Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)
RCEP – Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực là sự hợp tác kinh tế toàn diện trong các lĩnh vực thương mại, hàng hóa và dịch vụ giữa các thành viên trong ASEAN và 6 quốc gia ký kết Hiệp định thương mại tự do với ASEAN trước đó.
Nội dung bài viết
Thông tin chung Hiệp định RCEP
RCEP là tên viết tắt của cụm từ Regional Comprehensive Economic Partnership. Đây là một Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực với sự tham gia của 10 thành viên trong ASEAN và 6 nước đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với ASEAN trước đó là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Hiệp định bắt đầu quá trình đàm phán từ ngày 9/5/2013 đến tháng 11/2919 bắt đầu hoàn tất các bước đàm phán văn kiện RCEP (trừ Ấn Độ đã rút khỏi Hiệp định). Sau khi Ấn Độ rút khỏi Hiệp định, 15 nước còn lại trong RCEP tiến hành ký kết Hiệp định vào ngày 15/11/2020.
Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực trong 60 ngày khi có ít nhất 6 nước thành viên trong ASEAN và 3 nước thành viên khác không thuộc khối này thông qua.
Mục đích của Hiệp định RCEP
Mục tiêu chính của Hiệp định RCEP là thiết lập sự hợp tác kinh tế sâu sắc giữa ASEAN và các đối tác trong lĩnh vực thương mại, hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Khi Hiệp định được ký kết thành công sẽ tạo ra khu vực kinh tế chiếm đến 32% GDP trên toàn cầu.
So với các Hiệp định FTA trước đây, RCEP được xem là FTA có quy mô lớn nhất trên toàn thế giới.
Khi Hiệp định RCEP được ký kết tại HNCC ASEAN 37 góp phần thúc đẩy sự phát triển của chuỗi giá trị trên toàn cầu. Từ đó, sẽ giúp các nước ASEAN và các nước đối tác phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Trước bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những trở ngại của bảo hộ mậu dịch. Với sự xuất hiện của Hiệp định RCEP sẽ góp phần tạo lập nên một cấu trúc thương mại lớn. Nhờ đó sẽ thúc đẩy kinh tế theo hướng tự do hóa và thương mại hóa bền vững.
Đặc biệt, khi thế giới chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng, Hiệp định RCEP sẽ tạo sức bật mới cho sự phát triển thương mại của các nước tham gia Hiệp định. Đồng thời, tạo ra không gian mới cho các nước trong ASEAN phục hồi kinh tế từ sau đại dịch.
Nội dung cam kết trong Hiệp định RCEP
Nội dung chính của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) hướng đến những quy tắc cơ bản xoay quanh các vấn đề hàng hóa, dịch vụ và tiêu chuẩn đầu tư. Bên cạnh đó, Hiệp định còn đưa ra những quy định rõ trong các hoạt động như: thương mại điện tử, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ và mua sắm Chính phủ.
Hiệp định RCEP cam kết dỡ bỏ các rào cản thương mại trong phạm vi các nước thành viên và tạo dựng một môi trường đầu tư, thương mại tự do. Đồng thời, xây dựng quy tắc thương mại quốc tế thế hệ mới.
Về việc cắt giảm thuế quan, RCEP hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm thuế quan xuống còn 0% đối với 65% dòng thuế khi Hiệp định có hiệu lực và trong tương lai là 90% các loại hàng hóa của các nước thành viên trong RCEP.
Về đầu tư, các nước thành viên trong RCEP cam kết sẽ mở cửa thực chất cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với quy tắc xuất xứ, Hiệp định RCEP sẽ đưa ra lựa chọn quy tắc xuất xứ sản phẩm linh hoạt cho các doanh nghiệp thuộc các nước tham gia Hiệp định. Và mục tiêu cuối cùng là đẩy nhanh mạng lướng kết nối sản xuất trong khu vực.
Về quy trình hải quan và thuận lợi hóa thương mại, RCEP áp dụng những quy tắc minh bạch để tạo ra hàng rào thương mại thuận tiện cho sự dịch chuyển tự do các yếu tố sản xuất và hàng hóa trong các nước thành viên.
Bên cạnh đó, Hiệp định RCEP sẽ áp dụng những cơ chế mềm dẻo, linh hoạt để giúp các nước đang phát triển và kém phát triển đều được hưởng lợi từ các cơ chế có trong Hiệp định RCEP.
Cơ hội cho Việt Nam khi tham gia Hiệp định RCEP
Tham gia vào Hiệp định RCEP mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội mới. Trước tiên, Việt Nam đã từng tham gia ký kết Hiệp định riêng với các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc…nên khi tham gia vào RCEP, Việt Nam sẽ trở thành nước đứng đầu về hội nhập sâu rộng vào 3 Hiệp định lớn của thế giới như: CPTPP, EVFTA và RCEP.
Hiệp định RCEP mang đến cơ hội giao thương rộng mở của Việt Nam với các đối tác là nước thành viên trong RCEP. Các cơ hội mở rộng nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại dịch vụ. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với nguồn nguyên liệu, chuỗi sản xuất các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu. Chẳng hạn, Việt Nam có thể nhập nguyên liệu may mặc từ Trung Quốc, nhập khẩu chip điện tử từ Hàn Quốc để sản xuất trong nước và sản xuất đi các nước khác. Bên cạnh đó, cũng tận dụng được ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa ra các quốc gia thành viên trong RCEP.
Theo các chuyên gia, khi tham gia vào RCEP các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cải thiện ưu đãi thuế quan , quy tắc xuất xứ nội khối sẽ hài hòa hơn. Các quy trình hải quan, được thống nhất tạo thuận lợi hơn trong thương mại, nhất là trong lĩnh vực logistics, viễn thông…
RCEP mang đến cho Việt Nam thị trường có mức sống, tăng trưởng kinh tế cao, trong đó không đòi hỏi quá cao về chất lượng hàng hóa như những Hiệp định khác. Nhờ đó, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu dùng đối với những mặt hàng có thế mạnh như: Dệt may, thực phẩm chế biến, giày dép…
Cùng với việc mở rộng thị trường, thông qua Hiệp định RCEP Việt Nam sẽ giảm được chi phí giao dịch, tạo môi trường kinh doanh thân thiện, hài hòa các chi phí cùng với quy định hiện hành áp dụng trong FTA khác nhau của ASEAN. Đồng thời, tăng cường hợp tác kỹ thuật và vị thế của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp, thương mại và đầu tư.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi