Hướng dẫn chi tiết về thủ tục nhập khẩu kính áp tròng bạn cần biết
Kính áp tròng là mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam để đáp ứng nguồn cung trong nước. Song thủ tục nhập khẩu kính áp tròng lại tương đối phức tạp. Do đó, để đảm bảo nắm được các quy định cơ bản khi nhập khẩu mặt hàng này, bạn nên dành ra 2 phút xem ngay bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics.
Nội dung bài viết
Các văn bản liên quan đến thủ tục nhập khẩu kính áp tròng
Kính áp tròng là hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế. Do đó, khi nhập khẩu bạn cần tìm hiểu kỹ các quy định liên quan đến hoạt động nhập khẩu mặt hàng này.
Việc nắm chắc các quy định về chính sách nhập khẩu chính là căn cứ để bạn thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng chính xác. Vì vậy, để đảm bảo được điều đó, bạn nên tìm đọc một số văn bản liên quan đến thủ tục nhập khẩu kính áp tròng sau:
- Thông tư 30/2015/TT-BYT ngày 12/12/20215 của Bộ Y Tế “Quy định việc nhập khẩu trang thiết bị y tế”
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”
- Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu”
- Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 của Bộ Tài chính “Về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hợp nhất hai Thông tư số 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC kể trên”.
Quy định về chính sách nhập khẩu kính áp tròng
Theo quy định hiện hành, kính áp tròng mới 100% không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu về Việt Nam nên cá nhân, doanh nghiệp được phép nhập khẩu về nước. Tuy nhiên, đây là mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế nên khi nhập khẩu bạn phải thực hiện thêm nhiều thủ tục khác. Cụ thể gồm:
- Doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành phân loại thiết bị y tế khi nhập khẩu mặt hàng: Loại B
- Đăng ký lưu hành thiết bị y tế loại B, C, D.
- Khi nhập khẩu cần xin giấy phép nhập khẩu vì kính áp tròng thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu được quy định tại Thông tư 30/2015/TT-BYT.
Như vậy có thể thấy, để nhập khẩu được kính áp tròng về nước, ngoài những thủ tục thông thường thì bạn còn phải thực hiện thêm khá nhiều thủ tục khác. Do đó, để đảm bảo thủ tục hải quan được thực hiện chính xác nhất, bạn cần phải nắm chắc nghiệp vụ làm thủ tục nhập khẩu.
Trường hợp bạn không hiểu rõ hoặc không có kinh nghiệm làm thủ tục hải quan thì nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ.
Mã HS của mặt hàng kính áp tròng
Khi làm thủ tục nhập khẩu kính áp tròng, ngoài việc nắm được các quy định về chính sách nhập khẩu thì bạn cần xác định được mã HS cho mặt hàng này. Bởi thông qua mã HS bạn sẽ tìm hiểu được chính sách về thuế liên quan đến mặt hàng này.
Cụ thể, mặt hàng kính áp tròng có mã HS thuộc Chương 90 – Dụng cụ và thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra, chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ kiện của chúng.
Bạn có thể tham khảo phân nhóm và mã HS sau:
- 90.01: Sợi quang và bó sợi quang; cáp sợi quang trừ các loại thuộc nhóm 85.44; vật liệu phân cực dạng tấm và lá; thấu kính (kể cả thấu kính áp tròng), lăng kính, gương và các bộ phận quang học khác, bằng vật liệu bất kỳ, chưa lắp ráp, trừ loại bằng thủy tinh chưa gia công về mặt quang học.
- 9001.30.00: – Thấu kính áp tròng
Trên đây là mã HS được chúng tôi đưa ra với mục đích tham khảo. Để đảm bảo thực hiện đúng thủ tục nhập khẩu kính áp tròng, bạn nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ làm thủ tục hải quan để được hỗ trợ.
Thủ tục nhập khẩu kính áp tròng chi tiết
Do thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành của Bộ Y Tế nên kính áp tròng có thủ tục thực hiện phức tạp hơn khá nhiều so với hàng hóa thông thường. Ngoài những thủ tục hải quan cơ bản, bạn còn phải thực hiện thêm các thủ tục khác như xin giấy phép nhập khẩu.
Về một số thủ tục cần thực hiện khi nhập khẩu kính áp tròng bạn có thể tham khảo nội dung sau (mang tính tham khảo):
Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu
* Hồ sơ cần chuẩn bị
Để xin giấy phép nhập khẩu, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm một số giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư 30/2015/TT-BYT.
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ (theo quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP).
- Giấy chứng nhận ISO trong hồ sơ nhập khẩu.
* Trình tự thực hiện
- Bước 1: Công ty nộp hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu tại Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế).
- Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu, Bộ Y tế cấp cho đơn vị nhập khẩu Phiếu tiếp nhận hồ sơ, thời điểm tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế được tính kể từ ngày ghi trên dấu tiếp nhận công văn đến của Bộ Y tế.
- Bước 3: Tổ chức họp Hội đồng tư vấn cấp giấy phép nhập khẩu
- Bước 4: Cấp Giấy phép nhập khẩu.
Thủ tục hải quan nhập khẩu
Để thực hiện thông quan cho hàng hóa, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form ℅.
- Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp
- Giấy giới thiệu – Bản chính
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
- Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp
- Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
- Phiếu tiếp nhận đủ điều kiện phân loại TTBYT & bản phân loại
- Giấy phép nhập khẩu
* Lưu ý: Thủ tục nhập khẩu kính áp tròng thực tế sẽ cần thực hiện nhiều bước hơn. Do đó, bạn nên liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hướng dẫn chi tiết.
Quy định về chính sách thuế khi nhập khẩu kính áp tròng
Khi nhập khẩu kính áp tròng về Việt Nam, bạn cần nộp hai loại thuế là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu. Mức thuế cụ thể được áp dụng cho mặt hàng có mã HS 9001.30.00 là:
- Thuế giá trị gia tăng (VAT): 10%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%
Để cập nhật quy định mới nhất về chính sách thuế khi nhập khẩu mặt hàng này, bạn vui lòng liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hỗ trợ.
Bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về thủ tục nhập khẩu kính áp tròng. Hy vọng, với chia sẻ này bạn đã phần nào hiểu được các thủ tục cần thực hiện để làm thủ tục thông quan cho hàng hóa nhanh chóng, chính xác.
* Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo và có thể không còn phù hợp do những thay đổi trong quy định, chính sách nhập khẩu hiện hành. Bạn cần chú ý cập nhập thông tin mới nhất để đảm bảo thủ tục nhập khẩu được thực hiện chính xác nhất.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi