Hướng dẫn phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh

Vận đơn đích danh, vận đơn vô danh hay vận đơn theo lệnh đều là những loại Bill of Lading thường được sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển. Tuy nhiên, mỗi loại lại có nội dung và sử dụng cho những trường hợp vận chuyển khác nhau. Vậy cụ thể, ba loại vận đơn này là gì? Khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics sẽ tổng hợp chi tiết.

Vận đơn có tác dụng gì trong hoạt động vận chuyển hàng hóa?

Vận đơn được biết đến là một loại chứng từ do người vận chuyển, thuyền trưởng (đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải hoặc đã nhận và đang chờ xếp lên phương tiện.

Trong giao nhận hàng hóa, vận đơn có chức năng và vai trò vô cùng quan trọng. Cụ thể, phải kể đến những tác dụng chính của vận đơn như:

  • Vận đơn được sử dụng như tài liệu đi kèm với hóa đơn thương mại có trong bộ chứng từ mà người bán sẽ gửi cho người mua để tiến hành thanh toán tiền hàng.
  • Vận đơn cũng được xem như căn cứ xác thực để người nhận nhận hàng và xác định được lượng hàng mà người bán gửi cho người mua. Bên cạnh đó, đây cũng là chứng cứ để dựa vào đó tiến hành ghi sổ, thống kê và theo dõi người bán, người chuyên chở có hoàn thành trách nhiệm đã được quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương hay không.
  • Vận đơn đóng vai trò như chứng từ để mua bán, cầm cố hoặc thực hiện việc chuyển nhượng hàng hóa (nếu có).
  • Khi vận chuyển hàng hóa, nếu đơn hàng gặp sự cố thì vận đơn là chứng từ quan trọng cần có trong bộ chứng từ khiếu nại bảo hiểm.
  • Đặc biệt, khi tiến hành thủ tục thông quan cho lô hàng, vận đơn còn là căn cứ khai báo hải quan để hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, chính xác.
Vận đơn đích danh

Một số tác dụng chính của vận đơn trong hoạt động vận chuyển

Phân biệt vận đơn đích danh, vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh

Hiện nay, trong hoạt động vận chuyển có rất nhiều loại Bill of Lading (B/L) khác nhau. Trong đó, vận đơn đích danh, vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh là những chứng từ được sử dụng khá nhiều. Vậy, ba loại chứng từ này khác nhau như thế nào?

Straight BL: vận đơn đích danh

Vận đơn đích danh là loại B/L biểu thị nội dung đúng như tên gọi của nó. Theo đó, trên vận đơn chỉ đích danh tên và địa chỉ của người nhận hàng. Cụ thể, ở mục Consignee (bên nhận) ghi chính xác và đầy đủ thông tin là tên và địa chỉ của người nhận hàng. Do đó, chỉ người có tên, thông tin và địa chỉ trùng khớp với ghi chú trên vận đơn thì mới có thể nhận được hàng.

Thông thường, những trường hợp đơn hàng sử dụng vận đơn đích danh như: Cá nhân gửi hàng cá nhân, hàng triển lãm, quà biếu tặng, hàng hóa vận chuyển trong nội bộ công ty,…

Khác với nhiều loại vận đơn khác, Straight BL không thể chuyển nhượng cho người khác bằng cách ký hậu sau vận đơn. Tức là chỉ người có thông tin trùng khớp mới có thể nhận hàng theo quy định.

To bearer B/L: Vận đơn vô danh

Bên cạnh vận đơn đích danh thì vận đơn vô danh cũng là loại B/L được sử dụng nhiều trong hoạt động vận chuyển. Vận đơn vô danh có tên tiếng anh là to bearer B/L. Đây là loại vận đơn mà trên đó không ghi thông tin của người nhận hàng; cũng có thể được ghi là vô danh hoặc phát đi theo lệnh nhưng lại không ghi rõ đó là lệnh của ai. Thậm chí, vận đơn được phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi và người đó đã ký hậu sau vận đơn nhưng lại không chỉ định cho một người khác.

So với vận đơn đích danh thì vận đơn vô danh có thể chuyển nhượng dễ dàng. Theo đó, chỉ cần trao tay vận đơn này thì ai cầm vận đơn đó sẽ là chủ sở hữu và có quyền yêu cầu vận chuyển và nhận hàng.

