3 thông tin quan trọng cần nắm chắc khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng đặc biệt có yêu cầu rất cao khi vận chuyển. Bởi, nếu hoạt động vận tải không đáp ứng được các tiêu chuẩn cần thiết thì có thể gây ra thiệt hại rất lớn đến người và môi trường xung quanh. Do đó, để đảm bảo vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuận lợi và an toàn, bạn cần nắm được 3 thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Hàng hóa nguy hiểm là gì? Phân loại hàng hóa nguy hiểm như thế nào?
Với nhiều người, nhất là những người ít khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, họ thường không hiểu rõ đây là loại hàng gì? Được phân loại như thế nào? Do đó, để giúp mọi người nắm được các thông tin cần thiết về loại hàng đặc biệt này, trong Nghị định số 42/2020/NĐ-CP đã nêu rõ các nội dung liên quan rất chi tiết. Cụ thể như sau:
Hàng hóa nguy hiểm là gì?
Tại Điều 3, Chương I Nghị định 42/2020/NĐ-CP đã đưa ra khái niệm về hàng hóa nguy hiểm. Theo đó: “Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia”.
Ngoài ra, cũng tại Điều này, Nghị định cũng giải thích thuật ngữ chất nguy hiểm khi vận chuyển cho mọi người. Cụ thể: “Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia”.
Phân loại hàng hóa nguy hiểm
Để phân loại hàng hóa nguy hiểm, tại Điều 4, Chương I, Nghị định 42/2020/NĐ-CP đã chỉ rõ như sau:
Theo tính chất lý hóa của hàng hóa thì hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại sau:
- Loại 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ gồm có 6 loại: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng; Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng; Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng; Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể; Chất rất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng; Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
- Loại 2: Khí gồm có 3 loại: Khí dễ cháy; Khí không dễ cháy, không độc hại; Khí độc hại.
- Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.
- Loại 4: Các chất nguy hiểm gồm có: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy; Chất có khả năng tự bốc cháy; Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
- Loại 5: Được chia ra làm hai loại là chất oxy hóa và Peroxit hữu cơ.
- Loại 6: Chất độc; Chất gây nhiễm bệnh.
- Loại 7: Chất phóng xạ.
- Loại 8: Chất ăn mòn.
- Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Ngoài ra, đối với các thùng chứa, các bao bì đóng gói hàng nguy hiểm nhưng chưa được làm sạch bên ngoài và bên trong khi dỡ hết hàng thì vẫn được coi là hàng hóa nguy hiểm.
Yêu cầu cụ thể khi thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Khi thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, các bên liên quan cần đảm bảo một số yêu cầu cụ thể sau:
Người thực hiện hoạt động vận chuyển
Đối với người trực tiếp tham gia vào hoạt động vận chuyển trên cả đường bộ và đường thủy nội địa đều cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Người vận chuyển, điều khiển phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa nguy hiểm phải được tập huấn, cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn theo đúng quy định.
- Đối với người áp tải hàng hóa, nhân viên kho, nhân viên xếp dỡ hàng nguy hiểm, khi vận chuyển cũng phải được tập huấn, cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn tại nơi thực hiện công việc theo đúng quy định.
Phương tiện vận chuyển hàng hóa
Tương tự với người vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, phương tiện vận tải loại hàng này cũng phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định. Cụ thể:
- Phương tiện vận tải hàng hóa phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định. Đồng thời, thiết bị chuyên dùng cho phương tiện này phải đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật quốc gia hoặc đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định.
- Trên phương tiện vận tải hàng nguy hiểm phải được dán biểu trưng giúp nhận biết đang chuyên chở hàng nguy hiểm. Trong trường hợp phương tiện vận chuyển nhiều loại hàng nguy hiểm thì phải dán đủ biểu trưng của từng loại hàng. Vị trí dán biểu trưng là ở hai bên và phía sau xe.
- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm sau khi hoàn thành hoạt động giao nhận, dỡ hết hàng phải được làm sạch và xóa biểu trưng dán trên xe. Công tác làm sạch phương tiện phải được thực hiện theo quy trình tại nơi quy định.
Hoạt động xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm
Đối với hoạt động xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển cũng cần tuân thủ một số quy định như:
- Các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xếp dỡ hàng nguy hiểm đều phải tuân thủ chỉ dẫn về cách bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển từng loại hàng.
- Hoạt động xếp dỡ phải do thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải hướng dẫn và giám sát. Khi xếp dỡ không để các loại hàng tác động lẫn nhau tại cùng một chỗ. Đối với loại hàng nguy hiểm quy định thì hoạt động xếp dỡ phải thực hiện tại kho bãi riêng biệt.
- Đối với các loại hàng nguy hiểm không theo quy định, khi vận chuyển phải có người áp tải đi cùng. Do đó, hoạt động xếp dỡ sẽ thực hiện theo sự chỉ dẫn của người thuê vận tải.
- Hàng hóa nguy hiểm sau khi hoàn tất quá trình xếp dỡ thì nơi lưu giữ hàng trước đó phải được làm sạch theo quy định.
Quy định về cách đóng gói đối với hàng hóa nguy hiểm
Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm ngoài việc tuân thủ một số quy định về người, phương tiện, hoạt động xếp dỡ khi giao nhận thì chủ hàng còn phải đảm bảo đóng gói loại hàng đó đúng quy cách. Theo đó, hàng hóa phải được đóng trong bài bì, thùng chứa chuyên dụng. Đồng thời, trên gói hàng phải có dãn nhãn hàng hóa theo định.
Cụ thể, đóng gói hàng hóa nguy hiểm được quy định như sau:
- Các loại hàng hóa thuộc nhóm hàng dễ cháy nổ phải được đóng gói kín khi vận chuyển. Đặc biệt, loại hàng này cần phải sắp xếp tránh xa lửa hoặc các tác nhân gây lửa.
- Đối với loại hàng là chất độc hại, chất gây lây nhiễm phải được đóng gói với bao bì chuyên dụng. Khi đóng gói, người thực hiện phải trang bị đồ bảo hộ lao động.
- Đối với hàng hóa dễ ăn mòn, dễ phản ứng thì cần được đóng gói trong chai lọ thủy tinh hoặc chất liệu chuyên dụng.
- Hàng hóa là xăng dầu thì được chứa trong các bồn xe chuyên dụng khi vận chuyển.
- Tất cả các loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển phải được kê lên kệ, tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, tránh ngâm nước,…
- Hàng hóa nguy hiểm sau khi đóng gói phải được dán biểu trưng bên ngoài để phân biệt các loại hàng nguy hiểm. Đồng thời, đây còn là dấu hiệu giúp mọi người biết được đó hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển.
Tóm lại, khi thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, bạn cần nắm chắc các thông tin được chúng tôi chia sẻ trên đây. Chỉ cần nắm được thông tin này thì hoạt động giao nhận, vận tải hàng hóa nguy hiểm sẽ suôn sẻ và đảm bảo an toàn hơn rất nhiều.
CAM KẾT
Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:
Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.
Theo dõi chúng tôi