Phí LSS và 5 thông tin cực quan trọng bạn cần phải biết

LSS là một trong những loại phụ phí được thu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Không giống với nhiều phụ phí khác, phí LSS chỉ thu khi hàng hóa vận chuyển qua đường biển và đường hàng không. Vậy cụ thể, phí LSS là gì? Mức thu như thế nào? Bài viết dưới đây của Thông Tiến Logistics sẽ tổng hợp thông tin chi tiết nhất cho bạn.

Phí LSS là gì? Mức thu là bao nhiêu?

Phí LSS là tên viết tắt của cụm từ Low Sulphur Surcharge có nghĩa là phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Đây là loại phí được áp dụng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải qua đường biển và đường hàng không.

Tại mỗi hãng tàu, tùy thuộc vào chính sách vận tải của họ mà phụ phí giảm thải lưu huỳnh sẽ được gọi với tên khác nhau. Cụ thể, có 4 tên gọi cơ bản thường được nhắc đến là:

  • Phụ phí lưu huỳnh thấp (LSS)
  • Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS)
  • Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA)
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF)

Sở dĩ, phụ phí giảm thải lưu huỳnh được các hãng tàu thu vì hệ thống tàu thương mại hiện nay có lượng nhiên liệu hầm chứa hàm lượng lưu huỳnh rất lớn. Trong khi đó, đây lại là loại khí gây ô nhiễm trực tiếp đến môi trường. Do đó, để giảm thiểu các tác động của hoạt động vận chuyển đến môi trường, từ những năm 1960 IMO đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng này.

Theo đó, một số quy định đã được ban hành liên quan đến khí thải lưu huỳnh gồm có:

  • Các quy định về ngăn ngừa ô nhiễm Không khí từ các loại tàu thủy (Phụ lục VI)
  • Cách kiểm soát khí thải từ tàu (oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx), các chất làm suy giảm tầng ozon (ODS), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và đốt cháy tàu)
  • Đóng góp vào việc xử lý cải thiện đối với tình trạng ô nhiễm không khí tại địa phương và toàn cầu
  • Các vấn đề sức khỏe của con người và các vấn đề môi trường

Có thể nói, LSS là loại phí bắt buộc mà khách hàng sẽ phải chi trả cho hãng tàu khi vận chuyển hàng hóa. Thông thường, phụ phí giảm thiểu lưu huỳnh được các hãng tàu thu riêng rẽ như một loại phí trên hóa đơn. Một số đơn vị vận tải sẽ cộng dồn vào cước biển. Mức thu phí LSS là 25 – 35 USD/ Container 20 feet và 50 – 70 USD/Container 40 feet hàng khô (hàng lạnh sẽ cao hơn).

Phí LSS

Khái niệm về phụ phí LSS

Vì sao khi vận chuyển phải thu phí LSS?

Hiện nay, hầu hết các hãng tàu đều thu khoản phụ phí giảm thiểu lưu huỳnh riêng biệt. Thậm chí, họ không tính chung trong phần phí hiệu chỉnh nói chung. Việc tách biệt loại phí này giúp hãng tàu và người chịu phí thấy được rõ ràng khoản phí phát sinh trong hoạt động vận chuyển.

Vậy nên, nhiều người cho rằng, hãng tàu chỉ cần sử dụng nguồn nhiên liệu sạch cho phương tiện thì có thể giảm được khoản phí LSS. Bởi vì, nhiên liệu sạch sẽ đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để sử dụng nhiên liệu sạch thì các hãng tàu cũng phải tốn một khoản phí rất lớn. Trong khi đó, để bù đắp cho chi phí nguyên nhiên liệu sạch thì bắt buộc các hãng tàu phải thu thêm phụ phí giảm thiểu lưu huỳnh để bù đắp. Vì vậy, nên người chịu phí phải nộp thêm khoản phí này khi xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển.

Cách tính phụ phí giảm thải lưu huỳnh như thế nào?

