Thủ tục nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi về Việt Nam

Với mặt hàng rau củ quả, trái cây tươi, khi nhập khẩu có khá nhiều điều bạn cần lưu ý. Vậy những lưu ý đó là gì? Thủ tục nhập khẩu rau củ quả về Việt Nam ra sao? Đọc ngay bài viết dưới đây để có được cho mình đáp án chính xác nhất nhé!

Căn cứ pháp lý và quy định nhập khẩu rau củ quả về Việt Nam

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi về Việt Nam, bạn cần nắm chắc các quy định để hạn chế sai sót trong quá trình thông quan hàng hóa. Cụ thể:

Căn cứ pháp lý quy định về hoạt động nhập khẩu rau củ quả

Hiện nay đang có một số văn bản hướng dẫn các thông tin liên quan khi nhập khẩu rau củ quả gồm có:

  • 30/2014/TT-BNNPTNT: Ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật danh mục vật thể thuộc kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam
  • 33/2014/TT-BNNPTNT: Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
  • 30/2017/TT-BNNPTNT: Sửa đổi bổ sung 33/2014/TT-BNNPTNT
  • 34/2018/TT-BNNPTNT: Sửa đổi bổ sung 33/2014/TT-BNNPTNT

Quy định nhập khẩu rau củ quả chi tiết

Theo quy định hiện hành, rau củ quả, trái cây tươi không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu theo quy định của nhà nước. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu loại hàng về nước bình thường.

Tuy nhiên, rau củ quả, trái cây tươi lại thuộc nhóm hàng phải tiến hành kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu về nước. Vì vậy, khi nhập khẩu trái cây về Việt Nam, bạn phải đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu trước khi tiến hành thủ tục nhập khẩu rau củ quả.

Thủ tục nhập khẩu rau củ quả

Một số quy định cần tìm hiểu khi nhập khẩu rau củ trái cây tươi về Việt Nam

Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi chi tiết

Đối với mặt hàng rau củ quả, trái cây tươi khi nhập khẩu phải tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật theo quy định trước khi làm thủ tục nhập khẩu rau củ quả. Do đó, các bước thực hiện sẽ gồm có các bước cơ bản sau (nội dung mang tính chất tham khảo):

Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Khi nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi, cá nhân, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu. Cụ thể, doanh nghiệp nộp 1 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật, qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến).

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu được quy định chi tiết tại Khoản 3 của Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT (Chỉnh sửa Điều 7a, 7b của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT):

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Thông tư này và Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Cụ thể:

* Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 của Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ gồm có:

  • Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

(Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.)

  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).

* Tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ gồm có:

  • Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Bản tự công bố sản phẩm;
  • 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
  • Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
  • Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định này thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.

2. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT

Bước 2: Đăng ký và tiến hành lấy mẫu kiểm dịch thực vật nhập khẩu

Khi hàng hóa đã về đến cảng, bạn tiến hành đăng ký kiểm lấy mẫu cho hàng hóa nhập khẩu. Việc đăng ký hiện tại có thể làm hồ sơ qua cổng thông tin 1 cửa quốc gia.

Hồ sơ kiểm dịch gồm:

  • Giấy đăng ký (theo mẫu).
  • Giấy phép kiểm dịch (ở Bước 1)
  • Chứng thư kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu (Phytosanitary Certificate)
  • Hợp đồng mua bán, Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói, Vận đơn v.v…

Sau khi đăng ký xong và hàng đã về đến cảng, doanh nghiệp hoặc cá nhân nhập khẩu phối hợp với cán bộ kiểm dịch đến kho tập kết hàng để tiến hành lấy mẫu.

Thông thường, cán bộ kiểm dịch sẽ lấy 2 mẫu để phục vụ cho công tác xét nghiệm. Sau khoảng 1 ngày thì sẽ có kết quả kiểm dịch.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ hải quan, tiến hành mở tờ khai, nộp tờ khai

Bước thứ 3 trong thủ tục nhập khẩu rau củ quả đó là mở tờ khai và chuẩn bị hồ sơ thông quan cho lô hàng. Ở bước này, doanh nghiệp tiến hành mở tờ khai nhập khẩu theo quy định. Đồng thời, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan gồm có:

  • Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu (In từ phần mềm hải quan)
  • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List
  • Vận đơn – Bill of Lading
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of origin (Nộp trong trường hợp doanh nghiệp muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Chứng nhận kiểm dịch thực vật, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm (bản gốc)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Bước 4: Nhận kết quả phân luồng

Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu sau khi khai xong, doanh nghiệp tiến hành truyền tờ khai và nộp hồ sơ hải quan lên cơ quan Hải quan. Sau khi tiếp nhận, kiểm tra, cơ quan Hải quan sẽ thông báo kết quả phân luồng trên hệ thống.

  • Nếu kết quả tờ khai luồng xanh thì hàng có thể thông quan theo quy định.
  • Nếu kết quả tờ khai luồng vàng thì hàng hóa chưa được thông quan và phải kiểm tra hồ sơ.
  • Nếu kết quả tờ khai luồng đỏ thì hàng hóa chưa thông quan, phải kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa.

Bước 5: Nộp thuế, thanh lý tờ khai, đổi lệnh và chuyển hàng về

Cuối cùng, sau khi hàng hóa đã đủ điều kiện thông quan, doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành nộp thuế (nếu có), thanh lý tờ khai, đổi lệnh và chuyển hàng về.

Thủ tục nhập khẩu rau củ quả

Các bước cần tiến hành khi nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi về Việt Nam

Mã HS của mặt hàng rau củ quả, trái cây tươi

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi, bạn phải xác định đúng mã HS của loại quả nhập khẩu. Việc tìm đúng mã HS là căn cứ quan trọng giúp cá nhân, doanh nghiệp xác định được chính sách nhập khẩu và khoản thuế tương ứng khi nhập khẩu hàng hóa.

Đối với mặt hàng rau củ quả, trái cây tươi, căn cứ vào Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành có thể nêu tham khảo mã HS của loại hàng này thuộc Chương:

  • Chương 7: Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được
  • Chương 8: Quả và quả hạt (Nust) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa.

Trong Chương 7, Chương 8 bao gồm nhiều mã HS chi tiết cho từng loại hàng cụ thể. Do đó, căn cứ vào loại rau củ quả, trái cây mà doanh nghiệp nhập khẩu, bạn có thể tra cứu thông tin tại Biểu thuế hiện hành để xác định mã HS chi tiết.

Chính sách về thuế khi làm thủ tục nhập khẩu rau củ quả

Khi nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi về nước, bạn sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng theo quy định. Mức thuế phải nộp sẽ căn cứ chi tiết vào mã HS của từng loại hàng.

Theo đó, mức thuế phải nộp sẽ ở trong khoảng sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) của trái cây tươi là 5%
  • Thuế suất thuế nhập khẩu nhập khẩu ưu đãi là từ 3 – 40%.

Những lưu ý khi nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi

Khi nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi, bạn cần “bỏ túi” một số lưu ý sau:

  • Trái cây, rau củ quả tuy không thuộc nhóm hàng cấm nhập khẩu, nhưng không phải loại trái cây này cũng có thể nhập khẩu về Việt Nam. Để biết chính xác loại trái cây nhập khẩu có nằm trong trường hợp này không, bạn có thể tham khảo thông tin trên website của Cục bảo bảo vệ thực vật.
  • Nội dung bài viết chủ yếu hướng về trái cây tươi cần được giữ lạnh, đối với hoa quả khô đựng trong bao bì sẽ có thủ tục nhập khẩu khác.
  • Để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, bạn cần cung cấp chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) chuẩn chỉnh, chẳng hạn C/O form AANZ của Úc, New Zealand.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về thủ tục nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi về Việt Nam. Nếu bạn cần hỗ trợ dịch vụ làm thủ tục hải quan, bạn có thể liên hệ với Thông Tiến Logistics qua hotline: 1800 6963.

* Lưu ý: Nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Các bước thực hiện thủ tục nhập khẩu rau củ quả, trái cây tươi chỉ phù hợp với loại hàng trái cây tươi được giữ lạnh khi nhập khẩu. Nội dung có thể không còn phù hợp do những thay đổi trong quy định nhập khẩu hiện hành. Do đó, để cập nhật thủ tục mới nhất, bạn nên liên hệ với Thông Tiến Logistics để được hướng dẫn.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.