Thông tin quan trọng về phí Handling Charge bạn cần nắm được

Phí Handling Charge là khoản phụ phí thường được hãng tàu thu trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Khoản phí này được thu để bù đắp cho chi phí mà hãng tàu đã “chăm sóc” đến lô hàng cho khách. Do đó, tùy vào chính sách của từng hãng tàu mà họ sẽ quy định mức phí sao cho phù hợp.

Phí Handling Charge là gì?

Handling Charge là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành Logistics. Đây thực chất là một loại phí thuộc ngành xuất nhập khẩu. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đây là khoản phí trách nhiệm do chính hãng tàu hoặc công ty vận chuyển đặt ra để thu người gửi hàng hoặc người vận chuyển.

Hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển thu phí Handling Charge để bù đắp cho chi phí mà họ đã “take care” (chăm sóc) cho lô hàng của bạn trong quá trình vận chuyển. Nhìn chung, khoản phí này gồm các loại phí như phí giao dịch với đại lý của hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển, phí làm lệnh giao hàng, chi phí lập bảng kê khai hàng hóa, chứng từ liên quan để thông quan hàng hóa, chi phí khấu hao, chi phí điện thoại và một số loại phí khác.

Việc phát sinh ra phụ phí trách nhiệm là điều dễ hiểu vì trong hoạt động vận chuyển, để có thể hoàn tất hồ sơ và xử lý thông quan hàng hóa, hãng tàu và hãng vận chuyển phải tốn rất nhiều thời gian. Do đó, khó có thể đảm bảo không phát sinh phụ phí này khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hiện nay, thay vì thu phí Handling thì các hãng tàu sẽ làm master bill. Tuy nhiên, đối với các loại hàng được chỉ định qua người giao nhận (forwarder) thì người đó bắt buộc phải thu phí trách nhiệm và được tính vào phụ phí vận tải biển. Bởi vì, hàng chỉ định người giao nhận sẽ không được hưởng hoa hồng từ phí cước tàu.

Phí Handling Charge

Khái niệm về phí Handling

Phí Handling Charge gồm mấy loại phí?

Hiện nay, phí Handling Charge đang được chia thành 2 loại phí. Cụ thể là:

Phí THC hay còn được gọi là Terminal Handling Charge

Đây là phụ phí xếp dỡ tại cảng thu. Loại phí này được thu trên mỗi container khi vận chuyển. Theo đó, tùy thuộc vào số lượng container hàng hóa mà một đơn vị gửi hàng chuyển đi thì mức phí THC sẽ có sự thay đổi.

Để chi trả cho hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng, các hãng tàu sẽ phải nộp cho cảng một khoản phí nhất định để bù đắp cho chi phí bốc xếp. Sau đó, hãng tàu sẽ thu lại khoản phí này từ khách hàng (người gửi hàng) để bù đắp lại chi phí của họ. Do đó, đơn vị gửi hàng sẽ phải chi trả thêm khoản phụ phí THC khi vận chuyển hàng hóa.

Phí Handling hay còn gọi là Handling fee

Đây là phụ phí xử lý hàng hóa. Loại phí này được đơn vị vận chuyển thu để sử dụng vào việc chi trả và duy trì mạng lưới các đại lý vận chuyển của họ trên toàn thế giới. Theo đó, họ sẽ bỏ ra một khoản phí để duy trì mạng lưới liên kết giữa các đơn vị vận chuyển trên thế giới thành một mạng lưới thông tin chung nhằm mục đích giúp hoạt động trao đổi, giao nhận hàng hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Và để hoạt động vận tải diễn ra thuận lợi thì đơn vị vận chuyển phải chi trả nhiều khoản phí như chứng từ, giấy tờ, cước điện thoại,… cùng nhiều chi phí khác. Vậy nên, để bù đắp khoản phí bỏ ra thì bắt buộc các đơn vị vận chuyển phải thu khoản phí xử lý hàng hóa từ khách hàng.

Phân biệt phí THC Charge và Handling Charge chi tiết

Để phân biệt được hai loại phí là THC Charge và Handling Charge, bạn có thể tham khảo thông tin dưới đây được Thông Tiến Logistics chia sẻ:

  • Phí THC hay còn được gọi với tên khác là phụ phí xếp dỡ tại cảng: Đây là khoản phí được thu trên mỗi container để bù đắp cho chi phí thực hiện các hoạt động làm hàng tại cảng. Các loại phí thuộc phí THC có thể kể đến như phí xếp dỡ container hàng hóa từ trên tàu xuống, phí vận chuyển container từ cầu tàu vào bãi container, phí sử dụng xe nâng xếp container lên bãi, phí nhân công cảng, phí bến bãi, phí quản lý của cảng,…
  • Phí THC được thu ở cả hai đầu cảng là cảng xuất và cảng nhập. Đối tượng trả phí THC là người nhận tại cảng xếp với các điều kiện giao hàng như EXW, FCA, FAS; còn người gửi chịu phí tại cảng dỡ với điều kiện giao hàng DAT và DDP.

Như vậy, có thể thấy phí THC Charge khác với phí Handling Charge ở điểm: phí THC là phụ phí tại cảng liên quan đến quá trình xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu, còn Handling Charge là phí do hãng tàu thu để phục vụ cho quá trình liên quan đến làm dịch vụ giao nhận hàng hóa.

Phí Handling Charge

Phân biệt phí Handling và THC

Có nên gộp Handling Charge vào cước vận tải chung không?

Với nhiều người, khi vận chuyển hàng hóa, họ thường băn khoăn không biết khoản phí Handling Charge có nên gộp chung vào cước vận tải không? Bởi, họ cho rằng tính gộp như vậy thì giúp họ nắm được tổng chi phí phải trả dễ dàng hơn. Vậy thực tế thì sao?

Trên thực tế, các hãng tàu thường tách riêng Handling Charge với cước vận tải biển. Bởi vì:

  • Thứ nhất, các hãng tàu phải cạnh tranh nhau về giá. Do đó, họ sẽ không cho thêm phụ phí này vào cước vận tải. Thông thường, họ sẽ bóc tách riêng cước và phụ phí để khách hàng hiểu rõ hơn.
  • Thứ 2, các hãng tàu và Forwarder đều cần bóc tách phụ phí để thống kê doanh thu dễ dàng hơn.
  • Thứ 3, một số hãng tàu thường từ chối công bố chi phí làm hàng để có thể thu thêm một khoản ngoài cược. Đó chính là khoản chênh lệch trong phí THC sau khi đã trừ đi chi phí.
  • Thứ 4, bóc tách phí Handling Charge giúp chủ hàng biết được cước phí thực tế của lô hàng là bao nhiêu. Trên cơ sở đó họ sẽ cân đối việc sử dụng gói cước và chi phí bỏ ra cho phù hợp.

“Điểm tên” một số phụ phí trong hoạt động vận chuyển quốc tế bạn cần nắm được

Ngoài phí Handling Charge thì bạn cần nắm được một số loại phụ phí khác khi vận chuyển hàng hóa quốc tế như sau:

  • Phí lệnh giao hàng (D/O fee – Delivery order fee): Đây là loại phí ứng với một Bill of Lading sẽ có phí lệnh giao hàng. Dù là hàng FCL (Full container), hàng LCL (hàng lẻ), hàng air hay hàng rời thì đều có phí D/O. Thôn thường, phí này sẽ do người nhận đóng với các điều kiện giao hàng EXW, DAT, nhòm C, nhóm F. Ngược lại, với các điều kiện giao hàng khác thì phí sẽ do người gửi đóng.
  • Phí khai thác hàng lẻ (CFS fee – Container freight station fee: Đây là khoản phí được chi trả cho hàng LCL (hàng lẻ) bao gồm: bốc xếp hàng từ container sang kho và ngược lại, phí lưu kho hàng lẻ, phí quản lý kho hàng.
  • Phí lưu bãi/ phí lưu container (DEM/DET fee – Demurrage/Detention fee): Đối với hàng hóa ở trong cảng hết ngày cho phép sẽ phải nộp khoản phí lưu kho bãi. Phí lưu container là phí đưa container về kho đóng hàng hoặc trả hàng nhưng quá số ngày cho phép của hãng tàu thì bị thu phí.
  • Phí phát hành vận đơn (B/L fee – Bill of Lading fee): Khi vận chuyển hàng hóa, đơn vị vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành B/L không đơn giản là cấp rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.

Như vậy, bài viết trên đây của Thông Tiến Logistics đã tổng hợp cho bạn thông tin đầy đủ và chi tiết về phí Handling Charge. Hy vọng với chia sẻ này bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản để giúp cho hoạt động vận chuyển hàng hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

CAM KẾT

Thông Tiến cam kết hoàn 100% phí vận chuyển quốc tế nếu:

  • Cam kết bồi thường gấp 10 lần nếu hàng hóa của quý khách gặp vấn đề trong quá trình
    vận chuyển hoặc chênh lệch phát sinh trong quá trình xác nhận.

  • Với cam kết giá vận chuyển luôn ở mức tốt nhất cho khách hàng. Thông Tiến Logistics đã,
    đang và ngày càng nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước.

  • Chúng tôi luôn nỗ lực để đảm bảo việc giao nhận với Khách hàng được nhanh và chuẩn
    xác. Mang lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

  • Chúng tôi đã và đang đầu tư phát triển công nghệ nhiều hơn nữa để hỗ trợ tốt nhất cho
    khách hàng theo dõi và tra cứu đơn hàng của mình 24/7.