Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

Hiệp định thương mại tự do ASEAn – Trung Quốc (ACFTA) mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và mở rộng thương mại đầu tư giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Hiệp định ACFTA là gì?

ACFTA

Hiệp định ACFTA – ASEAN-China Free Trade Area

Hiệp định ACFTA là cụm từ viết tắt của ASEAN-China Free Trade Area, đây là Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung Quốc. Hiệp định được ký kết chính thức vào ngày 29/11/2004 tại Lào. Thông qua Hiệp định ACFTA sẽ hướng đến tăng cường quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn trong thế kỷ 21. Đồng thời, giảm thiểu các rào cản thương mại và làm sau hơn mối liên kết kinh tế giữa các nước trong khối ASEAN và Trung Quốc. 

Nội dung hiệp định ACFTA

ACFTA

Mục tiêu của ACFTA hướng đến hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc

Mục tiêu

  • Mục tiêu đầu tiên của ACFTA là tăng cường hợp tác và mở rộng kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các nước trong ASEAN và Trung Quốc.
  • Tích cực tự do xúc tiến thương mại hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, tạo ra các cơ chế đầu tư thông thoáng, rõ ràng giữa các thành viên tham gia ACFTA.
  • Khai thác các lĩnh vực mới và thiết lập thêm các biện pháp thích hợp cho hợp tác kinh tế chặt chẽ giữa ASEAN và Trung Quốc.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn của các nước thành viên ASEAN và tạo nhịp cầu giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên tham gia.

Các biện pháp hợp tác kinh tế

ACFTA

Với Hiệp định Trung Quốc và ASEAN sẽ tích cực loại bỏ thuế quan trong lĩnh vực thương mại hàng hóa

  • Tham gia vào Hiệp định thương mại tự do ASEAn – Trung Quốc (ACFTA), cả 2 bên đều tích cực loại bỏ thuế và hàng rào phi thuế quan với các hoạt động thương mại hàng hóa. 
  • Tiến tới tự do hóa thương mại dịch vụ về cơ bản và trong tất cả các lĩnh vực.
  • Thiết lập cơ chế đầu tư cạnh tranh, cởi mở nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hoạt động đầu tư trong khuôn khổ FTA.
  • Áp dụng ứng xử đặc biệt, linh hoạt vào các nước thành viên mới trong khối ASEAN. 
  • Áp dụng linh hoạt cho các bên trong đàm phán FTA đối với các khu vực nhạy cảm của lĩnh vực dịch vụ đầu tư và hàng hóa. Sự linh hoạt này  sẽ được các bên đàm phán và đi đến thống nhất dựa trên nguyên tắc có đi có lại để 2 bên cùng có lợi.
  • Thiết lập biện pháp tạo thuận lợi đầu tư và thương mại có hiệu quả. Điều này được thể hiện ở việc không hạn chế việc đơn giản hóa thủ tục hải quan và các thỏa thuận công nhận lẫn nhau.
  • Mở rộng hợp tác kinh tế ra các lĩnh vực khác để có thể đồng thuận của cả ASEAN và Trung Quốc. Bên cạnh đó, sẽ làm sâu sắc thêm liên kết đầu tư giữa 2 Bên và hình thành nên các chương trình hành động để thực hiện các lĩnh vực hợp tác. 
  • Thiết lập cơ chế thích hợp nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung trong Hiệp định ACFTA.

Các cam kết chính trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

ACFTA

Với Hiệp định ACFTA cả ASEAN và Trung Quốc đưa ra rất nhiều cam kết về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và các cơ chế giải quyết tranh chấp

Tiến trình đàm phán trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) sẽ tập trung vào 2 đầu mối chính là Ủy ban đàm phán thương mại ASEAN-Trung Quốc (TNC) và Nhóm đàm phán thương mại ASEAN (TNG). Theo đó, phiên họp của Nhóm đàm phán thương mại ASEAN (TNG) sẽ diễn ra trước phiên họp của các nước ASEAN và Trung Quốc 1 ngày.  Mục đích chính của phiên họp là để thảo luận các vấn đề có liên quan trước khi đưa ra trong hội nghị với Trung Quốc. Trong phiên đàm phán gần đây nhất là TNC 19, diễn ra vào 21-23/6/2005 tại Trung Quốc đã đưa ra các cam kết chính như sau:

Hàng hoá

Theo quy định của ACFTA, lộ trình tự do thuế quan giữa ASEAN và Trung Quốc sẽ được chia làm 4 loại bao gồm: Danh mục hàng loại trừ hoàn toàn, danh mục thu hoạch sớm, doanh mục nhạy cảm và thông thường. Trong quá trình thực hiện ASEAN 6 sẽ thực thi nhanh hơn khối ASEAN 4. 

