Cập nhật thủ tục và chính sách nhập khẩu dầu ăn thực vật
Dầu thực vật thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của mỗi gia đình. Bên cạnh các loại dầu ăn được sản xuất trong nước thì nhiều doanh nghiệp cũng chọn cách nhập khẩu dầu ăn từ nước ngoài về kinh doanh tại Việt Nam. Vậy thủ tục nhập khẩu dầu ăn được thực hiện như thế nào? Hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây.
Nội dung bài viết
Quy định nhập khẩu dầu ăn thực vật
Trong gian bếp của mỗi gia đình chắc hẳn không thể thiếu dầu ăn, nó được sử dụng trong tất cả các món ăn như: chiên, xào, nấu canh, các món kho… Dầu thực vật không chỉ đơn thuần dùng trong chế biến món ăn, mà còn có cung cấp hàm lượng dinh dưỡng và hạn chế được các bệnh tim mạch, mỡ máu, huyết áp. Hiểu được tầm quan trọng của dầu thực vật, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn mặt hàng này để kinh doanh.
Theo quy định hiện hành, dầu thực vật không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, nên các doanh nghiệp có thể làm thủ tục để nhập khẩu hàng hóa theo đúng quy định.
Mặc dù, không cấm nhập khẩu dầu ăn song đây là sản phẩm liên quan đến sức khỏe của con người nên sẽ phải tự công bố sản phẩm và đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị Định 15/2018 NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều cụ thể trong Luật an toàn thực phẩm.
Mã HS của mặt hàng dầu ăn thực vật
Khi nhập khẩu hàng hóa để xác định được mã HS của sản phẩm, thủ tục nhập khẩu và chính sách thuế khi nhập khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ phải xác định được mã HS chính thức của mặt hàng và đối với dầu thực vật cũng vậy.
Trông biểu thuế nhập khẩu mã HS của mặt hàng dầu thực vật thuộc Chương 15: Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; chất béo ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật
Mã HS của dầu thực vật nhập khẩu thuộc một số phân nhóm như:
- Mã HS 15.07 (Nhóm lớn): Dầu đậu tương và các phần phân đoạn của dầu đậu tương, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.
- Mã HS 15.08 (Nhóm lớn): Dầu lạc và các phần phân đoạn của dầu lạc, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.
- Mã HS 15.09 (Nhóm lớn): Dầu ô liu và các phần phân đoạn của dầu ô liu, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.
- Mã HS 15.10 (Nhóm lớn): Dầu khác và các phần phân đoạn của chúng, thu được duy nhất từ ô liu, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng chưa thay đổi về mặt hoá học, kể cả hỗn hợp của các loại dầu này hoặc các phần phân đoạn của các loại dầu này với dầu hoặc các phần phân đoạn của dầu thuộc nhóm 15.09.
- Mã HS 15.12 (Nhóm lớn): Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum hoặc dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.
- Mã HS 15.13 (Nhóm lớn): Dầu dừa (copra), dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.
- Mã HS 15.14 (Nhóm lớn): Dầu cây cải dầu (rape oil hoặc colza oil) hoặc dầu mù tạt và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.
- Mã HS 15.15 (Nhóm lớn): Chất béo và dầu thực vật không bay hơi khác (kể cả dầu jojoba) và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học.
Việc xác định được mã HS của một sản phẩm sẽ căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo thực tế của hàng hóa khi nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS ngoài dựa trên hàng hóa thực tế, sẽ dựa trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ đó, sẽ lấy kết quả này làm căn cứ áp mã đối với từng sản phẩm nhập khẩu.
Lưu ý: Mã HS của Thông Tiến Logistics cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Công bố hợp quy với mặt hàng dầu ăn thực vật nhập khẩu
Thủ tục công bố hợp quy
Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu mặt hàng dầu ăn sẽ phải tự công bố sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và đăng ký công bố sản phẩm với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo đó, giấy tờ công bố sản phẩm sẽ bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh..
- Thông tin về sản phẩm (Tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, thời hạn sử dụng,…)
- Mẫu sản phẩm
Quy trình thực hiện công bố hợp quy với dầu thực vật
Khi chuẩn bị đầy đủ các thủ tục công bố sản phẩm dầu thực vật, doanh nghiệp sẽ thực hiện công bố sản phẩm theo quy trình như sau:
Bước 1: Nhập mẫu dầu ăn thử nghiệm và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố vệ sinh ATTP.
Bước 2: Khi hàng doanh nghiệp sẽ làm các thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước. Sau khi có giấy bạn sẽ nộp cho cơ quan hải quan và mang hàng về kho.
Bước 3: Nộp kết quả kiểm tra chất lượng cho bên hải quan để thông quan lô hàng dầu ăn nhập khẩu.
Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
Khi làm xong các thủ tục công bố sản phẩm, doanh nghiệp sẽ phải làm thêm đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP đối với mặt hàng dầu ăn thực vật khi nhập khẩu. Các giấy tờ bắt buộc khi đăng ký kiểm tra vệ sinh thực phẩm bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo mẫu;
- Bản tự công bố sản phẩm;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm;
- Packing List.
Thủ tục hải quan nhập khẩu dầu ăn thực vật
Bất cứ hàng hóa gì khi nhập khẩu về Việt Nam đều phải thực hiện thông quan hàng hóa để vận chuyển về nước và dầu thực vật cũng vậy. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị một bản hồ sơ scan bản điện tử hoặc hồ sơ gốc với các loại giấy tờ như sau:
- Hóa đơn thương mại;
- Phiếu đóng gói hàng hóa;
- Vận đơn;
- Tờ khai hải quan;
- Giấy phép nhập khẩu : công bố, phiếu kiểm nghiệm, CO, CQ …
- Đăng ký kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu
Nhãn mác hàng hóa là yếu tố bắt buộc đối với các mặt hàng nhập khẩu và dầu ăn thực vật cũng không ngoại lệ. Các doanh nghiệp sẽ phải có đầy đủ thông tin nhãn mác hàng hóa với nội dung như:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa.
Chính sách thuế nhập khẩu dầu ăn thực vật
Bất cứ mặt hàng nào khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải nộp 2 khoản thuế cố định đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Như đã nói ở trên, mã HS code của dầu thực vật sẽ thuộc Chương 15 trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Để biết được chính xác mức thuế của từng mặt hàng thực vật, các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mã HS cụ thể của từng sản phẩm trong biểu thuế để biết được mức thuế nhập khẩu chính xác nhất.
Đối với những trường hợp dầu ăn được nhập khẩu từ các quốc gia có FTA với Việt Nam có thể hàng hóa của bạn sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan với điều kiện đáp ứng được yêu cầu của Hiệp định đưa ra. Các doanh nghiệp nên lưu ý điều này để không bỏ lỡ ưu đãi mà mình nhận được khi nhập khẩu hàng hóa.
Hi vọng, với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp nắm chắc được thủ tục nhập khẩu dầu ăn thực vật chi tiết nhất. Mọi thắc mắc về thủ tục và chính sách thuế nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp hãy liên hệ đến Thông Tiến Logistics để được tư vấn tốt nhất.
* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định hiện hành của Nhà nước. Do đó, để cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục nhập khẩu, bạn nên liên hệ với Thông Tiến Logistics qua hotline: 1800 6963.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi