Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là Hiệp định toàn diện, chất lượng giúp tăng cường sự tham gia của EU với Đông Nam Á. Đồng thời, hướng đến quan hệ thương mại và đầu tư chặt chẽ hơn nữa giữa hai Bên tham gia.

Giới thiệu chung về Hiệp định EVFTA

EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

EVFTA là tên gọi tắt của Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam. Đây là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 quốc gia thành viên trong EU. Đồng thời, đây cũng là một trong 2 Hiệp định có phạm vi cam kết rộng nhất của Việt Nam từ trước đến nay (trước đó là với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TP).

Trải qua nhiều phiên đàm phán, Hiệp định kết thúc quá trình đàm phán vào ngày 1/12/2015 và đến 1/2/2016 văn bản chính thức của Hiệp định được công bố.

Ngày 26/6/2018 đánh dấu một bước đi mới của EVFTA đó là chính thức tách Hiệp định này thành 2 đó là Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA). Đồng thời, chính thức kết thúc quá trình rà soát pháp lý của cả 2 Hiệp định. 

Hiệp định EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019 và Nghị viện Châu Âu phê chuẩn ngày 12/2/2020. Về phía Việt Nam, Quốc hội chính thức phê chuẩn ngày 8/6/2020.

Tiếp đến ngày 30/3/2020, Hội đồng châu Âu cũng thông qua EVFTA để hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Đồng thời, Hiệp định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2020. Đối với Hiệp định EVIPA cần có sự phê chuẩn từ 27 nước thành viên (sau khi Anh hoàn tất Brexit) trong EU mới chính thức có hiệu lực.

Nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA)

EVFTA

Hiệp định EVFTA là cú hích rất lớn cho xuất khẩu nhất là những mặt hàng nông, thủy sản vốn là mặt hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh của Việt Nam

Hiệp định EVFTA bao gồm 17 chương, 2  nghị định thư và các văn bản đi kèm. Nội dung chính của Hiệp định xoay quanh các vấn đề thương mại hàng hóa, quy tắc xuất xứ, hải quan, các biện pháp an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật, thương mại dịch vụ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý, thể chế. 

Thương mại hàng hóa

EU sẽ tiến hành xóa bỏ đến 85,6% dòng thuế (khoảng 70,3% kim ngạch xuất khẩu) khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Sau 7 năm EVFTA có hiệu lực, EU sẽ tiếp tục xóa bỏ 99,2% dòng thuế nhập khẩu (chiếm khoảng 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Với 3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU sẽ áp dụng hạn ngạch thuế nhập khẩu là 0%.

Với những cam kết trên, có thể thấy hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU được xóa bỏ gần 100% biểu thuế ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Đây được xem là mức cam kết cao nhất Việt Nam đạt được khi tham gia vào FTA từ trước đến nay.

Về phía Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 48,5% dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu) đối với hàng hóa của EU khi xuất khẩu sang thị trường Việt Nam. Sau 7 năm sẽ xóa bỏ tiếp 91,8% số dòng thuế (khoảng 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU). Và 10 năm sẽ xóa bỏ 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). 1,7% số dòng thuế còn lại sẽ tiến hành xóa bỏ có lộ trình trong vòng 10 năm hoặc áp dụng theo hạn ngạch thuế như cam kết trong WTO.

Thương mại dịch vụ và đầu tư

Cả Việt Nam và EU đều hướng đến mục tiêu tạo ra môi trường đầu tư cởi mở và thuận tiện cho hoạt động doanh nghiệp của cả 2 bên. Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA sẽ dài hơn cam kết trong WTO, về phía EU cũng sẽ đưa ra nội dung cam kết cao hơn khi EU cam kết với WTO và đương mức cam kết cao nhất của EU ký kết trong FTA gần đây.

Một số lĩnh vực được hưởng lợi khi tham gia vào Hiệp định EVFTA đó là dịch vụ tài chính, chuyên môn, viễn thông, vận tải và phân phối. Hiệp định EVFTA đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong đầu tư, cũng như giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư của 2 bên.

