.
– Thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu.
Đối với hàng hóa được lưu trữ tại kho ngoại quan, thông thường sẽ có 5 loại thủ tục hải quan:
– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ nước ngoài được nhập kho ngoại quan.
– Thủ tục hải quan với hàng hóa đến từ khu phi thuế quan hoặc nội địa nhập kho ngoại quan.
– Thủ tục hải quan với hàng hóa xuất khẩu từ kho ngoại quan ra bên ngoài.
– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất từ kho ngoại quan và được nhập khẩu vào nội địa hoặc khu phi thuế quan.
– Thủ tục hải quan đối với hàng hóa được xuất từ kho ngoại quan này để chuyển sang hệ thống kho ở khu vực khác.

So sánh ưu nhược điểm của kho CFS và kho ngoại quan

Ngoài các tiêu chí so sánh kho CFS và kho ngoại quan dựa trên đặc điểm của từng kho hàng thì bạn có thể đánh giá sự khác nhau thông qua một số tiêu chí khác như thuận lợi và khó khăn. Đây là hai tiêu chí quan trọng giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sự khác nhau giữa hệ thống kho trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cụ thể:

Tiêu chí Kho CFS Kho ngoại quan
Ưu điểm – Tiết kiệm chi phí làm thủ tục xuất khẩu: Với những lô hàng lẻ được chủ doanh nghiệp bán cho nhiều khách hàng tại cùng một quốc gia thì kho CFS là nơi giúp thu gom hàng lẻ thành lô hàng lớn để đóng gói chung vào một container. Nhờ đó, giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí làm thủ tục xuất khẩu.
– Tiết kiệm chi phí vận chuyển: Kho CFS giúp các chủ hàng lẻ gặp gỡ và ghép hàng chung với nhau khi vận chuyển. Vì thế mà chi phí vận chuyển cho hàng hóa cũng được giảm xuống đáng kể.
– Hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước được nhập khẩu từ nước ngoài và đang trong thời gian chờ đợi phân phối vào thị trường nội địa khi lưu trữ tại kho ngoại quan sẽ chưa phải nộp thuế nhập khẩu.
– Chủ kho thực hiện các công việc tại kho ngoại quan như sắp xếp, phân loại hàng hóa doanh nghiệp gửi hàng giảm được chi phí và thời gian thực hiện. Đồng thời, họ có thể dễ dàng theo dõi hàng hóa đang được lưu tại kho thông qua hệ thống quản lý.
Nhược điểm – Hàng hóa được chuyển từ cửa khẩu đến kho CFS hoặc đến kho CFS ngoài cửa khẩu và ngược lại đều phải thực hiện các thủ tục hải quan theo quy định. Thời gian thực hiện thủ tục nhanh hay chậm phụ thuộc vào việc người khai báo hoàn thành các bước khai thủ tục hải quan như thế nào.
– Hàng hóa tại kho CFS nếu quá hạn 90 ngày kể từ ngày nhập kho và không được gia hạn thêm thì khi hết hạn nếu chủ hàng chưa đến nhận hàng, hàng hóa sẽ được thanh lý theo quy định.
– Hàng hóa chuyển đến kho CFS và các hoạt động, dịch vụ tại đây đều chịu sự kiểm tra, giám sát bởi cơ quan có thẩm quyền.
– Tất cả các loại hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu khi lưu trữ tại kho ngoại quan đều phải thực hiện các thủ tục hải quan liên quan đến tình trạng hàng hóa theo quy định của pháp luật. Do đó, thời gian hoàn tất quá trình thông quan cho hàng hóa có thể kéo dài.
– Hàng hóa tại kho nếu quá thời hạn lưu kho theo quy định là 12 tháng và không được gia hạn thêm thì khi hết thời gian lưu trữ nếu chủ hàng không đến nhận hàng chuyển khỏi kho thì hàng sẽ được thanh lý theo quy định.
– Tất cả các hoạt động liên quan đến hàng hóa được thực hiện tại kho ngoại quan đều chịu sự giám sát của Cơ quan Hải quan.

Như vậy, bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã giúp bạn so sánh kho CFS và kho ngoại quan chi tiết và đầy đủ nhất. Hy vọng, với thông tin này bạn đã phần nào phân biệt được kho ngoại quan là gì? Kho CFS là gì? Cũng như hoạt động của hai kho hàng này trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.