Trên vận đơn vô danh, phần ký hậu ở mặt sau Bill gốc được để trống (endorsed in blank), ký hậu theo lệnh để trống (endorsed to order in blank) và ký hậu cho người cầm cầm (endorsed to Bearer or to Holder).

Loại vận đơn này có thể chuyển thành vận đơn theo lệnh hoặc đích danh bằng thủ tục ký hậu trong trường hợp ký hậu vô danh (để trống).

* Lưu ý: Trong trường hợp, vận đơn có ô Consignee để trống (không ghi tên người nhận, không ghi giao hàng theo lệnh của ai hoặc giao hàng theo lệnh trống) thì tức là giao hàng theo lệnh của người gửi hàng. Loại vận đơn này không được xếp vào mục vận đơn vô danh.

To order B/L: Vận đơn theo lệnh

Vận đơn theo lệnh hay còn được biết với tên gọi khác là To order B/L. Đây là mẫu vận đơn không ghi chú tên, địa chỉ của người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh hoặc có ghi tên người nhận, nhưng đồng thời lại ghi thêm hoặc theo lệnh ở đó. Bởi vậy, người nhận muốn nhận được hàng thì phải tùy thuộc vào người ra lệnh bắt buộc.

Trên vận đơn theo lệnh, tại mục Consignee, người ra lệnh có thể ghi:

  • Theo lệnh của người gửi hàng (To order of shipper).
  • Theo lệnh của người nhận hàng (To order of consignee).
  • Theo lệnh của ngân hàng phát hành (To order of bank).

Người ký hậu theo lệnh, khi thực hiện đóng dấu vào mặt sau của vận đơn gốc và chuyển cho người hưởng lợi, có thể thực hiện 4 cách ký hậu như sau:

  • Ký hậu đích danh: Người ký hậu tiến hành ký, đóng dấu vào mặt sau của Bill gốc và có ghi đích danh tên của người được hưởng lợi.
  • Ký hậu theo lệnh: Với trường hợp này, người được hưởng lợi lại có thể chuyển nhượng vận đơn cho người tiếp theo bằng cách ký hậu thêm một lần nữa ở mặt sau vận đơn.
  • Ký hậu cho chính người ký hậu hoặc để trống: Trường hợp này, người ký hậu chính là người hưởng lợi cuối cùng.
  • Ký hậu miễn truy đòi: Người ký hậu vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới cho việc giao hàng đến người hưởng lợi cuối cùng trong trường hợp, người đó cầm vận đơn ký hậu nhưng không nhận được hàng.

Khi ký hậu ở mặt sau vận đơn gốc, người ký hậu cần tuân thủ những quy định như:

  • Ký hậu bằng ngôn ngữ ngữ của người hưởng lợi trên vận đơn.
  • Phải ký vào vận đơn gốc.
  • Khi ký phải thể hiện rõ việc chuyển nhượng quyền sở hữu vận đơn.
Vận đơn đích danh

Một số điểm cần chú ý khi phân biệt 3 loại vận đơn

Lưu ý cần nắm được khi ký kết vận đơn hàng hóa

Khi tiến hành ký kết vận đơn hàng hóa, bạn cần “bỏ túi” cho mình một số lưu ý sau:

  • Kiểm tra mẫu vận đơn ký kết: Trước khi ký vận đơn, bạn cần xem xét mẫu vận đơn đó có đúng và đảm bảo tính pháp lý hay không. Theo đó, bạn cần chắc chắn mẫu vận đơn là phiên bản mới nhất đang được lưu hành theo quy định.
  • Xác minh về địa điểm nhận hàng: Để chắc chắn hàng hóa được chuyển đến đúng địa chỉ nhận cho người nhận, bạn nên kiểm tra xem địa chỉ nhận đó có đúng với thông tin người nhận cung cấp hay không.
  • Đảm bảo thông tin hàng hóa khớp trên vận đơn: Bạn cần chú ý kiểm tra hàng hóa gửi vận chuyển đảm bảo trùng khớp với thông tin được ghi trên vận đơn.
  • Hóa đơn của vận đơn gốc phải được phát hành đúng số và đánh dấu thích hợp.
  • Không gồm các điều khoản thương mại trong vận đơn.

Với chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã phần nào phân biệt được vận đơn đích danh, vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn cần chú ý sử dụng loại vận đơn phù hợp để đảm bảo hoạt động vận chuyển diễn ra thuận lợi.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.