Đối với phụ phí giảm thải lưu huỳnh, nhiều người băn khoăn không biết loại phí này được tính như thế nào? Trên thực tế, tùy thuộc vào tuyến đi, điểm đến mà các hãng tàu sẽ quy định mức thu khác nhau. Bởi vì, mỗi tàu đều có hành trình riêng. Do đó, trước khi vận chuyển, các hãng tàu sẽ thông báo cho khách hàng sau khi xác định được hành trình của tàu.

Mức phí LSS sẽ không thay đổi dựa vào loại hàng vận chuyển. Vì vậy, dù bạn xuất nhập khẩu loại hàng gì thì đều được tính cước phí như nhau. Sự khác nhau về cước phí sẽ được đánh giá cụ thể vào khoản phí cộng thêm khi sử dụng nhiên liệu sạch cho mỗi điểm đi cụ thể.

Thông thường, hụ phí giảm thải lưu huỳnh sẽ có sự biến động theo giá của nhiên liệu ít lưu huỳnh, tức là nhiên liệu sạch. Theo đó, khi giá nhiên liệu sạch tăng thì mức phí tăng, ngược lại khi giảm thì mức phí cũng giảm. Do đó, để nắm được cách tính phí giảm thiểu lưu huỳnh, bạn nên liên hệ với đơn vị vận chuyển hoặc hãng tàu lựa chọn để được hỗ trợ.

Phí LSS

Quy định về mức phụ phí giảm thải lưu huỳnh

Những thay đổi về mức giới hạn hàm lượng khí thải lưu huỳnh hiện nay

Hiện nay, để giảm thiểu tác động của hoạt động vận tải đường biển với môi trường, kể từ ngày 01/01/2020, Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO) đã ban hành quy định về việc thay đổi giới hạn hàm lượng lưu huỳnh. Theo đó, từ mức 3,5% m/m sẽ giảm xuống 0,5% m/m. Tức là, tàu biển khi vận tải phải tuân thủ hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu là 0,5%.

Việc thay đổi các quy định về mức giới hạn khí thải lưu huỳnh trong điều kiện hiện nay là điều cần thiết. Bởi, các hiện tượng về biến đổi khí hậu toàn cầu đang réo lên “hồi chuông cảnh báo” môi trường đang bị tác động nặng nề. Do đó, để bảo vệ môi trường thì các hãng tàu nên tuân thủ việc thay đổi mức giới hạn khí lưu huỳnh trong hoạt động vận tải.

Biện pháp giúp đáp ứng thay đổi mới về giới hạn khí lưu huỳnh khi vận chuyển

Hiện nay, để đáp ứng được những thay đổi về mức giới hạn lưu huỳnh, các hãng tàu cần tuân thủ một số biện pháp sau:

  • Các hãng tàu cần thay đổi về nguồn nhiên liệu sử dụng cho hệ thống tàu vận tải hoặc sử dụng nguồn nhiên liệu tuân thủ mức thải lưu huỳnh thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo giảm thiểu khí lưu huỳnh thải ra môi trường ở mức cao, hãng tàu nên sử dụng nhiên liệu sạch cho tàu thuyền trong hoạt động vận tải.
  • IMO đã công nhận trong bộ luật quốc tế về việc sử dụng gas và nhiên liệu Flashpoint thấp khác (mã IGF) giúp hạn chế tình trạng thải khí lưu huỳnh ra môi trường. Ngoài ra, các hãng tàu có thể sử dụng methanol để thay thế trên một số dịch vụ vận tải biển ngắn.
  • Các hãng tàu có thể sử dụng một số phương pháp khác như hệ thống làm sạch khí thải, máy lọc khí để lọc khí thải trước khi thải ra lưu huỳnh. Nhờ đó, hạn chế được khá tốt những ảnh hưởng không tốt của khí lưu huỳnh đến môi trường.

Bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về phí LSS. Hy vọng với chia sẻ này bạn đã có thêm kiến thức để nắm được các khoản phụ thu phải chi trả khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.