Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu (VN-EFTA FTA)
Quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu (VN-EFTA FTA) trải qua 16 vòng đàm phán (bắt đầu từ năm 2012). Hiệp định có thể sẽ kết thúc trong năm 2021, khi Việt Nam – Thụy Sĩ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1971 – 2021).
Nội dung bài viết
Thông tin Hiệp định VN-EFTA FTA
EFTA hay còn gọi là Hiệp hội Thương mại tự do Châu Âu, Hiệp hội này thành lập ngày 3/5/1960 bao gồm 4 thành viên đó là Thụy Sĩ, Liechtenstein, Na Uy và Iceland. Đây là những quốc gia không đủ khả năng hoặc không lựa chọn gia nhập vào Liên minh Châu Âu (EU).
Hoạt động như một khối mậu dịch tự do, EFTA có tổng diện tích lên đến 530.000 km2 với dân số khoảng 14 triệu người. Theo đó, GDP ước đạt 1.160 tỷ USD (2019) và đứng thứ 9 về thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ xếp thứ 5 trên thế giới.
Ở khu vực Châu Á, EFTA đang có FTA với Hàn Quốc, Singapo, Philippin, Indonesia, Hồng Kông. Hiện tại, đang đàm phán với một số quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia. Riêng Thụy Sỹ có FTA đơn lẻ với Nhật Bản và Trung Quốc trước đó.
Dựa trên ý tưởng hình thành một khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam – Thụy Sỹ và sau này là mở rộng thành một FTA toàn diện giữa Việt Nam – EFTA, cả 2 quốc gia đã tiến hành trao đổi từ năm 2009. Vào tháng 2/2010, cả 2 quốc gia đã chính thức thành lập một “Nhóm nghiên cứu hỗ trợ” với mục đích xây dựng báo cáo tổng hợp về quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư nhằm phục vụ việc đánh giá cơ hội, thách thức từ việc đàm phán, hình thành FTA giữa Việt Nam và EFTA.
Ngày 21/11/011, Thủ tướng Chính phủ có công văn chỉ đạo Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các công việc chuẩn bị và thủ tục đối ngoại cần thiết cho việc tiến hành đàm phán vào năm 2012. Cho đến nay, trải qua 16 phiên đàm phán, do cách thức đàm phán khác biệt nên 2 bên không đạt được kết quả mong muốn như ban đầu và đi vào kết thúc đàm phán trong năm 2014.
Quan hệ thương mại Việt Nam với Khối EFTA
Thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và khối trong EFTA vẫn đang còn ở mức khiêm tốn, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam EFTA đạt khoảng 1 tỷ USD (chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam) năm 2012. Cụ thể, Việt Nam có kim ngạch thương mại cao nhất với Thụy Sĩ 794 triệu USD, Nauy 257 triệu USD, rất thấp với Iceland (khoảng 2,5 triệu USD) và Liechtenstein.
Về diện hàng hóa, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên EFTA chủ yếu là các mặt hàng thuỷ sản, cà phê, hạt điều, sản phẩm từ chất dẻo, gỗ và sản phẩm gỗ, hàng dệt may, giày dép, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, … và nhập khẩu chủ yếu các sản phẩm cơ khí, thiết bị viễn thông, phương tiện giao thông, hoá chất, phân bón, chất dẻo. (Theo cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính).
VN-EFTA FTA có thể hoàn tất trong năm 2021
Trên thực tế, quá trình đàm phán giữa Việt Nam và các nước trong EFTA bắt đầu từ năm 2012, song trong quá trình đàm phán gặp phải rất nhiều vướng mắc về quyền sở hữu trí tuệ, tài chính công…
Đến thời điểm hiện tại, cả 2 bên đang đẩy mạnh quá trình đàm phán FTA để kỳ vọng hoàn tất sớm việc ký kết Hiệp định ngay trong năm 2021. Trước thời điểm Thụy Điển và Việt Nam kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
Theo bà Lê Linh Lan – Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển, một khi VN-EFTA FTA được ký kết sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư Thụy Sĩ tận dụng để phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh ở thị trường Việt Nam.
Các nhà đầu tư khi đến Việt Nam còn được hưởng lợi từ 15 Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết và đang có hiệu lực như: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA)… Chính vì thế, tiềm năng và cơ hội hợp tác kinh tế giữa 2 nước sẽ rất rộng mở trong tương lai.
Thụy Sỹ là đối tác thương mại quan trọng và là nhà đầu tư Châu Âu lớn thứ 6 tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, tổng đầu tư của Thụy Sĩ vào thị trường Việt Nam tập trung vào các ngành điện lực, công nghiệp chế tạo, chế biến với tổng số tiền khoảng 2,058 tỷ USD. Bên cạnh đó, Thụy Sĩ cũng là đối tác thương mại quan trọng và là nhà đầu tư châu Âu lớn thứ 6 tại Việt Nam với tổng đầu tư khoảng 2,058 tỉ USD, tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện lực.
Hiện tại, có khoảng 100 doanh nghiệp, tập đoàn nổi tiếng của Thụy Sĩ đang hoạt động ở thị trường Việt Nam như: hãng xi măng Holcim (xi măng), thiết bị điện ABB, các hãng dược phẩm Nestlé, Novatis, Roche…
Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của Thụy Sĩ và Việt Nam có giảm nhẹ, sau khi đạt mức 3,6 tỷ USD vào năm 2019. Theo các chuyên gia, dòng vốn từ Thụy sĩ trong thời gian tới sẽ đến từ các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ và dịch vụ…
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi