FTA là gì? Ý nghĩa của FTA đối với hoạt động kinh doanh
FTA là thuật ngữ quan trọng liên quan đến việc hợp tác kinh tế giữa các quốc gia. Song không phải ai cũng biết FTA là gì? FTA mang ý nghĩa ra sao? Hãy cùng Thông Tiến Logistics giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
FTA là gì?
FTA – Free trade area (tiếng Anh) hay còn có tên gọi khác là Hiệp định thương mại tự do. Đây được xem là hình thức liên kết giữa các quốc gia để xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Từ đó sẽ hình thành một thị trường kinh doanh buôn bán có sự thống nhất về cả hàng hóa và dịch vụ.
Cho đến thời điểm hiện tại mỗi quốc gia đều quy định rõ các định nghĩa FTA cho riêng mình để tạo sự tăng trưởng đa dạng trong nền kinh tế của đất nước. Để hiểu theo một cách chung nhất thì FTA là thỏa thuận giữa hai hay nhiều quốc gia khác nhau nhằm mục đích tự do hóa thương mại của một nhóm ngành hàng nhất định thông qua việc cắt giảm thuế, đưa ra những quy định có lợi cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các bên. Tại thời điểm ký kết, FTA còn cho phép các quốc gia thực hiện xúc tiến tự do đầu tư, chuyển giao công nghệ, lao động, môi trường…
Đặc điểm của FTA
Trong Hiệp định thương mại tự do FTA, sẽ mang một số đặc điểm thường thấy như sau:
- Giữa các quốc gia thành viên tham gia vào FTA thuế quan, hạn ngạch sẽ được giảm hoặc xóa bỏ hoàn toàn.
- Các FTA sẽ đóng vai trò thúc đẩy thương mại hóa giữa các quốc gia thành viên. Đồng thời, cho phép họ tăng chuyên môn hóa tương ứng với lợi thế của quốc gia.
- Để phát triển FTA, tất cả các quốc gia thành viên phải thiết lập quy tắc về cách vận hành FTA. Chẳng hạn, mỗi nước phải làm thủ tục hải quan nào? Thuế quan cần phải làm, mức thuế đóng bao nhiêu? Các quốc gia tham gia FTA sẽ giải quyết tranh chấp ra sao? Cách thức vận chuyển hàng hóa cho thương mại là gì? Quyền sở hữu trí tuệ sẽ được quản lý và bảo vệ như thế nào?
- Cố gắng tạo sự cân bằng giữa lợi ích các bên sao cho phù hợp với ảnh hưởng chính trị và quyền lực của từng quốc gia.
- Tạo cơ hội phát triển mới cho các nước thành viên trong FTA.
Nội dung chính của FTA gồm những gì?
Nội dung chính của các Hiệp định thương mại tự do FTA sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận, bàn bạc giữa các bên mà sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp. Nhưng nhìn chung FTA sẽ có 3 nội dung cơ bản như:
Các cam kết có liên quan tới tự do hàng hóa: Cam kết này sẽ đề cập đến việc dỡ bỏ các rào cản về thương mại giữa các nước thành viên trong FTA bao gồm:
- Cập nhật danh sách các ưu đãi về thuế xuất khẩu và nhập khẩu..
- Cam kết thực hiện và điều kiện để nhận được ưu đãi thuế quan và chứng nhận xuất xứ.
- Loại bỏ hoặc cắt giả hàng rào phi thuế quan, chẳng hạn như các biện pháp hạn chế/cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu…
Cam kết liên quan tới tự do dịch vụ: Mục này sẽ được đề cập chi tiết trong các bản Hiệp định thương mại tự do được các nước soạn thảo với 2 nội dung như:
- Các điều kiện để được mở cửa thị trường dịch vụ.
- Các nguyên tắc liên quan đến việc đối xử với nhà cung cấp cấp dịch vụ nước ngoài khi họ cung cấp dịch vụ.
Các nguyên tắc trong FTA:
- Tạo sự cân bằng lợi ích giữa các quốc gia: Tất cả các thỏa thuận FTA đều phải dựa trên sự cân nhắc và tình hình kinh tế, chính trị giữa các bên.
- Gây dựng được cơ hội phát triển: Sử dụng công cụ SWOT để nắm bắt điểm mạnh, yếu, cơ hội, rủi ro để đi đến cam kết hiệu quả. Đồng thời, góp phần giúp các bên tham gia FTA đều có cơ hội phát triển bền vững.
Các loại hình FTA
Theo như thống kê của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hiện tại đã có khoảng 200 Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết và có hiệu lực. Theo đó, các Hiệp định thương mại tự do được chia làm 4 nhóm chính như:
- FTA khu vực: Đây là hiệp định tự do thương mại được ký kết giữa các tổ chức trong cùng khu vực (Ví dụ: AFTA).
- FTA song phương: Là bản hiệp định được ký kết giữa 2 nước với nhau. Ví dụ: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)…
- FTA đa phương: Là bản Hiệp định thương mại tự do có sự tham gia từ nhiều quốc gia với nhau (Ví dụ: TPP)
- FTA được ký giữa một tổ chức với một nước: Là bản Hiệp ước được ký kết giữa tổ chức và một quốc gia (Ví dụ: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)…
Các hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết, đàm phán
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia và ký kết 14 FTA . Sau đây là bảng thống kê:
- Năm 1993: Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).
- Năm 2003: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA).
- Năm 2007: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA).
- Năm 2008: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP).
- Năm 2009: Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA).
- Năm 2010: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA).
- Năm 2010: Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN -Australia-New Zealand (AANZFTA).
- Năm 2014: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê (VCFTA).
- Năm 2015: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA).
- Năm 2016: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA).
- Năm 2018: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
- Năm 2019: Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA).
- Năm 2020: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- Năm 2020: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)
Mong rằng, với những thông tin hữu ích trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi FTA là gì? Ý nghĩa của FTA đối với hoạt động kinh doanh. Mọi thông tin chi tiết về FTA bạn có thể cập nhật thêm tại các đơn vị có chuyên môn để hiểu rõ hơn về nội dung này.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi