AKFTA là gì? Cam kết của Việt Nam và Hàn Quốc trong Hiệp định AKFTA

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) mang lại rất nhiều cơ hội mới cho sự tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa giữa các nước ASEAN, bao gồm cả Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc.

Thông tin cơ bản về Hiệp định AKFTA

AKFTA

AKFTA – Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc

AKFTA là tên gọi tắt của cụm từ ASEAN-Korea Free Trade Agreement, đây là Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Hàn Quốc. Hiệp định này được ký kết bởi các quốc gia trong khối ASEAN và Hàn Quốc vào năm 2005.

Dựa trên cơ sở hiệp định AKFTA các nước ASEAN và Hàn Quốc tiếp tục ký kết hiệp định về Thương mại hàng hóa vào tháng 9/2007. Tháng  5/2009 tiếp tục ký kết Hiệp định về Thương mại dịch vụ và tháng 6/2009 là Hiệp định về đầu tư. Đây là dấu mốc quan trọng giúp  hình thành khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Hàn Quốc.

Việt Nam là nước tham gia vào hiệp định AKFTA từ năm 2005 và mãi đến năm 2007 mới bắt đầu thực hiện các cam kết về mức thuế nhập khẩu.

Phạm vi áp dụng hiệp định AKFTA

1. Hiệp định AKFTA sẽ áp dụng nhằm tránh hoặc giải quyết ổn thỏa các tranh chấp phát sinh giữa các bên theo hiệp định liên quan.

Hiệp định AKFTA áp dụng cho mọi tranh chấp giữa các Bên tham gia.

2. Các quy định và thủ tục trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc được áp dụng phù hợp với mọi quy định và thủ tục về giải quyết tranh chấp đặc biệt hoặc bổ sung trong quy định cho các hiệp định có liên quan.

Đối với những trường hợp phát sinh mâu thuẫn giữa quy định, thủ tục trong AKFTA và các quy định và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan, thì các quy định quy định và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan sẽ được ưu tiên áp dụng. 

Với những tranh chấp liên quan đến quy định và thủ tục được nêu trong nhiều hiệp định liên quan khác nhau, nếu có các quy định và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong các Hiệp định liên quan có sự mâu thuẫn với nhau, thì Chủ tịch Ủy ban trọng tài sẽ đứng ra xác định quy định và thủ tục áp dụng cho tranh chấp đó. Khi giải quyết tranh chấp sẽ tham khảo ý kiến của các bên tranh chấp trong vòng 10 ngày (tính từ sau khi một trong 2 bên tranh chấp đưa ra yêu cầu).

3. Các quy định trong hiệp định AKFTA có thể sẽ được áp dụng với những hành động ảnh hưởng đến việc thực hiện hiệp định liên quan được tiến hành trong lãnh thổ của một Bên bởi:

  • Chính phủ và nhà cầm quyền thuộc trung ương, khu vực và địa phương.
  • Cơ quan phi Chính phủ trong việc thực thi quyền lực được ủy quyền bởi do Chính phủ hoặc nhà cầm quyền ở trung ương, khu vực và địa phương.

4. Không có quy định nào của AKFTA hạn chế quyền của các Bên trong việc sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định trong các điều ước khác mà nước đó tham gia.

5. Khi các thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo hiệp định AKFTA hoặc theo bất cứ điều ước nào khác mà bên tranh chấp là thành viên. Tranh chấp đó sẽ được giải quyết bởi cơ quan giải quyết tranh chấp  mà bên khiếu nại lựa chọn. Đồng nghĩa với việc, các bên sẽ không được phép sử dụng bất cứ cơ quan nào khác để giải quyết tranh chấp này.

6. Bên khiếu nại được xem  là đã lựa chọn một cơ quan giải quyết tranh chấp khi bên đó đã yêu cầu thành lập hoặc đưa ra tranh chấp với một ban hội thẩm để giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định của AKFTA.

Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam và Hàn Quốc trong AKFTA

Như đã nói ở trên, Việt Nam tham gia vào Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) vào năm 2005 và đến 2007 bắt đầu thực hiện các bước giảm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc.

Cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam

AKFTA

Trong Hiệp định AKFTA Việt Nam cam kết xóa bỏ 86% trong tổng dòng thuế năm 2018

Vào năm 2018, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 86% trong tổng dòng thuế. Đến cuối lộ trình năm 2021, 14% tổng dòng thuế còn lại sẽ được giảm về 5%, cũng trong năm này sẽ cắt giảm một phần hoặc giữ nguyên thuế suất MFN. 

Tính từ năm 2015, Việt Nam xóa bỏ thuế quan cho 7366 dòng thuế (chiếm  77,6% tổng dòng thuế). Chủ yếu sẽ tập trung giảm và xóa bỏ thuế quan cho một số ngành hàng như: sản phẩm nông nghiệp, máy móc, phụ tùng, thủy sản, hóa chất, sắt thép…

Năm 2018, Việt Nam tiếp tục xóa bỏ thuế quan cho 8184 (chiếm 86% tổng dòng thuế).

Lộ trình cắt giảm cuối cùng vào năm 2021 với 620 dùng thuế sẽ giảm về 5%. Tập trung vào một số ngành hàng như: Máy móc, điện tử, cơ khí, phụ tùng máy móc, ô tô đặc chủng và chuyên dụng….

Ngoài những mặt hàng kể trên, một số mặt hàng sẽ không cam kết giảm thuế hoặc sẽ duy trì thuế suất cao (50%) áp dụng cho các mặt hàng như ô tô nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng xe đạp, xe máy, đồ điện gia dụng, rượu, thuốc lá…

Cam kết của Hàn Quốc dành cho Việt Nam

AKFTA

90,9% các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng mức thuế suất là 0% (vào năm 2010)

Về phía Hàn Quốc cũng đã hoàn tất việc xóa bỏ thuế nhập khẩu theo đúng cam kết trong Hiệp định AKFTA từ năm 2010. Cụ thể, 90.9% các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Hàn Quốc sẽ được hưởng mức thuế suất là 0% (áp dụng cho những mặt hàng có chứng nhận xuất khẩu).

Ngoài những nhóm hàng trên, cũng có một số nhóm hàng Hàn Quốc sẽ không cam kết hoặc chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu vào cuối lộ trình năm 2021. Cụ thể đó là các sản phẩm thủy sản (tôm, cua, cá đóng hộp và đông lạnh), các sản phẩm nông sản (chế phẩm mật ong, sữa, tỏi, gừng, khoai lang, đậu đỏ), hoa quả nhiệt đới, hàn công nghiệp dệt may, cơ khí…

Tăng thị phần nông sản Việt vào thị trường Hàn Quốc

Mỗi năm Hàn Quốc chi ra khoảng hơn 35 tỉ USD để nhập khẩu các sản phẩm nông sản và thủy sản. Mặc dù, các doanh nghiệp Việt Nam luôn có hứng thú với thị trường Hàn Quốc, song vẫn gặp phải  rất nhiều rào cản về chất lượng, biện pháp vệ sinh và khâu kiểm dịch. 

Hiệp định Thương mại Hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc tính đến nay đã áp dụng được 5 năm, nhưng sự xuất hiện của các mặt hàng nông sản – hàng hóa chủ lực của thị trường Việt Nam xuất hiện ở thị trường này vẫn còn rất hạn chế. 

Theo thống kê năm 2018, Hàn Quốc nhập khẩu 35,2 tỉ USD hàng nông, lâm, thủy sản. Trong đó, nhập khẩu trái cây, hoa quản là 8,44 tỉ USD, thủy sản 5.045 tỉ USD và 3.825 tỉ USD cho các mặt hàng lâm sản. Trong khi đó, hàng nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam chỉ chiếm 6% thị phần tại đất nước này. Với kim ngạch nhập khẩu là 2,145 tỉ USD (2018) và năm 2019 cũng chỉ đạt 2 tỉ USD như năm 2018.

Hi vọng, với bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA). Bạn cũng đừng quên, theo dõi Thông Tiến Logistics để cập nhật thêm các kiến thức hữu ích về các Hiệp định của Việt Nam đang tham gia nhé!

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.