[TỔNG HỢP] Các loại phí trong xuất nhập khẩu và phụ phí liên quan chi tiết
Xuất nhập khẩu là hoạt động phức tạp, phải thực hiện nhiều khâu và có sự tham gia của nhiều bên. Do đó, hoạt động này có rất nhiều loại phí và phụ phí. Các loại phí trong xuất nhập khẩu được thu hợp lý và đúng với yêu cầu vận chuyển từng lô hàng. Vì thế, hạn chế được tối đa tình trạng tăng phí không lý do ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ hợp tác giữa khách hàng và đơn vị vận tải.
Nội dung bài viết
Các loại phí trong xuất nhập khẩu phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, các loại phí trong xuất nhập khẩu gồm có:
Phí cầu cảng (THC – Terminal Handling Fee)
Đây là loại phí sẽ được thu tại nơi đi hoặc nơi đến của lô hàng. Phí cầu cảng sẽ được thu theo số lượng container vận chuyển. Mức thu tính trên số container, loại container. Do đó phí THC được thu phụ thuộc vào loại container vận chuyển của chủ hàng.
Phí cầu cảng thực chất là tiền công trả cho hoạt động vận chuyển container từ bãi container lên tàu hoặc từ tàu xuống bãi. Cầu cảng thu loại phí này như tiền thuê nhân công, trang thiết bị bốc xếp và nơi để container cho chủ hàng. Do đó, mức thu sẽ được thông báo chi tiết đến khách hàng phụ thuộc vào số lượng, loại container vận chuyển.
Phí THD là loại phí được trả tại nơi đến của lô hàng và cũng được thu theo số lượng container. Tương tự như phí THC, phí THD cũng được thu dựa trên loại container vận chuyển của chủ hàng.
Khoản phí cầu cảng tại cảng đích cũng được xem như tiền công cho việc vận chuyển container từ trên tàu xuống bãi. Phí này cũng được chi tra tương tự THC cho hoạt động thuê nhân công, trang thiết bị và nơi để container.
Phí niêm phong chì (Seal Fee)
Nhắc đến các loại phí trong xuất nhập khẩu, chắc chắn không thể không nhắc đến phí niêm phong chì. Đây là loại phí được thu tại điểm đi của lô hàng và theo số lượng container vận chuyển. Đây là phí mua seal để niêm phong container của hãng tàu. Trên seal có in có in số hiệu cụ thể, duy nhất để thuận tiện cho việc kiểm soát theo dõi hàng hóa. Đồng thời, phía hải quan có thể dựa vào số hiệu này để quản lý, theo dõi chống tình trạng buôn lậu.
Thông thường, mức thu cho mỗi seal là 200.000VNĐ. Trong trường hợp container mất seal, bạn có thể liên hệ với đơn vị vận chuyển để được cấp lại.
Phí phát hành Bill of Lading (B/L Fee – Documentation Fee at Origin)
Phí phát hành Bill được thu tại điểm đi trên mỗi lô hàng cụ thể. Mức thu phí B/L Fee sẽ là 900.000 VNĐ/ bộ BL/ lô hàng. Bộ Bill kèm theo mỗi lô hàng được xem như hóa đơn xác nhận giao nhận giữa hãng tàu và người xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, bộ B/L còn là bằng chứng cho việc đơn vị vận tải phải hoàn tất quá trình giao hàng cho người xuất khẩu khi mua bán bằng điều kiện FOB hoặc CIF.
Phí phát hành Delivery Order (D/O – Lệnh giao hàng)
Phí D/O được thu tại điểm đến theo mỗi lô hàng (B/L). Thông thường, mức thu sẽ là 900.000 VNĐ/ bộ DO/ lô hàng. Để hàng hóa được chủ hàng nhận tại cảng, người nhập khẩu cần phải nhận được lệnh giao hàng (D/O) bằng cách giao lại bộ B/L gốc cho hãng tàu và đóng đủ các loại phí liên quan. Theo đó, hãng tàu sẽ giao lại D/O cho bạn để nhận hàng. Tuy nhiên, ngoài D/O thì bạn có thể phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác.