Danh mục loại trừ hoàn toàn

Đây là danh mục các nước không được phép tự tự do hóa thương mại. Theo quy định của WTO. Hiệp định khung danh mục này sẽ bao gồm những mặt hàng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, sức khỏe con người, động vật, môi trường và những sản phẩm có giá trị cổ học.

Đối với các nước ASEAN sẽ tự xác định những mặt hàng cụ thể để đưa vào trong danh mục GEL. Bên cạnh đó, sẽ cam kết giảm thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng này. Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam cũng đang nghiên cứu về danh mục loại trừ hoàn toàn trong Hiệp định ACFTA.

Danh mục Thu hoạch sớm

ASEAN và Trung Quốc sẽ sớm hoàn tất danh mục thu hoạch sớm và đưa vào khung hiệp định. Thời điểm hiện tại đã có 4 nước hoàn tất thủ tục trong nước và đưa EHP vào thực hiện đó là Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc.

Đối với danh mục hàng thu hoạch sớm Việt Nam sẽ áp dụng cho các mặt hàng nông sản, thủy sản thuộc phân loại hàng hóa từ chương 1 đến chương 8 trong Biểu thuế. Đồng thời, danh mục thu hoạch sớm sẽ đưa vào Hiệp định sớm hơn những sản phẩm hàng hóa khác.

Danh mục nhạy cảm

Danh mục nhạy cảm là những sản phẩm hàng hóa được bảo hộ sản xuất trong nước. Vì thế, những mặt hàng này sẽ lộ trình tự do hóa chậm hơn những hàng hóa có trong danh mục EHP. Với danh mục này, các quốc gia sẽ không có lộ trình cắt giảm cụ thể. Thay vào đó mỗi nước sẽ áp dụng một mức thuế lớn hơn 0% trong năm 2012 – 2015. Bên cạnh đó, mỗi quốc gia sẽ được phép chọn hàng hóa để đưa vào danh mục nhạy cảm, nhưng không được phép ở dưới mức trần đã thỏa thuận.

Danh mục thông thường

Đối với hàng hóa thuộc danh mục thông thường sẽ là những mặt hàng còn lại trừ những mặt hàng đã được quy định ở trên. Tính đến thời điểm hiện tại, các nước ASEAN 6 và Trung Quốc đã thống nhất mô hình giảm thuế với những mặt hàng này. Cụ thể, các nước CLMV sẽ được hưởng ưu đãi đối xử đặc biệt khi tham gia giảm thuế trong Hiệp định ACFTA. Đồng thời, sẽ giảm tất cả dòng thuế về 0% vào năm 2015 (riêng 6 nước trong ASEAN là năm 2010).

Dịch vụ

Đối với lĩnh vực dịch vụ, ASEAN và Trung Quốc sẽ hoàn thành đàm phán lĩnh vực này trước tháng 9/2005. Thông qua đó, Bộ trường kinh tế các nước ASEAn sẽ ký kết vào trong Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) 37 vào cuối tháng 9/2005.

Đầu tư

Trong TNC 14 ASEAN và Trung Quốc thảo luận những nguyên tắc cơ bản của Hiệp định ACFTA, song Trung Quốc vẫn giữ quan điểm chỉ nên “bảo hộ và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư”. Chính vì thế, các nước ASEAN cố gắng thuyết phục Trung Quốc chấp nhận bổ sung  tự do hóa đầu tư. Nguyên nhân cũng bởi Trung Quốc chưa thực sự coi trọng thu hút đầu tư từ các quốc gia trong ASEAN. Trong khi đó các nước ASEAN lại muốn biến khu vực này thành nơi đầu tư, từ đó đầu tư vào Trung Quốc để hưởng các ưu đãi trong Hiệp định ACFTA.

Cơ chế giải quyết tranh chấp và quy tắc xuất xứ

Nhóm đàm phán về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN tiến gần hơn đến thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng cách thực hiện hòa giải, thủ tục thiết lập cơ quan xét xử, chỉ định trọng tài. Bên cạnh đó, còn rất nhiều vấn đề khác mà các bên đang tranh cãi như điều khoản bồi thường, khung thời gian cho các thủ tục pháp lý, tranh chấp khi có nhiều bên tham gia… Cả 2 bên tiến hành thảo luận và hoàn thiện dự thảo Hiệp định vào năm 2004. 

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.