Mua sắm của Chính phủ

Việt Nam và EU thống nhất nội dung tương đương với Hiệp định mua sắm Chính phủ (GPA) của WTO. Việt Nam có lộ trình thực hiện các các nghĩa vụ như thiết lập cổng thông tin điện tử, đấu thầu qua mạng… Về phía EU cũng sẵn sàng hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho Việt Nam thực thi các nghĩa vụ này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ thực hiện bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định cho các nhà thầu, dịch vụ, hàng hóa và lao động trong nước.

Sở hữu trí tuệ

Nội dung về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA sẽ bao gồm cam kết trong việc phát minh, bản  quyền, sáng chế, ca kết liên quan đến dược phẩm, chỉ dẫn địa lý… Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định EVFTA phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Về chỉ dẫn địa lý cả Việt Nam và Eu có quyền bảo hộ chỉ dẫn địa lý của nhau. Cụ thể, Việt Nam bảo hộ 160 chỉ dẫn địa lý của EU (28 nước thành viên) và EU bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý từ Việt Nam. Các chỉ dẫn của Việt Nam liên quan đến thực phẩm, nông sản, điều này sẽ tạo điều kiện cho sản phẩm nông sản Việt Nam xây dựng thương hiệu của mình tại thị trường EU.

Các nội dung khác của Hiệp định EVFTA

Ngoài những nội dung trên, Hiệp định EVFTA cũng bao gồm rất nhiều nội dung liên quan đến cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xây dựng năng lực, phát triển bền vững hay thể chế pháp lý. Những nội dung này đều hướng đến mục tiêu tăng cường hợp tác và thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam và EU trong Hiệp định EVFTA.

Hiệp định IPA

Hai bên cam kết đối xử quốc gia và dành đối xử đặc biệt với nhà đầu tư của bên kia như: sự đối xử công bằng, cho phép tự do chuyển vốn và lợi nhuận đầu tư ra nước ngoài. cam kết không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản mà không bồi thường thỏa đáng, bồi thường thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn…

Đối với những trường hợp phát sinh tranh chấp phát sinh giữa một Bên và nhà đầu tư bên kia, cả 2 bên sẽ thống nhất giải quyết tranh chấp thiện chí qua đàm phán, hòa giải. Những trường hợp không thể giải quyết qua đàm phán, hòa giải, thì sẽ áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo đúng Hiệp định EVITA.

Tác động của Hiệp định EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam

EVFTA

Hiệp định EVFTA giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng khoảng 20% (năm 2020)

Với những cam kết mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA sẽ thúc đẩy thị trường thương mại của Việt Nam – EU phát triển mạnh mẽ và mở rộng thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu. Cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên đến gần 100% biểu thuế làm tăng cơ hội xuất khẩu cho các mặt hàng có lợi thế ở Việt Nam như dệt may, giày da, nông sản, đồ gỗ…

Thông qua Hiệp định EVFTA giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng khoảng 20% (2020). Trong tương lai sẽ tăng 42,7% (2025) và năm 2030 tăng 44,37% so với khi chưa có Hiệp định. Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU sang Việt Nam cũng tăng từ 15,28% (năm 2020); 33,06% (năm 2025) và năm 2030 dự kiến là 36,7%.

Những cam kết về dịch vụ, đầu tư mua sắm của Chính phủ cũng như những quy định cụ thể về mở cửa thị trường trong Hiệp định EVFTA sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp hàng hóa và dịch vụ của EU tiếp cận dễ dàng với Việt Nam. Nhờ đó, người tiêu dùng trong nước sẽ được tiếp cận dịch vụ chất lượng cao trong ngành dược phẩm, làm đẹp, hạ tầng công cộng…từ EU.

Bên cạnh đó, các cam kết về quản trị nhà nước sẽ đảm bảo môi  trường kinh doanh, pháp lý ổn định, thông thoáng của cả 2 bên và các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Việt Nam và EU.

Thông quan EVFTA và IPA, các nhà đầu tư EU không chỉ có cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam, mà còn là cầu nối giúp EU thúc đẩy quan hệ với ASEAN và từng nước trong khối ASEAN. Từ đó, tạo tiền để hướng đến thảo luận Hiệp định FTA có lợi cho cả 2 bên trong tương lai.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.