Phí vệ sinh Container (Cleaning Fee)
Bên cạnh các loại phí trong xuất nhập khẩu khác, khi vận chuyển hàng hóa, bạn có thể phải chi trả thêm phí vệ sinh container. Đây là loại phí được thu tại điểm đến và theo số lượng container. Phí vệ sinh được chi trả khi chủ hàng sử dụng dịch vụ để làm sạch container hàng hóa. Mức thu loại phí này sẽ được thu theo loại container mà chủ hàng sử dụng để vận chuyển.
Phí kho CFS (Container freight station)
Phí kho CFS được thu tại điểm đi hoặc điểm đến của lô hàng. Thông thường, phí kho CFS chỉ có ở hàng LCL (hàng lẻ) và được thu theo số cbm của lô hàng. Loại phí này được xem như tiền công vận chuyển hàng hóa từ bãi container vào kho CFS của cảng. Đây là kho chuyên biệt để tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu theo hình thức hàng lẻ.
Phí khai báo hải quan cho hàng đi Mỹ (Automated Manifest System)
Đây là loại phí được thu tại điểm đi trên mỗi lô hàng và chỉ áp dụng đối với hàng xuất khẩu đi Mỹ. Mức thu thông thường là 40 USD/lô hàng. Loại phí này được chi trả cho các hãng tàu khi họ giúp chủ hàng khai báo thông tin cho lô hàng khi xuất nhập khẩu trước khi tàu chạy trong vòng 24 giờ. Việc thực hiện khai báo AMS rất quan trọng. Do đó, nếu khai báo sai thì hàng hóa có thể bị yêu cầu dỡ khỏi tàu.
Phí khai báo hải quan cho hàng đi Nhật Bản (AFR – Advance Filing Rules)
Tương tự như các loại phí trong xuất nhập khẩu cho hàng đi Mỹ, hàng đi Nhật cũng sẽ thu phí gần giống. Theo đó phí AFR sẽ được thu tại điểm đi trên mỗi lô hàng. Hàng đi Nhật cũng cần được khai báo thông tin đầy đủ về lô hàng chuẩn bị đến Nhật 24 giờ trước giờ tàu chạy để chống buôn lậu và khủng bố.
Phí khai báo hải quan cho hàng đi Châu Âu (ENS – Entry Summary Declaration)
Hàng hóa xuất khẩu đi các nước Châu phải trả phí ENS tại điểm đi trên mỗi lô hàng. Cũng như hàng đi Mỹ, đi Nhật, hàng đi Châu Âu cũng phải khai báo thông tin cho hải quan điểm đến 24 giờ trước khi tàu chạy. Thông tin khai báo được sử dụng để chống buôn lậu và khủng bố có thể xâm nhập vào Châu Âu theo hình thức vận chuyển này.
Phí đổi cảng đích (COD – Change of Destination)
Các loại phí trong xuất nhập khẩu tiếp theo mà bạn có thể phải chi trả khi vận chuyển đó chính là phí đổi cảng đích. Phí COD được thu tại cảng đi hoặc cảng đến theo số lượng container. Phí này được thu khi người xuất khẩu hoặc nhập khẩu yêu cầu hãng tàu vận chuyển hàng hóa sang một bảng khác. Các hãng tàu sẽ thu một khoản phí nhất định để thực hiện việc thay đổi này cho khách hàng.
Phí mất cân bằng container (CIC – Container Imbalance Charge)
Phí mất cân bằng container được thu tại cảng đến theo số lượng container. Thông thường, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ phải thu khoản phí này. Do Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều nên số lượng container đến nhiều hơn số lượng container đi. Do đó, bắt buộc các hãng tàu phải vận chuyển một số container rỗng từ Việt Nam đi các nước. Vì vậy, họ thu một khoản phí để bù đắp khi vận chuyển container rỗng.
Phí chỉnh sửa Bill (BL – B/L Amendment Fee)
Phí chỉnh sửa Bill được thu tại cảng đi theo mỗi lô hàng (B/L). Phí sẽ được trả khi chủ hàng cần chỉnh sửa thông tin trên B/L. Mức thu thường là 50 – 80 USD/ lần sửa/ BL.
Phí gửi thông tin SI trễ (submit SI trễ – Late submission fee)
Phí gửi thông tin SI trễ được thu tại cảng đi trên mỗi lô hàng. Các hãng tàu đều đưa ra thời gian cụ thể để người xuất khẩu gửi các thông tin cần ghi trên Bill. Nếu quá thời hạn mà họ mới gửi thì sẽ phải đóng thêm phí SI trễ.
