Cập nhật thủ tục và chính sách thuế nhập khẩu bánh kẹo

Bánh kẹo nhập khẩu có mẫu mã, chủng loại đa dạng nên được rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam nhập khẩu về kinh doanh. Vậy nhập khẩu bánh kẹo cần những thủ tục gì? Hãy tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Quy định nhập khẩu bánh kẹo

Bánh kẹo là không chỉ đơn thuần là đồ ăn vặt mà còn mang đến rất nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của con người như giảm stress, có lợi cho não bộ, tim mạch khi sử dụng. Bên cạnh các loại bánh kẹo được sản xuất ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp đã nhập khẩu bánh kẹo từ nước ngoài về. Điều này giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn khác nhau khi mua hàng.

Bánh kẹo là mặt hàng không thuộc danh mục sản phẩm cấm nhập khẩu, nên các doanh nghiệp hoàn toàn có thể làm thủ tục và nhập về bán ở Việt Nam. Mặc dù không cấm nhập khẩu, song do tính chất đặc thì nên khi nhập khẩu bánh kẹo các doanh nghiệp sẽ phải tự công bố sản phẩm và đăng ký kiểm tra bánh kẹo nhập khẩu theo đúng Nghị định 15/2018/NĐ-CP và điểm đ Khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP). Tiếp đến, nếu đủ điều kiện đăng ký, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu.

Mã HS của bánh kẹo nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo

Mã HS của bánh kẹo nhập khẩu

Để xác định được thủ tục, giấy tờ và chính sách thuế của hàng nhập khẩu, trước hết cần phải xác định được mã HS code của mặt hàng đó và đối với bánh kẹo cũng không ngoại lệ. 

Trong biểu thuế nhập khẩu hàng hóa, bánh kẹo có mã HS thuộc những phân nhóm sau đây:

Mã HS 17.04 (Nhóm lớn): Các loại kẹo đường (kể cả sô cô la trắng), không chứa ca cao.

  • Mã HS 1704.10.00: Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường

+ Mã HS 1704.90: Loại khác:

  • Mã HS 1704.90.10: Kẹo và viên ngậm ho
  • Mã HS 1704.90.20: Sô cô la trắng

+ Loại khác:

  • Mã HS 1704.90.91: Dẻo, có chứa gelatin
  • Mã HS 1704.90.99: Loại khác

Mã HS 18.06 (nhóm lớn): Sô cô la và các chế phẩm thực phẩm khác có chứa ca cao.

  • Mã HS 1806.10.00: Bột ca cao, đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác

+ Mã HS 1806.20: Chế phẩm khác ở dạng khối, miếng hoặc thanh có trọng lượng trên 2 kg hoặc ở dạng lỏng, dạng nhão, bột mịn, dạng hạt hay dạng rời khác đóng trong bao bì hoặc gói sẵn, trọng lượng trên 2 kg:

  • Mã HS 1806.20.10: Kẹo sô cô la ở dạng khối, miếng hoặc thanh
  • Mã HS 1806.20.90: Loại khác

+ Loại khác, ở dạng khối, miếng hoặc thanh:

  • Mã HS 1806.31.00: Có nhân
  • Mã HS 1806.32.00: Không có nhân

+ Mã HS 1806.90: Loại khác:

  • Mã HS 1806.90.10: Kẹo sô cô la ở dạng viên (tablets) hoặc viên ngậm (pastilles)
  • Mã HS 1806.90.30: Các chế phẩm thực phẩm từ bột, bột thô, tinh bột hoặc chiết xuất malt, có chứa từ 40% trở lên nhưng không quá 50% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo
  • Mã HS 1806.90.40: Các chế phẩm thực phẩm làm từ sản phẩm thuộc các nhóm từ 04.01 đến 04.04, có chứa từ 5% trở lên nhưng không quá 10% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo, được chế biến đặc biệt cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, chưa đóng gói để bán lẻ
  • Mã HS 1806.90.90: Loại khác

Mã HS 19.05 (Nhóm lớn): Bánh mì, bánh bột nhào (pastry), bánh nướng, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh xốp sealing wafers, bánh đa và các sản phẩm tương tự.

  • Mã HS 1905.10.00: Bánh mì giòn
  • Mã HS 1905.20.00: Bánh mì có gừng và loại tương tự

– Bánh quy ngọt; bánh waffles và bánh xốp wafers:

+ Mã HS 1905.31: Bánh quy ngọt:

  • Mã HS 1905.31.10: Không chứa ca cao
  • Mã HS 1905.31.20: Chứa ca cao

+ Mã HS 1905.32: Bánh waffles và bánh xốp wafers:

  • Mã HS 1905.32.10: Bánh waffles
  • Mã HS 1905.32.20: Bánh xốp wafers

+ Mã HS 1905.40: Bánh bít cốt (rusks), bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự:

  • Mã HS 1905.40.10: Chưa thêm đường, mật ong, trứng, chất béo, pho mát hoặc trái cây
  • Mã HS 1905.40.90: Loại khác

+ Mã HS 1905.90: Loại khác:

  • Mã HS 1905.90.10: Bánh quy không ngọt dùng cho trẻ mọc răng hoặc thay răng
  • Mã HS 1905.90.20: Bánh quy không ngọt khác
  • Mã HS 1905.90.30: Bánh gato (cakes)
  • Mã HS 1905.90.40: Bánh bột nhào (pastry)
  • Mã HS 1905.90.50: Các loại bánh không bột
  • Mã HS 1905.90.60: Vỏ viên nhộng và sản phẩm tương tự dùng trong dược phẩm
  • Mã HS 1905.90.70: Bánh thánh, bánh xốp sealing wafers, bánh đa và các sản phẩm tương tự
  • Mã HS 1905.90.80: Các sản phẩm thực phẩm giòn có hương liệu khác
  • Mã HS 1905.90.90: Loại khác

Mã HS 20.07 (nhóm lớn): Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch (nuts), thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác.

