Tổng hợp thông tin chi tiết về phụ phí OWS trong hoạt động vận tải
Bên cạnh các phụ phí như EBS, LSS, GRI,.. thì OWS là phụ phí được nhiều hãng tàu thu trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Theo đó, khi hàng gửi đi có trọng lượng vượt mức khuyến nghị của hãng tàu thì họ sẽ tiến hành thu thêm phụ phí OWS. Vậy cụ thể, phụ phí OWS là gì? Được áp dụng đối với trường hợp nào?
Nội dung bài viết
Phí OWS là gì?
OWS là thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong ngành Logistics, cụ thể là lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. OWS là tên viết tắt của cụm từ Overweight surcharge có nghĩa là phụ phí hàng nặng hay phụ phí vượt trọng lượng. Theo đó, trong trường hợp container hàng hóa gửi đi có trọng lượng vượt quá trọng lượng khuyến nghị của các hãng tàu thì họ sẽ tiến hành thu phụ phí OWS.
Tuy nhiên, so với các loại phụ phí khác, phụ phí hàng nặng lại có sự khác biệt. Loại phí này chỉ áp dụng đối với container 20 feet. Đối với các loại container 40 feet (tương đương 2 TEU) có thể chứa được tối đa là 30 tấn hàng, chia trung bình chỉ có 15 tấn/TEU. Như vậy có thể thấy, đối với loại container 40 feet, trọng lượng thường không vượt quá trọng lượng khuyến nghị của hãng tàu quá nhiều.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn phụ phí hàng nặng là gì? Bạn có tham khảo ví dụ sau:
* Ví dụ: Vào tháng 8/2019, hãng tàu CMA thu phí OWS cho hàng hóa đi cảng Chittagong, Bangladesh là 150 USD/container – áp dụng cho các container 20 feet vượt quá 14 tấn Gross Weight. Mức thu cũng có thể thu theo từng nấc trọng lượng, ví dụ từ 18-21.9 tấn thu 150 USD/container, từ 22 tấn trở lên thu 300 USD/container.
Phụ phí hàng nặng được thu trong những trường hợp nào?
Phụ phí hàng nặng là loại phí thường được thu khi hàng hóa gửi vận chuyển trong một container vượt quá khuyến nghị của hãng tàu. Dù đơn hàng đó được vận chuyển vào mùa cao điểm hay ngoài mùa cao điểm thì hãng tàu vẫn thu được khoản phí này.
Thông thường, phụ phí hàng nặng được thu không phụ thuộc vào mùa. Tuy nhiên, đa phần hàng hóa trong container gửi đi thường vượt trọng lượng khuyến nghị vào mùa cao điểm. Do đó, loại phí này thường thu được nhiều hơn khi khách hàng có nhu cầu vận chuyển nhiều.
Cụ thể, phụ phí hàng nặng sẽ được thu trong những trường hợp sau:
- Vào mùa cao điểm khi mà nhu cầu vận chuyển của mọi người tăng cao đột ngột, hàng hóa xuất khẩu nhiều thì container nặng cũng được giao nhận nhiều hơn. Trong khi đó, container nặng khiến tàu bị quá tải nên hãng tàu dễ áp phí lên người xuất khẩu, forwarder.
- Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu vận chuyển nhiều container cùng lúc thì cũng có thể khiến trọng lượng hàng gửi vượt quá trọng lượng khuyến nghị nên dễ bị thu phí này.
Trong trường hợp, vận chuyển vào mùa thấp điểm, số lượng container vận chuyển trên tàu ít, tàu không có khả năng bị vượt quá tải trọng khuyến nghị thì hãng tàu sẽ miễn thu phụ phí OWS.
Bản chất của phí OWS là như thế nào?
Thực chất phí OWS là loại phí được thu đối với trường hợp cụ thể là tàu vượt quá tải trọng khuyến nghị do khối lượng hàng gửi đi lớn. Do đó, nếu gửi hàng số lượng ít hoặc gửi hàng trong mức cho phép thì bạn hoàn toàn không phải nộp phụ phí này.
Để giúp bạn làm rõ hơn về bản chất phụ phí hàng nặng, bạn có thể theo dõi ví dụ sau:
* Ví dụ: Một con tàu chở hàng có trọng tải tối đa là 167,000 tấn. Sức chở của con tàu này là 18.000 TEU (1 TEU = 1 container 20 feet tiêu chuẩn). Như vậy, trọng tải trung bình cho 1 container 20 feet tiêu chuẩn sẽ là 9,2 tấn/ container (cách tính 167.000 : 18.000 = 9,2). 9,2 tấn này đã được tính cả vỏ container 2,3 tấn.
Xét kỹ ví dụ này ta có:
- Trọng tải cho phép của tàu này rất nhỏ và mỗi container hàng hóa khi vận chuyển rất khó có thể đáp ứng được trọng tải này. Bởi vì, đa số các container đều được thiết kế để chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn như container gạo là 25 tấn/container, hạt điều là 17 tấn/container, trái cây trên 10 tấn/container, sắt thép kim loại trên 20 tấn/container,…
- Trong mùa thấp điểm, để tàu bán được hết chỗ của 167.000 tấn là rất thấp, thậm chí chỉ đạt khoảng 50%. Do đó, các hãng tàu thường nâng mức trọng lượng trung bình cho phép 1 container vận chuyển hàng hóa tăng lên để bán hết chỗ và không thu phụ phí hàng nặng.
- Trong mùa cao điểm, họ sẽ giữ đúng mức trọng lượng trung bình ban đầu để thu phí hàng nặng.
Như vậy, có thể thấy, việc hãng tàu thu phụ phí hàng nặng sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng hãng. Đồng thời, họ cũng sẽ dựa vào thông tin cảng đi, cảng đến của lô hàng để đưa ra mức thu phụ phí hàng nặng cho phù hợp.
Với thông tin về phụ phí OWS được Thông Tiến Logistics tổng hợp trên đây, hy vọng bạn đã “bỏ túi” cho mình nhiều kiến thức hữu ích. Để đảm bảo hoạt động vận chuyển hàng hóa ít phát sinh phụ phí nhất, bạn cần chú ý tìm hiểu kỹ các quy định xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển và các con đường khác.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi