Hướng dẫn thủ tục xuất khẩu quần áo ra nước ngoài chi tiết

Thủ tục xuất khẩu quần áo được thực hiện như thế nào? Quy định xuất khẩu mặt hàng này ra sao? Đều là câu hỏi đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Vậy cụ thể, câu hỏi này nên giải đáp như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics để có được cho mình đáp án chính xác bạn nhé!

Quy định về chính sách xuất khẩu mặt hàng quần áo

Khi xuất khẩu mặt hàng quần áo, bạn cần chú ý nắm được các quy định cơ bản sau:

Quy định xuất khẩu

Theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 thì mặt hàng quần áo không thuộc diện cấm xuất khẩu hoặc xuất khẩu có điều kiện. Vì vậy, công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường theo quy định.

Tuy nhiên, để biết chắc chắn mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp có phải xin phép xuất khẩu hay không thì công ty có thể liên hệ với Bộ Công Thương để được giải đáp cụ thể.

Quy định về người được phép xuất khẩu

Khi làm thủ tục xuất khẩu quần áo, nhiều doanh nghiệp băn khoăn không biết đối tượng nào được phép xuất khẩu mặt hàng này. Về đối tượng được phép xuất khẩu, căn cứ vào Điều 3, Nghị định 187/2013/NĐ-CP có thể tổng hợp quy định như sau:

“Điều 3. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.

2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:

Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.

3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó”.

Thủ tục xuất khẩu quần áo

Quy định về chính sách xuất khẩu quần áo ra nước ngoài

Mã HS của quần áo

Khi xuất khẩu hàng hóa, dù là quần áo hay bất kỳ mặt hàng nào khác, bạn cũng nên xác định mã HS cho hàng hóa đó. Đối với mặt hàng là quần áo, bạn có thể tra cứu mã HS cụ thể tại Chương 61 và Chương 62 của Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

  • Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
  • Chương 62: Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc

Trong hai chương này bao gồm nhiều loại hàng quần áo khác nhau. Căn cứ vào hàng hóa thực tế xuất khẩu mà bạn có thể đối chiếu và xác định mã HS chính xác nhất.

Theo đó, để xác định được mã HS của hàng hóa xuất khẩu, trước khi làm thủ tục hải quan bạn có thể đề nghị kiểm tra mã HS theo quy định tại Điều 7 Thông tư Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.

Thủ tục xuất khẩu quần áo

Mã HS của mặt hàng quần áo

Quy định về thủ tục xuất khẩu quần áo

So với nhiều mặt hàng, thủ tục xuất khẩu quần áo không có quá nhiều bước phức tạp. Về cơ bản, thủ tục và hồ sơ xuất khẩu sẽ thực hiện theo quy định hiện hành được quy định tại Khoản 5, Điều 1, Thông tư 39/2018/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015).

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu gồm:

“a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:

  • Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
  • Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.

  • Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
  • Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

Các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.”

Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc đối tác nhập khẩu mà doanh nghiệp có thể phải xuất trình thêm chứng từ khác như C/O khi xuất khẩu. Do đó, để chắc chắn về thủ tục xuất khẩu quần áo, bạn nên liên hệ với đối tác trước khi tiến hành xuất hàng.

Thủ tục xuất khẩu quần áo

Hồ sơ hải quan xuất khẩu mặt hàng quần áo cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, chứng từ theo quy định

Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu quần áo

Căn cứ vào Điều 17 của Luật hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định cụ thể về địa điểm làm thủ tục hải quan như sau:

  • Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
  • Đối với những trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối với những trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng xuất khẩu thì địa điểm kiểm tra sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.

Cụ thể, căn cứ vào Điều 4, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết về địa điểm làm thủ tục hải quan như sau:

  • Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu: cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ;
  • Trụ sở Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu…”

Quy định về thuế xuất khẩu

Khi xuất khẩu, sau khi xác định được mã HS của hàng hóa thực tế, bạn có thể tra cứu mức thuế xuất khẩu cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu dựa vào mã HS đó.

Cụ thể, căn cứ vào Biểu thuế ban hành kèm Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính thì các mặt hàng thuộc Chương 61 và Chương 62 không được quy định cụ thể trong Biểu thuế xuất khẩu.

Do đó, theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 164/2013/TT-BTC thì: “Trường hợp mặt hàng xuất khẩu không được quy định cụ thể tên trong Biểu thuế xuất khẩu thì khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan vẫn phải kê khai mã hàng của mặt hàng xuất khẩu tương ứng với mã hàng 08 chữ số của mặt hàng đó trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi quy định tại Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%”.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã hướng dẫn chi tiết cho bạn về thủ tục xuất khẩu quần áo. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông tin cơ bản. Để nắm được thủ tục chi tiết và đầy đủ nhất, bạn có thể liên hệ với Thông Tiến Logistics qua hotline: 1800 6963.

* Lưu ý: Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và có thể không còn phù hợp theo quy định hiện hành tại từng thời điểm nhập khẩu. Để cập nhật thủ tục nhập khẩu mới nhất, bạn có thể liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hỗ trợ.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.