  • Mã HS 2007.10.00: Chế phẩm đồng nhất.

+ Loại khác:

  • Mã HS 2007.91.00: Từ quả thuộc chi cam quýt.

+ Mã HS 2007.99: Loại khác:

  • Mã HS 2007.99.10: Bột nhão từ quả trừ bột nhão xoài, dứa hoặc dâu tây;
  • Mã HS 2007.99.20: Mứt và thạch trái cây;
  • Mã HS 2007.99.90: Loại khác.

Việc xác định mã HS của sản phẩm sẽ căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo thực tế của sản phẩm khi nhập khẩu. Đồng thời, sẽ dựa trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Từ kết quả này dùng làm cơ sở pháp lý để áp mã HS cho từng mặt hàng.

Lưu ý: Mã HS được Thông Tiến Logistics đề cập trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

Tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo

Để nhập khẩu bánh kẹo doanh nghiệp sẽ phải tự công bố sản phẩm và đăng ký kiểm tra bánh kẹo nhập khẩu theo đúng Nghị định 15/2018/NĐ-CP và điểm đ Khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP.

Như đã nói ở trên, với mặt hàng bánh kẹo khi nhập khẩu các doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục công bố vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định. Theo đó, hồ sơ công bố sẽ bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu 1 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP);
  • Bản kê khai thông tin chi tiết sản phẩm;
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm có hiệu lực trong vòng 12 tháng từ ngày thực hiện;
  • Mẫu sản phẩm;
  • Mẫu nhãn sản phẩm, nhãn phụ sản phẩm, nội dung in trên nhãn;
  • Kế hoạch giám sát định kỳ cho sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do;
  • Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000;
  • Bản dịch sang tiếng Việt từ các loại giấy tờ có tiếng nước ngoài.

Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Sau khi làm thủ tục tự công bố sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục làm thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm đối với mặt hàng bánh kẹo. Theo đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đăng ký theo mẫu;
  • Phiếu đóng gói hàng hoá;
  • Bản tự công bố sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu.

Để đăng ký chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp sẽ thực hiện qua cổng thông tin một cửa quốc gia. Sau khi được cấp giấy đăng ký, doanh nghiệp sẽ đến nơi đăng ký để kiểm tra lại giấy tờ, chứng từ liên quan và tiến hành mở tờ khai hải quan và lấy mẫu sản phẩm gửi cho cơ quan làm kiểm định chất lượng sản phẩm.

Thủ tục thông quan nhập khẩu bánh kẹo

Về cơ bản, khi nhập khẩu bánh kẹo về Việt Nam các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa. Thủ tục thông quan hàng hóa sẽ bao gồm một bản scan hồ sơ điện tử và hồ sơ gốc với đầy đủ các giấy tờ như sau:

  • Bản chính Tờ khai hải quan;
  • Bản sao Hợp đồng mua bán hàng hoá;
  • Bản sao Hóa đơn thương mại;
  • Bản sao Vận tải đơn;
  • Bản sao Phiếu đóng gói (Packing list);
  • Bản gốc Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nếu có;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Nhãn mác hàng hóa nhập khẩu

Hàng hóa khi nhập khẩu đều phải cung cấp đầy đủ các thông tin về nhãn mác theo đúng quy định hiện hành và bánh kẹo cũng vậy. Các doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nội dung trên nhãn mác bao gồm:

  • Tên hàng hóa;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Các nội dung khác (nếu có).

Chính sách thuế khi nhập khẩu bánh kẹo

thủ tục nhập khẩu bánh kẹo

Chính sách thuế nhập khẩu mặt hàng bánh kẹo

Khi nhập khẩu bánh kẹo về Việt Nam, các doanh nghiệp sẽ phải nộp 2 khoản thuế cố định đó là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.

  • Thuế VAT nhập khẩu bánh kẹo về Việt Nam là 10%.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng bánh kẹo theo quy định hiện hành là 13% – 40% (tùy thuộc vào từng mã HS).

Nếu bánh kẹo được nhập từ các nước có FTA với Việt Nam có thể hàng hóa của bạn sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan nếu đáp ứng được các điều kiện của Hiệp định đưa ra. Do đó, các doanh nghiệp nên quan tâm đến điều này để không bỏ lỡ ưu đãi mà mình được nhận khi nhập khẩu hàng hóa.

Hi vọng, với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp nắm được các thủ tục nhập khẩu bánh kẹo. Mọi thông tin chi tiết về thuế và thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, hãy liên hệ đến Thông Tiến Logistics để được tư vấn nhanh nhất.

* Lưu ý: Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định hiện hành của Nhà nước. Do đó, để cập nhật thông tin mới nhất về thủ tục nhập khẩu, bạn nên liên hệ với Thông Tiến Logistics qua hotline: 1800 6963.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.