Phí điều chỉnh giá nhiên liệu (BAF – Bunker Adjustment Factor)
Đây là loại phí được thu tại cảng đi hoặc cảng đến theo số lượng container. Đây là phụ phí nhiên liệu được các hãng tàu thu khi có sự thay đổi, điều chỉnh mức giá nhiên liệu.
Phí điều chỉnh chênh lệch ngoại tệ (CAF – Currency Adjustment Factor)
Tương tự như phí BAF, phí CAF cũng là các loại phí trong xuất nhập khẩu được thu tại cảng đi hoặc cảng đến theo số lượng container. Phí này được thu khi tỉ giá ngoại tệ có sự thay đổi theo mỗi thời kỳ.
Cước phí vận tải biển (OF – Ocean Freight)
Cước OF được thu tại cảng đi hoặc cảng đến theo số lượng container. Cước phí sẽ có sự chênh lệch tại mỗi cảng đích, hãng tàu và thường thay đổi định kỳ 15 ngày. Vận chuyển càng xa thì phí OF càng cao.
Phí chậm thanh toán (Late payment fee)
Đây là khoản phí phạt do người xuất khẩu hoặc nhập khẩu chậm thanh toán phí dịch vụ cho hãng tàu. Thông thường, nếu sau 7 ngày mọi người chưa thanh toán thì sẽ phải chi trả thêm khoản phí này. Mức thu sẽ do hãng tàu quy định.
Các loại phụ phí trong xuất nhập khẩu
Bên cạnh các loại phí trong xuất nhập khẩu thì bạn cũng cần nắm được các phụ phí liên quan khi thực hiện hoạt động này. Cụ thể gồm có:
Phụ phí xăng dầu (Emergency Bunker Surcharge)
Đây là khoản phụ phí được thu khi giá xăng dầu tăng cao đột ngột làm ảnh hưởng đến chi phí vận hàng của hãng tàu. Bởi, phí nhiên liệu chiếm 30 – 40% tổng chi phí vận chuyển của một chuyến tàu. Do đó, nếu có sự thay đổi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cước vận chuyển.
Thông thường phụ phí xăng dầu sẽ được thu tại cảng đi hoặc cảng đến theo số lượng container. Phí thường được thu chung với cước vận tải biển.
Phụ phí giảm thiểu sulfur (LSS – Low Sulfur Surcharge)
Phụ phí LSS được thu với mục đích dùng trong công tác bảo vệ môi trường và khắc phục một số vấn đề do khí thải tàu gây ra khi vận chuyển. Khoản phí này thường thu với hàng xuất khẩu hoặc hàng hóa chuyển đến Châu Âu. Phụ phí giảm thiểu sulfur được thu tại cảng đi theo số lượng container.
Phụ phí mùa cao điểm (PSS – Peak Season Surcharge)
Thông thường phụ phí PSS được thu vào mùa cao điểm là tháng 1, 10, 11 và 12 khi số lượng cầu vượt quá nhu cầu cung. Đây là khoản phí các hãng tàu thu để tăng lợi nhuận. Do đó, nơi có nhu cầu cao nhưng khan hàng thì phụ phí PSS càng cao.
Phụ phí mùa đông (WSU – Winter Surcharge)
Đây là khoản phí chỉ thu vào mùa đông đối với hàng hóa xuất khẩu đến các nước có mùa đông khắc nghiệt. Khoản phí được thu để hỗ trợ các hoạt động vận chuyển trong điều kiện khắc nghiệt đến các nước đó.
Phụ phí điều chỉnh giá bán (GRI – General Rate Increase)
Đây là phụ phí thu vào mùa cao điểm và thường áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ. Tương tự như phụ phí PSS, phụ phí GRI được thu nhằm tăng lợi nhuận cho hãng tàu và mức thu tùy theo nhu cầu của thị trường.
Phụ phí vượt trọng lượng (OWS – Overweight Surcharge)
Trong trường hợp chủ hàng muốn xuất nhập khẩu các container nặng hơn mức mong muốn của hãng tàu thì họ phải chi trả thêm khoản phí vượt trọng lượng. Mức thu sẽ theo mức trọng tải và quy định của từng hãng tàu.
Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các loại phí trong xuất nhập khẩu và phụ phí liên quan. Hy vọng với chia sẻ này, bạn đã “bỏ túi” thêm cho mình nhiều thông tin quan trọng để hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi