Việt Nam có bao nhiêu tuyến vận chuyển đường sông?

Vận chuyển đường sông được biết đến là một trong những tuyến vận tải quan trọng giúp giao nhận hàng hóa từ nơi này qua nơi khác dễ dàng. Không những phát triển mạnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, loại hình vận tải này còn phát triển tại nhiều khu vực khác như đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung,… Vậy hiện nay ở Việt Nam có bao nhiêu tuyến vận chuyển đường sông? Vai trò của những tuyến vận tải đó như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây.

Việt Nam có những tuyến vận chuyển đường sông nào?

Việt Nam được biết đến là một trong những nước có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc. Với 2360 con sông cùng tổng chiều dài lên đến 42.000km, hệ thống sông ngòi của Việt Nam trở thành tuyến vận chuyển hàng hóa, hành khách quan trọng và không thể thiếu của cả nước.

Không chỉ giúp kết nối vùng này với vùng khác, sông ngòi tại Việt Nam còn trở thành tuyến vận tải chính đưa hàng hóa, hành khách đến khắp mọi miền nhanh chóng, an toàn.

Tại Việt Nam hiện nay có tổng cộng 45 tuyến giao thông đường thủy chính yếu. Trong đó, tại khu vực phía Bắc có 17 tuyến vận chuyển đường sông, miền Trung có 10 tuyến và khu vực phía nam có 18 tuyến. Tất cả những tuyến vận chuyển này đều là tuyến vận tải chính được Nhà nước đầu tư để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa qua đường thủy nội địa của mọi người.

Không chỉ dừng lại ở vai trò vận chuyển hàng hóa, các tuyến vận chuyển thủy nội địa còn là cửa ngõ để hàng hóa được luân chuyển đến các nước Đông Nam Á đi qua biển Đông. Bởi vậy, hệ thống giao thông đường thủy còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và An ninh – Quốc phòng của đất nước.

Hiểu rõ sự quan trọng của tuyến vận chuyển đường thủy nội địa và đảm bảo cho hoạt động giao nhận diễn ra thông suốt, Nhà nước đã và đang xây dựng hệ thống các bến bãi phù hợp điều kiện của từng vùng. Với hệ thống cảng sông, bến bãi trải khắp các tuyến vận tải, hàng hóa, hàng khách dễ dàng được chuyển đến mọi nơi trên toàn quốc.

Vận chuyển đường sông

Tổng số tuyến vận chuyển đường thủy nội địa của Việt Nam

Các vùng phát triển mạnh tuyến vận chuyển đường thủy nội địa gồm những đâu?

Hiện nay, vận chuyển đường thủy nội địa đang dần trở nên quan trọng và đóng vai trò trọng yếu trên các tuyến vận tải hàng hóa. Không chỉ phát triển mạnh tại khu vực đồng bằng, hoạt động giao nhận hàng hóa qua đường thủy còn được thực hiện tại nhiều tỉnh thành khác trên khắp cả nước.

Có thể thấy, các tuyến vận tải chính của đường sông đang tập trung tại ba khu vực chính là đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, khu vực phía nam có đồng bằng sông Cửu Long là vùng tập trung nhiều tuyến vận tải đường thủy nhất với 18 tuyến.

Sở dĩ, đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh hoạt động giao nhận qua đường Thủy vì đây là vùng đất tiềm năng với các vựa lúa, thủy hải sản, trái cây lớn nhất cả nước. Không chỉ có vậy, tại đồng bằng sông Cửu Long còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài gần 28.000km. Tất cả hệ thống sông chính, phụ tại khu vực này đều chảy qua khu dân cư, khu công nghiệp, vùng tài nguyên,… nên dễ dàng kết nối các địa điểm, tỉnh thành khác nhau.

Ngoài đồng bằng sông Cửu Long thì đồng bằng sông Hồng và nhiều tỉnh phía Bắc cũng là khu vực xem trọng vận chuyển đường sông. Điều này được chứng tỏ khi tần suất vận chuyển hàng hóa trên hệ thống các sông Lớn như sông Hồng, sông Đà sông Lô,… ngày một tăng mạnh. Các chuyến tàu vận chuyển với tần suất lớn hơn để đưa hàng hóa đến khắp mọi nơi.

Vận chuyển đường sông

Khu vực phát triển mạnh tuyến vận chuyển đường thủy nội địa

Vận chuyển đường sông đóng vai trò như thế nào trong hoạt động vận tải?

Bên cạnh các tuyến vận tải qua đường bộ, đường sắt, đường hàng không thì vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa được nhiều người biết đến và lựa chọn. Bởi vì, tuyến vận tải này có vai trò quan trọng trong hoạt động giao nhận. Một số vai trò có thể kể đến như:

  • Vận tải đường sông góp phần giúp giảm sức ép về hoạt động giao nhận cho các tuyến giao thông khác, nhất là đường bộ. Hàng hóa giao nhận qua đường sông được đảm bảo an toàn và dễ dàng chuyển đến nhiều tỉnh thành khác nhau.
  • So với nhiều con đường vận chuyển khác thì giao nhận hàng hóa qua đường sông giúp chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn với lịch trình ổn định. Nhờ đó, người gửi hàng tiết kiệm được từ 30 – 40% chi phí vận chuyển cho hoạt động vận tải.
  • Vận chuyển hàng hóa qua đường sông giúp giảm tần suất các vụ tai nạn khi giao nhận. Nếu như chuyển hàng qua đường bộ gặp sức ép rất lớn vì lượng phương tiện đông thì vận chuyển qua đường thủy nội địa lại rất thông thoáng và ít xảy ra tình trạng va chạm. Nhờ đó hàng hóa giao nhận qua con đường này luôn được đảm bảo an toàn đến tay người nhận.
  • Vận chuyển đường thủy nội địa đóng vai trò như giải pháp tối ưu nhất để vận chuyển một số loại hàng hóa đặc biệt như than, quặng, cát,… từ khu vực này qua khu vực khác.

Đáp án cho câu hỏi Việt Nam có bao nhiêu tuyến vận chuyển đường sông đã được Thông Tiến Logistics chia sẻ chi tiết trong bài viết trên đây. Với lời giải này hy vọng bạn đã có thêm kiến về các tuyến vận tải đường thủy nội địa để gửi hàng hóa giao nhận qua con đường này chính xác nhất.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.